chiến tranh và hòa bình
Bản chất của hòa bình (Phần 1)
Trong xã hội có giai cấp, hòa bình vừa được nhìn nhận là trạng thái xã hội không có chiến tranh, vừa là sự kế tục chính trị của một giai cấp, nhà nước nhất định bằng các thủ đoạn phi vũ trang là chủ yếu.
Quy luật của chiến tranh (Phần 2 và hết)
So sánh sức mạnh chính trị tinh thần luôn hợp cùng so sánh sức mạnh kinh tế để tạo thành sức mạnh tổng hợp trong chiến tranh. V.I. Lênin khẳng định: “Trong mọi cuộc chiến tranh rốt cuộc thắng lợi đều phụ thuộc vào tinh thần của quần chúng đang đổ máu trên chiến trường”.
Quy luật của chiến tranh (Phần 1)
Trong lịch sử đã có nhiều nhà tư tưởng quân sự nghiên cứu về quy luật của chiến tranh. Ngô Khởi, nhà tư tưởng quân sự Trung Quốc cổ đại, từng khuyến cáo không nên tiến hành chiến tranh nếu không hội đủ yếu tố lợi thế trước đối phương.
Lực lượng và phương tiện tiến hành chiến tranh
Xét trong tính phổ biến của nó, việc tiến hành chiến tranh xâm lược thường chủ yếu dựa vào sức mạnh quân sự nhà nước và lực lượng vũ trang chuyên biệt là quân đội.
Phương thức tiến hành chiến tranh (Phần 2 và hết)
Trong bối cảnh hiện nay, phương thức vận hành nền chính trị thời chiến có nhiều nét rất mới do tính chất và đặc điểm chiến tranh rất khác trước.
Phương thức tiến hành chiến tranh (Phần 1)
Phương thức tiến hành chiến tranh là tổng hợp mọi hình thức, cách thức, phương pháp, thủ đoạn hoạt động của thể chế chính trị và đất nước nhằm đạt mục đích chính trị khi tham chiến. Đây là vấn đề lý luận - thực tiễn có tầm quan trọng đặc biệt, nhất là đối với các quốc gia, dân tộc dễ bị rơi vào vòng xoáy của chiến tranh.
Các kiểu loại chiến tranh (Phần 3 và hết)
Đối với loại hình chiến tranh truyền thống, cần đặc biệt chú ý tới những cuộc chiến tranh xâm lược núp dưới chiêu bài “trừng phạt”, với việc sử dụng vũ khí công nghệ cao và phương thức tác chiến phi trực tiếp tiếp xúc. Đặc điểm chung của loại hình này là huy động lực lượng đa quốc gia, lấy danh nghĩa Liên hợp quốc, nhằm tiêu diệt lực lượng vũ trang, phá huỷ cơ sở hạ tầng, tiềm lực kinh tế, chính trị, quân sự... của đối phương, kết hợp với chiến tranh thông tin và răn đe quân sự, gây sức ép lật đổ chính quyền sở tại, đưa quốc gia đối phương vào quỹ đạo của mình.
Các kiểu loại chiến tranh (Phần 2)
Các kiểu chiến tranh cơ bản trong thời đại ngày nay rất phức tạp do hệ thống các quan hệ kinh tế - xã hội chứa đựng mâu thuẫn đầy biến động, cùng sự xuất hiện các vấn đề có tính chất toàn cầu như môi trường sinh thái, dân số, tính chất của nền hòa bình, vấn đề sắc tộc, tôn giáo, khủng bố...
Tính chất xã hội của chiến tranh (Phần 2 và hết)
Tính chất xã hội của chiến tranh còn được đánh giá về nhiều mặt khác. Về mặt pháp quyền là dựa trên cơ sở luật pháp và công ước quốc tế để đánh giá tính hợp pháp hay không hợp pháp của chiến tranh.
Tính chất xã hội của chiến tranh (Phần 1)
Tính chất xã hội của chiến tranh khi được xác định đúng đắn luôn có ý nghĩa quan trọng với tính cách là tiền đề cần thiết để giải quyết vấn đề thái độ của các chủ thể chính trị - nhà nước và nhân dân đối với chiến tranh.
Tiếp cận lý luận về chiến tranh và hòa bình (Phần 2 và hết)
Trong thực tiễn lịch sử thế giới từ khi xã hội loài người có sự phân chia thành giai cấp và xuất hiện đối kháng giai cấp, chiến tranh và hòa bình luôn đan xen nhau và đều ẩn chứa mong muốn giải quyết vấn đề lợi ích của các chủ thể chính trị, đồng thời kết cục các cuộc chiến tranh đều ảnh hưởng trực tiếp, trước hết đến thể chế chính trị của các quốc gia tham chiến.
Tiếp cận lý luận về chiến tranh và hòa bình (Phần 1)
Vấn đề chiến tranh và hòa bình là vấn đề có phạm vi cực kỳ rộng lớn, xét theo cả khía cạnh khoa học và khía cạnh chính trị - xã hội của nó, do vậy đã được quan tâm nghiên cứu qua mọi thời đại, từ nhiều góc độ, nhiều loại chủ thể nghiên cứu.