thời kỳ đầu chiến tranh
Thời điểm kết thúc phòng thủ trong thời kỳ đầu chiến tranh
Tác chiến phòng thủ chiến lược thời kỳ đầu chiến tranh có thể kết thúc trong trường hợp thuận lợi hoặc trường hợp không thuận lợi, và trong từng trường hợp cần có cách xử lý phù hợp. Trường hợp thuận lợi xuất hiện khi lực lượng địch trên các hướng tiến công chiến lược bị thương vong tổn thất lớn và cơ bản đã bị chặn lại, tốc độ tiến công chậm, suy yếu.
Phương pháp phòng thủ biên giới cho các lực lượng vũ trang (Phần 1)
Trong giai đoạn tiến công vượt biên giới, đổ bộ đường biển, đổ bộ đường không, địch có thể cùng lúc hoặc lần lượt mở cuộc tiến công trên nhiều hướng.
Tác chiến đánh địch theo hướng đường bộ và đường không
Trong giai đoạn thực hành tiến công hỏa lực đường không, địch cơ động, triển khai cụm lực lượng tiến công trên hướng biển, triển khai các cụm lực lượng Thê đội I tiến công trên bộ, thiết lập các căn cứ hỏa lực, căn cứ hậu cần - kỹ thuật ở một số nước trong khu vực hoặc gần biên giới của ta để chuẩn bị tiến công.
Bản chất của thời kỳ đầu chiến tranh (Phần 2 và hết)
Đối với Việt Nam, do vị thế địa - chiến lược đặc biệt mà từ xa xưa trong lịch sử đến ngày nay đã phải thường xuyên đối phó với những kẻ thù xâm lược mạnh. Để tiến hành chiến tranh chống xâm lược trong điều kiện ấy, không có phương cách nào ưu việt hơn là dựa hẳn vào dân, tìm sức mạnh từ dân và huy động chiến tranh toàn dân giải phóng và bảo vệ đất nước.
Bản chất của thời kỳ đầu chiến tranh (Phần 1)
Chiến tranh, về bản chất, là kế tục chính trị bằng thủ đoạn bạo lực vũ trang mang tính nhà nước. Song nhìn nhận với tư cách là một hiện tượng đời sống xã hội - lịch sử thì từ khi có sự xuất hiện của chiến tranh đến nay, một trong những vấn đề có tính quy luật phổ biến của nó là thường phân chia thành nhiều thời kỳ, giai đoạn, mỗi thời kỳ, giai đoạn lại có vị trí, vai trò riêng đối với tiến trình và kết cục của toàn bộ cuộc chiến tranh. Đặc biệt, thời kỳ bắt đầu bước vào cuộc chiến tranh cũng như tiến hành các hoạt động đấu tranh vũ trang đầu tiên trong chiến tranh là vấn đề đã từ lâu thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà hoạt động nghiên cứu lý luận và lịch sử quân sự và quan điểm chính trị chính thống của các nhà nước.
Một số lưu ý khi khi tác chiến phòng thủ trong thời kỳ đầu chiến tranh
Bộ Quốc phòng phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương nhanh chóng hoàn thành việc động viên phương tiện, cơ sở vật chất, lực lượng dự bị động viên theo nhu cầu của thời kỳ đầu chiến tranh, đồng thời nhanh chóng hoàn chỉnh tổ chức lực lượng vũ trang để sẵn sàng cho tác chiến phòng thủ chiến lược.
Những nguyên tắc khi tác chiến phòng thủ chiến lược
Về nguyên tắc tác chiến phòng thủ chiến lược thời kỳ đầu chiến tranh, đó là sự cụ thể hóa các nguyên tắc chung của nghệ thuật quân sự Việt Nam, trực tiếp là nguyên tắc tác chiến trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Tư tưởng tác chiến phòng thủ thời kỳ đầu chiến tranh
Tác chiến phòng thủ chiến lược thời kỳ đầu chiến tranh cần nắm vững tư tưởng chỉ đạo cơ bản là: Phòng thủ toàn diện, phòng ngự trọng điểm, tiến công có lựa chọn, giữ vững thế trận, càng đánh càng mạnh.
Vai trò và nhiệm vụ của tác chiến phòng thủ chiến lược
Từ những tiền đề lý luận và thực tiễn về thời kỳ đầu chiến tranh, có thể thấy công cuộc xây dựng nền quốc phòng toàn dân của Việt Nam hiện nay nhất thiết phải gắn với chuẩn bị chu đáo cả về lý luận và thực tiễn cho tác chiến phòng thủ chiến lược của binh đoàn chủ lực thời kỳ đầu chiến tranh. Trước hết, cần nhận thức sâu sắc, thực sự khoa học những vấn đề cơ bản của tác chiến phòng thủ chiến lược thời kỳ đầu chiến tranh.
