Thời kỳ đầu chiến tranh trong chiến cục của Liên Xô chống phát xít Nhật trên chiến trường Viễn Đông (Phần 1)

Lương Đàm
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, việc Mỹ - Anh mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu chi được tiến hành vào thời điểm giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh, khi phát xít Đức đang đứng trước nguy cơ bị thất bại hoàn toàn ở phía đông và chỉ một mình Liên Xô cũng đủ sức tiếp tục hoàn thành việc tiêu diệt Nhà nước Đức quốc xã trong một thời gian ngắn.
harbin-1673626380.jpg
Ngày 8 tháng 8 năm 1945, Liên Xô chính thức tuyên chiến với Nhật Bản, đồng thời rót hơn 1 triệu binh sĩ vào Mãn Châu, Đông Bắc Trung Quốc, nơi đang bị Nhật chiếm đóng, để đối đầu với đội quân 700.000 người của Nhật tại đây.

Và trên thực tế, cuộc công phá thành Beclin đã chứng tỏ rõ ràng khả năng không thể chối cãi ấy. Với mục đích chính trị của mình, Liên Xô chỉ ba tháng sau khi tiêu diệt phát xít Đức đã tuyên bố tình trạng chiến tranh với giới quân phiệt Nhật Bản và đã mở ra trên chiếu trưởng Viễn Đông một chiến cục mới.

Ngày 8 tháng 8 năm 1945, Chính phủ Liên Xô ra tuyên bố nhằm thực hiện tinh thần của Hiệp ước Pốtxdam được ký kết giữa các nước Đồng minh. Tuyên chiến với Nhật, Liên Xô nêu rõ đây là nghĩa vụ quốc tế thiêng liêng phải làm trước vận mệnh của các nước đang bị bọn quân phiệt Nhật nô dịch, nhanh chóng chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ hai, đồng thời “tạo điều kiện cho nhân dân Nhật Bản tránh khỏi nguy cơ bị tàn phá như nước Đức phát xít vừa trải qua sau khi từ chối việc đầu hàng không điều kiện”. Liên Xô cũng khẳng định lập trường trước sau như một giữ vững các tuyên bố của Liên Xô với các nước Đồng minh: bảo toàn lãnh thổ của nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ, phục hồi các quyền trước đây của Nga bị xâm phạm bởi cuộc tấn công nguy hiểm của Nhật Bản vào năm 1904, các phần phía nam của Xakhalin cũng như các đảo lân cận được trả lại cho Liên Xô; quần đảo Curin sẽ được bàn giao cho Liên Xô. Liên Xô cũng tuyên bố cùng Đồng minh đánh đuổi bọn quân phiệt Nhật Bản ra khỏi các nước ở lục địa châu Á, giúp đỡ nhân dân Trung Quốc, Triều Tiên và các nhà nước khác ở châu Á giành lại quyền tự do và độc lập dân tộc của mình.

Cuộc chiến tranh của Liên Xô chống chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản với những điều kiện trên đã được các nước Đồng minh chấp nhận bằng cách chuyển các nỗ lực chủ yếu từ chiến trường châu Âu sang chiến trường Viễn Đông. Chiến cục ở Viễn Đông tiêu biểu ở chỗ quy mô diễn ra trên một không gian rộng lớn nhưng thời gian tiến hành lại ngắn nhất và đạt được kết quả to lớn nhất nếu đem so sánh với các chiến cục khác trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Chỉ trong khoảng thời gian từ ngày 9 tới 12 tháng 9, lực lượng vũ trang Xôviết đã hoàn tuần tiêu diệt lực lượng chủ yếu của lục quân Nhật Bản - đạo quân Quan Đông - đòn quyết định buộc Chính phủ quân phiệt Nhật Bản phải đầu hàng vô điều kiện. Một đặc điểm nữa của cuộc chiến tranh này là Liên Xô hoàn toàn thắng lợi chi trong quá trình thực hành một chiến dịch tiến công chiến lược nổi tiếng là chiến dịch Mãn Châu, cùng sự tham gia của một số lực lượng không lớn trong các chiến dịch tiến công nam Xakhalin và chiến dịch đổ bộ đường biển Curin.

