thời kỳ đầu chiến tranh
Thời kỳ đầu cuộc chiến tranh chống quân Minh xâm lược
Khi triều đình nhà Minh cất quân xâm lược Đại Việt, cuộc kháng chiến chống Minh do Hồ Quý Ly lãnh đạo cũng là một sự kiện quan trọng cho phép rút ra những bài học cần thiết về nhận thức và giải quyết vấn đề thời kỳ đầu chiến tranh.
Thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ hai (Phần 2 và hết)
Trên hướng tây bắc, đạo quân Nguyên do Nạp Tốc Lạt Đinh chỉ huy từ Vân Nam tiến sang theo lưu vực sông Chảy. Trần Nhật Duật chỉ huy mặt trận này đã chặn đánh địch ở Thu Vật (Yên Bình, Yên Bái) rồi rút về Bạch Hạc.
Thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ hai (Phần 1)
Cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ hai diễn ra vào năm 1285. Với nhà Trần, thời kỳ đầu chiến tranh ít chứa dụng yếu tố bất ngờ hơn cuộc kháng chiến lần thứ nhất, song diễn tiến chính của cuộc chiến tranh cũng tương tự.
Thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ nhất (Phần II và hết)
Sau khi dùng biện pháp ngoại giao kết hợp với đe dọa quân sự không được khoảng 3 vạn quân Nguyên do Ngột Lương Hợp Thai dẫn đầu, hùng hổ vượt biên giới tiến công Đại Việt.
Thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ nhất (Phần I)
Trong công cuộc kháng chiến của nhà Trần chống quân xâm lược Mông - Nguyên, thời kỳ đầu các cuộc chiến tranh lại xuất hiện những nét mới cả về thế chiến lược tổng thể của đất nước lần lĩnh vực tác chiến vũ trang. Có thể nói, nghệ thuật chiến tranh toàn dân bảo vệ đất nước của dân tộc ta trong thời đại phong kiến được phát triển cực kỳ mạnh mẽ với những nét văn hóa quân sự đặc sắc.
Thời kỳ đầu chiến tranh chống Tống dưới triều Lý (Phần 2 và hết)
Để phá thể bàn đạp tiến công của nhà Tống, cuối mùa Thu năm 105, nhà Lý cử 10 vạn quân Đại Việt chia thành hai đạo theo đường thủy, bộ tiến công sang đất Tống. Đạo quân bộ gồm quân lính các dân tộc thiểu số do tù trưởng Tôn Đản, Lưu Kỳ, Hoàng Kim Mãn, Thân Cảnh Phúc, Vi Thủ An,... chỉ huy bất ngờ vượt biên giới tiến công các trại dọc biên giới của quân Tống.
Thời kỳ đầu chiến tranh chống Tống dưới triều Lý (Phần 1)
Cuộc kháng chiến chống Tống dưới triều Lý (1075-1077) đã thể hiện rất rõ sự phân kỳ theo tính quy luật phổ biến của chiến tranh toàn dân giữ nước trong thời đại phong kiến tự chủ. Động thái hoạt động đấu tranh vũ trang của các cuộc chiến tranh giữ nước trong lịch sử dân tộc Việt Nam ở thời đại phong kiến phổ biến được phân làm ba thời kỳ: Thời kỳ đầu chủ yếu là tác chiến mang tính chất kìm chân địch, cố gắng bảo toàn lực lượng.
Thời kỳ đầu chiến tranh qua một số cuộc chiến tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, đã phải liên tục đối phó với mối đe dọa ngoại xâm. Và từ đó, xuyên suốt tiến trình lịch sử dân tộc, dựng nước đi đôi với giữ nước, lao động hòa bình đan xen với chiến tranh chống xâm lược đã thành quy luật thép. Do vậy, vấn đề chiến tranh nói chung, thời kỳ đầu chiến tranh nói riêng, không phải là vấn đề xa lạ đối với người Việt.
Thời kỳ đấu chiến tranh ở một số nước trong chống chiến tranh công nghệ cao của chủ nghĩa đế quốc (Phần 2 và hết)
Trong cuộc chiến tranh Ápganixtan, tuy bị bất ngờ sau sự kiện ngày 11 tháng 9, song Mỹ vẫn tận dụng được các lợi thế do sử dụng các hoạt động phối hợp chính trị, kinh tế và ngoại giao để buộc nhiều nước trên thế giới ủng hộ Mỹ, cả Liên hợp quốc.
