chiến tranh và hòa bình
Lực lượng quốc phòng toàn dân phải tự bảo toàn và tăng cường khả năng chiến đấu khi chiến tranh xảy ra
Từ lý luận và thực tiễn vấn đề chiến tranh và hòa bình cho thấy, ngay từ thời bình, việc xây dựng lực lượng quốc phòng đã phải được triển khai toàn diện, cả xây dựng lực lượng vũ trang và xây dựng lực lượng phi vũ trang của nền quốc phòng toàn dân.
Chuẩn bị chính trị tinh thần cho lực lượng vũ trang (Phần 3 và hết)
Việc nâng cao sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang nhất thiết phải được đặt trên tiền đề nâng cao chất lượng huấn luyện cơ bản. Công tác huấn luyện cho các lực lượng tác chiến khi chiến tranh xảy ra cần có kế hoạch, nội dung sát hợp đối với các đặc điểm, tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ tác chiến của từng quân khu, của từng hướng chiến lược và của từng lực lượng.
Chiến tranh và hòa bình là sự kế tục của chính trị
Sự kế tục chính trị bằng chiến tranh hoặc bằng con đường hòa bình đều bộc lộ những vấn đề bản chất, tính quy luật cần nắm bắt để vận dụng sáng tạo. Sự ràng buộc, chế ước, quy định lẫn nhau, cũng như sự tương tác qua lại và nhất là sự chuyển hóa lẫn nhau giữa chính trị với chiến tranh và hòa bình là một trong những điểm cốt lõi về lý luận.
Chuẩn bị chính trị tinh thần cho lực lượng vũ trang (Phần 1)
Chuẩn bị chính trị tinh thần, nhất là tinh thần chiến đấu, cho lực lượng vũ trang là một trong những vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu của việc xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân.
Chuẩn bị chính trị tinh thần cho lực lượng vũ trang (Phần 2)
Đối với lực lượng cơ động của Bộ Quốc phòng, việc xây dựng lực lượng nòng cốt này cần hướng mạnh đến đáp ứng đòi hỏi của chiến tranh trong điều kiện sử dụng vũ khí công nghệ cao.
Sẵn sàng chuyển từ phương thức vận hành nền quốc phòng toàn dân sang phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc
Nhìn tổng thể, xây dựng phương thức vận hành nền quốc phòng toàn dân gắn với lý luận và thực tiễn của vấn đề chiến tranh và hòa bình thể hiện ở sự chuyển từ phương thức vận hành nền quốc phòng toàn dân thời bình sang phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc một cách thuận lợi. Khi có nguy cơ chiến tranh hoặc khi thực tế bước vào chiến tranh, nhất thiết phải nắm vững nguyên tắc chiến lược cơ bản về kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh vũ trang và phi vũ trang để thực hiện yêu cầu khách quan trên.
Thường xuyên hoàn chỉnh thế bố trí của các lực lượng vũ trang (Phần 3 và hết)
Trong điều kiện địch sử dụng vũ khí công nghệ cao, bố trí hệ thống căn cứ hậu cần - kỹ thuật cần phân tán hợp lý, có căn cứ dự bị, bảo đảm bí mật, tăng cường ngụy trang nghi binh, coi trọng công tác bảo vệ, nhất là đối phó với đòn tiến công bất ngờ của lực lượng đặc biệt, lực lượng đổ bộ đường không của địch...
Thường xuyên hoàn chỉnh thế bố trí của các lực lượng vũ trang (Phần 2)
Do tính chất quan trọng của căn cứ chiến đấu nên cần có sự nghiên cứu, đầu tư, lựa chọn xây dựng một cách chủ động của các địa phương, đồng thời có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên, sự hướng dẫn, tổ chức triển khai của cơ quan quân sự và lực lượng vũ trang các cấp, nhất là cấp tỉnh, thành phố, sự chỉ đạo, giúp đỡ của cấp quân khu và của Bộ Quốc phòng.