Về phía Nhật, tình hình chính trị đối ngoại lúc này đang vấp phải những khó khăn trầm trọng. Anh và Mỹ liên tục gia tăng các cuộc đột kích, siết chặt dần gọng kìm đối với Nhật Bản. Việc đầu hàng không điều kiện của phát xít Đức đã làm cho Nhật mất đi chỗ dựa đồng minh vững chắc nhất và đưa Nhật đến chỗ hoàn toàn bị cô lập trên trường quốc tế. Mặc dù tình hình như vậy, Chính phủ Nhật vẫn bác bỏ đề nghị của các chính phủ Mỹ, Anh và Trung Quốc về chấm dứt các hoạt động quân sự và đầu hàng vô điều kiện, vẫn quyết định “tiếp tục chiến tranh và đưa cuộc chiến tranh tới thắng lợi hoàn toàn”. Và nhìn tổng thể thì với đặc điểm tình hình chính trị - quân sự đang diễn ra trên chiến trường Viễn Đông tính tới tháng 8 năm 1945, Nhật còn có khả năng to lớn để tiến hành chiến tranh, tiếp tục chống cự mạnh mẽ các lực lượng vũ trang Đồng minh. Theo tính toán của chính Bộ Chỉ huy quân Mỹ và Anh, nếu không có sự giúp đỡ của Liên Xô thì Mỹ và Anh chỉ có thể buộc Nhật phải đầu hàng vô điều kiện không thể trước năm 1946-1947.

Tình hình chính trị đối nội của Nhật trong năm 1945 cũng rất khó khăn. Nền kinh tế của Nhật đã phải chịu đựng tám năm chiến tranh với Trung Quốc, bốn năm chiến tranh trên Thái Bình Dương và rất chật vật trong việc phục hồi những tổn thất nặng nề của lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, lúc này sức chiến đấu của quân đội và hạm đội Nhật còn rất lớn. Trong lực lượng vũ trang Nhật còn duy trì được quân số hơn 7 triệu người, trong số đó chỉ tính lục quân và không quân là 59 triệu người, cùng hơn 10 nghìn máy bay và khoảng 500 tàu chiến các loại. Đặc biệt, quân đội Nhật không chỉ còn sức chiến đấu mà lòng tin vào thắng lợi cũng được duy trì rất cao với tinh thần “võ sĩ đạo”.

Về môi trường tác chiến, có thể thấy diện tích chung của Mãn Châu, Nội Mông và Bắc Triều Tiên rộng tới 1,5 triệu cây số vuông. Chiến trường trên lục địa chạy dài từ bắc xuống nam khoảng 1.500 cây số và từ tây sang đông là 1.200 cây số. Chiến trường trên biển - nơi diễn ra chiến dịch của Hạm đội Thái Bình Dương - khoảng 4.000 hải lý. Điều kiện địa lý và khí hậu của khu vực hoạt động chiến đấu cũng rất phức tạp. Hệ thống dãy núi rừng trùng điệp Đại Khingan về phía tây; Inxurielin và Tiểu Khingan về phía bắc, cùng hệ thống dãy núi Tây Mãn Châu về phía đông hình thành chướng ngại thiên nhiên dài khoảng 400 cây số, án ngữ các ngả đường từ nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ, Đebaican, Noiemua Unpimônia tới trung tâm khu vực Mãn Châu. Về phía Tây, một đại sa mạc cát, núi đá cao cùng các sông rộng, nước sâu như Apôgun, Amua, Útsuri, Tumungian,... trải hàng trăm cây số cũng tạo thành chướng ngại lớn, nhất là về mùa mưa (tháng 7, tháng 8). Hệ thống đường sá ở đây phát triển rất kém.

