“ Ký ức” chương trình nghệ thuật sắp đặt tái hiện cuộc sống làng chài

Với chất liệu nghệ thuật được lấy từ vật dụng quen thuộc của người dân làng chài như thuyền, ghe, thúng, lưới, kết hợp với ánh sáng đèn bão kích thước nhỏ . Chương trình nghệ thuật sắp đặt “ Ký ức” tái hiện lại cuộc sống làng chài của ngư dân miền Trung và Đà Nẵng.

Nằm trong chuỗi các hoạt động văn hóa - lễ hội hai bên bờ sông Hàn, năm 2024, chương trình Nghệ thuật sắp đặt chủ đề “Ký ức” do Trung tâm Văn hóa điện ảnh TP Đà Nẵng tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 29/11 đến 1/12.2024.

sang-tao-1-1732177286.jpg
Các hoạ sỹ trẻ đã sáng tạo nên không gian làng chài bằng hội hoạ đa chiều

Địa điểm diễn ra chương trình tại khuôn viên hè phố phía Bắc, bờ Đông cầu Rồng, đường Trần Hưng Đạo, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng.

sang-tao-2-1732177193.jpg
Làng chài trong chương trình nghệ thuật “ Ký ức” được tái hiện tại đơn giản nhưng sinh động

Với chủ đề “Ký ức”, không gian nghệ thuật sắp đặt năm nay lấy cảm hứng từ những làng chài lâu đời tại Đà Nẵng như làng chài Nam Ô, làng chài Mân Thái, Sơn Trà, những tác phẩm tái hiện sống động, đặc sắc những hình ảnh sông nước, cuộc sống mưu sinh vất vả, khó nhọc nhưng cũng nhiều ký ức về biển cả của ngư dân.

sang-tao-3-1732177287.jpg
Không gian nghệ thuật sáng tạo được sử dụng các ngư cụ của ngư dân làng chài

Vẻ đẹp của nghệ thuật sắp đặt nằm ở vô số các chất liệu, phương tiện và môi trường khác nhau được sử dụng để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật đầy thách thức về khái niệm. Ý tưởng độc đáo về việc dệt tác phẩm nghệ thuật xung quanh người xem và đối với người xem, khiến nó trở thành một sự kiện chắc chắn đáng để tham gia, đồng thời nghệ thuật sắp đặt vẫn phá bỏ ranh giới nhận thức của chúng ta theo mọi cách có thể. Nó ở đó để được chứng kiến ​​và trải nghiệm một cách đầy đủ, để làm đắm chìm người xem và quyến rũ khán giả, thách thức các quan niệm về nghệ thuật và cách thể hiện. Trước đó đã có nhiều chương trình nghệ thuật sắp đặt diễn ra thành công như “Nắng tháng 3”, “Bức tranh quê”, “Save our sea”, “Đôi quan gánh của Mẹ”, “Ô cửa thời gian”.

Hoàng Cường