Công tác chuẩn bị tác chiến phòng thủ của binh đoàn chủ lực
Tác chiến phòng thủ chiến lược thời kỳ đầu chiến tranh là tổng thể các hoạt động tác chiến và đấu tranh trong giai đoạn đầu của tác chiến chiến lược, do lực lượng các quân khu (và có thể có một bộ phận lực lượng chủ lực của Bộ) tiến hành; dựa trên nền tảng thế trận phòng thủ địa phương, nòng cốt là tác chiến quân khu, kết hợp với đấu tranh chính trị, kinh tế, văn hóa, tâm lý, tư tưởng, ngoại giao,... theo ý định, kế hoạch, chỉ huy, điều hành thống nhất của cấp chiến lược; nhằm ngăn chặn, đánh bại các cụm lực lượng tiến công Thê đội I chiến lược và làm thất bại chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của địch; giữ vững mục tiêu, địa bàn chiến lược trọng yếu và thế trận chiến lược cơ bản, đồng thời bảo vệ tiềm lực, giữ gìn lực lượng của ta, sẵn sàng cho các hoạt động tác chiến chiến lược tiếp theo.
Không ngừng hoàn thiện phương thức vận hành nền quốc phòng toàn dân (Phần 3 và hết)
Phát triển nền quốc phòng toàn dân, toàn diện còn gắn với phương thức vận hành linh hoạt nhằm đấu tranh có hiệu quả với cuộc tiến công nhiều mặt của các thế lực thù địch ngay trong thời bình, đồng thời sẵn sàng và linh hoạt chuyển sang tiến hành chiến tranh nhân dân trong thời chiến.
Không ngừng hoàn thiện phương thức vận hành nền quốc phòng toàn dân (Phần 2)
Trên cơ sở đổi mới tư duy lý luận quân sự theo hướng kết hợp truyền thống với hiện đại, cần từng bước xây dựng và hoàn chỉnh chiến lược quốc phòng, chiến lược quân sự của nước ta nhằm thích ứng được với điều kiện mới.
Không ngừng hoàn thiện phương thức vận hành nền quốc phòng toàn dân (Phần 1)
Phương thức vận hành nền quốc phòng toàn dân và phương thức, nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân là hai khái niệm không đồng nhất.
Vai trò của hậu phương chiến lược trong chiến tranh nhân dân
Sự phát triển phương thức vận hành nền quốc phòng toàn dân gắn với phát triển nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc còn bao hàm vấn đề xây dựng hậu phương chiến lược trong chiến tranh.
Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại để vận hành nền quốc phòng toàn dân
Sự phát triển lĩnh vực quân sự, quốc phòng của Việt Nam hiện nay quán triệt sâu sắc phương thức vũ trang trong bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ đầu chiến tranh (Phần 3 và hết)
Nội dung huấn luyện cần tập trung nâng cao khả năng tác chiến của cấp tiểu đoàn, trung đoàn, các loại hình chiến dịch quy mô nhỏ, các hình thức chiến thuật đánh địch tiến công giữ vững trận địa phòng ngự, phòng thủ, các chiến dịch phản công, tiến công đánh địch đổ bộ đường không, tiến công đường bộ.
Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ đầu chiến tranh (Phần 2)
Để tăng cường sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang, cần nghiên cứu biên chế thêm đối với cấp binh đoàn của quân khu các đơn vị hỏa lực pháo binh, vũ khí chống tăng, hỏa lực phòng không, tác chiến điện tử, công binh, thông tin,... Sau khi động viên, các đơn vị nhanh chóng hoàn chỉnh tổ chức, biên chế, trang bị, đưa nhanh vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu và có thể chiến đấu được ngay.
Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ đầu chiến tranh (Phần 1)
Từ lý luận và thực tiễn về thời kỳ đầu chiến tranh, có thể thấy nâng cao sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang là một trong những vấn đề nòng cốt của việc xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân.
Chuẩn bị nhân tố chính trị - tinh thần cho nhân dân và lực lượng vũ trang
Trong bối cảnh của toàn cầu hóa và xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng nhân tố chính trị - tinh thần của nhân dân và lực lượng vũ trang cũng phụ thuộc vào sự tác động của tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,... trên thế giới, khu vực và nhất là ở các nước láng giềng.