Trên khu vực chiến trường chủ yếu là núi cao, rừng rậm, sinh lấy và sa mạc ấy, quân Nhật đã cho xây dựng 17 khu vực phòng ngự kiên cố (trong đó có tám khu vực bố trí theo hướng ven biển) nhằm vào những hướng chiến dịch quan trọng nhất. tổng chiều dài lên đến khoảng 1.000 cây số. Dung lượng chiến dịch trên mỗi khu vực phòng ngự kiên cố của quân Nhật ước tính từ một đến ba sư đoàn. Trên chiến trường rộng lớn và phức tạp như vậy, quân đội Xôviết phải đánh vào đạo quân Quan Đông gồm khoảng 1 triệu quân được tổ chức thành bốn phương diện quân và một tập đoàn quân độc lập, cộng với quân đội tay sai của Mãn Châu với một tập đoàn quân khoảng 12 triệu người chưa tính đến các lực lượng dự bị chiến lược. Về vũ khí, quân Nhật có khoảng 5.000 khẩu pháo, 1.115 xe và 1.900 máy bay.

Ý định của Bộ Chỉ huy quân đội Nhật vạch ra vào mùa Xuân 1945 là tiến hành tác chiến phòng ngự nhưng không hạn chế việc chuyển sang phản công. Tư tưởng chỉ đạo cụ thể là kiên cường phòng ngự trong các khu phòng thủ kiên cố ở tuyến biên giới, triệt để lợi dụng địa hình thiên nhiên hiểm trở không cho quân đội Liên Xô đột phá vào các khu vực trung tâm của Mãn Châu và Triều Tiên. Nhiệm vụ này do các binh đoàn ở tuyến biên giới đảm nhiệm, gồm Tập đoàn quân Mangiugô cùng các đồn biên phòng và một bộ phận của Tập đoàn quân dã chiến Quan Đông (khoảng 1/3 lực lượng). Còn lực lượng chủ yếu của đạo quân Quan Đông thì tập trung trong các khu vực trung tâm Mãn Châu, có nhiệm vụ tiêu diệt các mũi đột nhập sâu vào bên trong của Hồng quân, ngăn chặn không cho phát triển tiến công, tiến hành các cuộc phản đột kích mạnh trên bất kỳ một hướng chiến dịch nào. Sau khi được tăng cường thêm các lực lượng dự bị chiến lược mới và nếu điều kiện cho phép thì kiên quyết chuyển sang phản công phục hồi lại các khu vực bị đột nhập và chuyển hoạt động chiến đấu sang lãnh thổ Liên Xô. Trong trường hoạt động phòng ngự gặp tình huống xấu thì chuyển về phòng ngự tuyến Sansan, Múcden, Sodindân; và nếu tuyến này cũng không giữ được thì sẽ rút toàn bộ lực lượng chủ yếu của đạo quân Quan Đông về Triều Tiên, tổ chức đánh trả trên tuyến sông Tumungian và lalusan. Ý định tác chiến của Đại bản doanh Bộ Tổng Tư lệnh tối cao Xôviết là tiêu diệt gọn đạo quân Quan Đông giải phóng lãnh thổ trên khỏi bọn quân phiệt Nhật trong một chiến dịch nhanh nhất, không cho địch rút được lực lượng ra khỏi Mãn Châu về phía bắc Triều Tiên. Việc thực hiện mục tiêu đó được cụ thể hóa thành hai hướng đột kích chủ yếu, một hưởng từ lãnh thổ Mông Cổ và một hướng từ Npimoria, đồng thời tiến hành thêm một số hướng đột kích bổ trợ nhằm vu hồi vào trung tâm Mãn Châu để nhanh chóng chia cắt và tiêu diệt từng bộ phận lực lượng chủ yếu của đạo quân Quan Đông. Các hưởng đột kích còn phải được phối hợp sao cho trong một thời gian ngắn nhất cắt đứt đường rút lui của đạo quân Quan Đông với chính quốc Nhật Bản, nhất là với Phương diện quân số 17 phòng ngự và khu vực Bêinpina do Phương diện quân Bắc phòng giữ. Bộ Tổng Tư lệnh tối cao Xôviết đã vạch rõ tư tưởng chỉ đạo là tập trung đánh đòn quyết định nhằm tiêu diệt đạo quân Quan Đông, còn vấn đề giải phóng nam Xakhalin và quần đảo Curin có thể được thực hiện nhờ phát huy thành quả của chiến dịch.