Thường xuyên hoàn chỉnh thế bố trí của các lực lượng vũ trang (Phần 1)
Khi nói đến thế trận là nói đến việc tạo dựng, bố trí, sắp xếp các tiềm lực, lực lượng, yếu tố hiện có theo cách thức ưu việt để phát huy sức mạnh tổng hợp trong hành trận.
Xây dựng thế trận quốc phòng rộng khắp thời bình (phần 2 và hết)
Xây dựng các khu vực phòng thủ địa phương trên cơ sở thấu triệt quan điểm của Đảng về “xây dựng tỉnh, thành phố thành các khu vực phòng thủ vững chắc” với phương châm “vững toàn diện, mạnh trọng điểm” là một nội dung cơ bản trong xây dựng thế trận quốc phòng ở nước ta hiện nay.
Xây dựng thế trận quốc phòng rộng khắp thời bình (phần 1)
Trong xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân ở nước ta hiện nay, cần kế thừa truyền thống “chúng chí thành thành” để sẵn sàng phát triển thành thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc khi xuất hiện tình huống đòi hỏi.
Xây dựng tiềm lực quốc phòng toàn diện thời bình, giàu sức sống và chuyển hóa năng động khi chiến tranh xảy ra (Phần 4 và hết)
Đối với quá trình chuyển hóa tiềm lực khoa học - công nghệ thành những nhân tố hiện hữu góp phần tạo nên sức mạnh tiến hành chiến tranh chống xâm lược cũng có nét tương tự.
Xây dựng tiềm lực quốc phòng toàn diện thời bình, giàu sức sống và chuyển hóa năng động khi chiến tranh xảy ra (Phần 3)
Đặc biệt, việc xây dựng tiềm lực khoa học - công nghệ của nền quốc phòng ở nước ta hướng tới đáp ứng đòi hỏi của vấn đề chiến tranh và hòa bình cần được tiến hành chặt chẽ ở cả hai phương diện cơ bản: Phương diện khoa học và phương diện công nghệ.
Xây dựng tiềm lực quốc phòng toàn diện thời bình, giàu sức sống và chuyển hóa năng động khi chiến tranh xảy ra (Phần 2)
Xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần bền vững và có thể chuyển hóa năng động khi chiến tranh xảy ra phụ thuộc rất lớn vào khả năng đoàn kết, thống nhất về ý chí và hành động của nhân dân.
Xây dựng tiềm lực quốc phòng toàn diện thời bình, giàu sức sống và chuyển hóa năng động khi chiến tranh xảy ra (Phần 1)
Định hướng chung nhất của công cuộc xây dựng nền quốc phòng toàn dân là phải gắn chặt giữa bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ với bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới (Phần 2)
Trên cơ sở đường lối, quan điểm của Đảng về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng luôn có những chủ trương, chính sách tổng thể phù hợp nhằm định hướng phát triển những tư tưởng chiến lược của quốc phòng Việt Nam.
Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới (Phần 1)
Trên nền tảng lý luận Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra đường lối, chính sách về bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân và tổ chức thực hiện trong thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Những điều ít biết về lực lượng quốc phòng toàn dân
Theo quan điểm của Đảng ta, lực lượng tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là lực lượng toàn dân, là tổng hợp mọi tổ chức, mọi con người, mọi ngành, mọi cấp..., dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý, điều hành của Nhà nước, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.
Những điều ít biết về mô hình quốc phòng theo phân công lực lượng
Ở Việt Nam hiện nay, chủ thể quốc phòng là toàn dân, bao gồm tổ chức đảng, chính quyền, hệ thống chính trị các cấp cùng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, do các lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Chính vì vậy, mô hình quốc phòng còn được định lập theo phân công lực lượng, bao gồm lực lượng các tổ chức trong hệ thống chính trị, lực lượng các tổ chức xã hội và cộng đồng cư dân, lực lượng vũ trang.