Thời kỳ đấu chiến tranh ở một số nước trong chống chiến tranh công nghệ cao của chủ nghĩa đế quốc (Phần 1)
Khác với những cuộc chiến tranh bằng vũ khí thông thường, các cuộc chiến tranh của một số nước đương đại chống tiến công bằng vũ khí công nghệ cao của chủ nghĩa đế quốc mang những đặc điểm mới.
Thời kỳ đầu chiến tranh trong chiến cục của Liên Xô chống phát xít Nhật trên chiến trường Viễn Đông (Phần 2, và hết)
Các đơn vị và cơ quan thuộc hậu phương của Phương diện quân Viễn Đông 1 và Phương diện quân Viễn Đông 2 được bố trí trên các khu vực dọc theo đường sắt xuyên Xibêri, gồm có các trạm cung cấp và phân phối ở khu vực giữa các căn cứ hậu phương và các tập đoàn quân.
Thời kỳ đầu chiến tranh trong chiến cục của Liên Xô chống phát xít Nhật trên chiến trường Viễn Đông (Phần 1)
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, việc Mỹ - Anh mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu chi được tiến hành vào thời điểm giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh, khi phát xít Đức đang đứng trước nguy cơ bị thất bại hoàn toàn ở phía đông và chỉ một mình Liên Xô cũng đủ sức tiếp tục hoàn thành việc tiêu diệt Nhà nước Đức quốc xã trong một thời gian ngắn.
Thời kỳ đầu chiến tranh trong cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức xâm lược (Phần 2)
Chiều tối 22 tháng 6, sau khi đánh giá tình huống trên các hướng, Bộ Chỉ huy tối cao Liên Xô hạ quyết tâm trên các hướng chính phải chuyển sang tiến công với mục đích tiêu diệt các lực lượng đã đột nhập vào lãnh thổ Xôviết.
Thời kỳ đầu chiến tranh trong cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức xâm lược (Phần 1)
Thời kỳ đầu chiến tranh ái quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức xâm lược là bước ngoặt lớn nhất của Chiến tranh thế giới thứ hai.
Thời kỳ đầu chiến tranh của cuộc chiến tranh trên Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới thứ hai
Cuộc chiến tranh trên Thái Bình Dương chống Mỹ, Anh và các Đồng minh do giới quân phiệt Nhật Bản gây ra đúng vào lúc nhân dân Liên Xô đang tiến hành cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại chống lực lượng chủ yếu nhất của các nước thuộc khối phát xít - đó là quân đội phát xít Đức.
Thời kỳ đầu chiến tranh qua một số cuộc chiến tranh trên thế giới thời cận đại và Chiến tranh thế giới thứ nhất
Nghiên cứu kinh nghiệm của các cuộc chiến tranh đã qua trên thế giới, nhất là trong thế giới đương đại, cho thấy mỗi nhà nước để giành được mục đích chính trị bằng con đường đấu tranh vũ trang đều trước hết phải tiến hành chuẩn bị cho cuộc chiến tranh rất chu đáo.
Thời kỳ đầu chiến tranh xâm lược Ba Lan và Tây Âu của phát xít Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai
Chủ nghĩa phát xít do Đức cầm đầu là thủ phạm gây ra Chiến tranh thế giới thứ hai. Tuy nhiên, bản chất thực sự của cuộc đại chiến có thể nói là tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại này cho đến nay vẫn cần được nghiên cứu rất cẩn trọng.
Tính chất xã hội và quân sự đặc trưng của thời kỳ đầu chiến tranh
Chiến tranh nổ ra, dù trong phạm vi giữa hai quốc gia tham chiến hay chiến tranh khu vực, chiến tranh thế giới, đều kéo theo những đảo lộn lớn về chính trị, kinh tế, xã hội trên phạm vi rộng hơn phạm vi của bản thân cuộc chiến.
Quan niệm về thời kỳ đầu chiến tranh trên thế giới và tại Việt Nam
Nếu như trạng huống hòa bình được coi như diễn trình bình thường của đời sống nhân loại không cần thiết phải được nhìn nhận dưới góc độ một hiện tượng chuyên biệt, thì chiến tranh luôn được coi như trạng huống bất thường, có mở đầu, diễn tiến và kết cục trong không gian và thời gian xác định.