1122-1673626609.jpg
Bố trí phòng thủ của đạo quân Quan Đông

Việc tiêu diệt đạo quân Quan Đông do lực lượng của Phương diện quân Dabaican, Phương diện quân Viễn Đông 1 và Phương diện quân Viễn Đông 2 đảm nhiệm, phối hợp với Hạm đội Thái Bình Dương và Giang đội Amua. Các phương diện quân được triển khai trên ba hướng chiến lược: Phương diện quân Dabaican trên hướng Dabaican - Mãn Châu; Phương diện quân Viễn Đông 2 trên hướng Hạ Amua - Mãn Châu Phương diện quân Viễn Đông 1 trên hướng ven biển - Mãn Châu. Hướng chủ yếu do Phương diện quân Dabaican đảm nhiệm đột kích thẳng vào một số khu vực phòng ngự kiên cố của Nhật như Múcden và Sansan để kết thúc chiến dịch. Đôn đột kích của Phương diện quân Viễn Đông 1 theo hướng ngắn nhất Ghikinna để hợp vậy với Phương diện quân Dabaican tạo. thành vòng vây khép kín. Thành phần lực lượng của hai phương diện quân này được tổ chức mạnh hơn so với lực lượng của Phương diện quân Viễn Đông 2.

Phương diện quân Dabaican gồm có bốn tập đoàn quân binh chủng hợp thành một tập đoàn quân xe tăng, một tập đoàn liên quân Liên Xô và Mông Cổ, một tập đoàn quân không quản một tập đoàn quân phòng không quốc gia, cùng một số binh đoàn và binh đội tăng cường. Quân số tổng cộng gồm 654 nghìn người có 7 nghìn pháo, côi, 2416 pháo tự hành, 1.360 pháo chống tăng 601 pháo phòng không 583 giàn hỏa tiễn 1334 xe tăng. Cụm quân đoàn lực lượng vũ trang Liên Xô - Mông Cổ được sử dụng ở cánh phải của Phương diện quân Dabaican.

Phương diện quân Viễn Đông 1 gồm có bốn tập đoàn quân binh chủng hợp thành, một tập đoàn quân cơ giới, một sư đoàn kỵ binh, một tập đoàn quân ven biển, một tập đoàn quân không quân, một tập đoàn quân phòng không quốc gia. Số lượng các binh đoàn và binh đội tăng cường ít hơn so với Phương diện quân Dabaican, có 586 nghìn người, 8,6 nghìn pháo, cối, 1.538 pháo chống tăng 504 pháo phòng không, 516 giàn hỏa tiễn, 1.860 xe tăng và pháo tự hành (trong đó có 1.158 xe tăng).

Phương diện quân Viễn Đông 2 có số lượng về người, xe tăng, pháo, máy bay ít hơn nhiều so với hai phương diện quân trên, thành phần gồm có ba tập đoàn quân binh chủng hợp thành, một quân đoàn độc lập, khu vực phòng thủ Camsắc, một tập đoàn quân không quân, một tập đoàn quân phòng không quốc gia, một số binh đoàn và binh đội tăng cường. Phương diện quân có 33, nghìn người, 4,4 nghìn pháo, cô, 1280 xe tăng và pháo tự hành, 808 pháo chống tăng 1.280 pháo phòng không và 1.095 máy bay.

So sánh tương quan lực lượng chung thì ưu thế thuộc về phía quân đội Liên Xô. Trên hướng Dabaican - Mãn Châu, ưu thế của quân đội Liên Xô so với đạo quân Quan Đông về người gấp 1,7 lần; pháo gấp 8 lần; cối gấp 18 lần; xe tăng và pháo tự hành gấp 5 lần. Trên hướng Pimôrôso - Mãn Châu, về người gấp 15 lần; pháo gấp 4 lần, cối là tuyệt đối, xe tăng và pháo tự hành gấp 8 lần. Trên hướng Hạ Amua - Mãn Châu, về người gấp 1,5 lần; pháo gấp 2 lần, cối gấp 8,2 lần; xe tăng và pháo tự hành gấp 8 lần. Như vậy có thể nói quân đội Liên Xô có ưu thế hoàn toàn áp đảo trước quân Nhật.

Cuộc tiến công triển khai trên một chính diện rộng khoảng 5.000 cây số, chiều sâu chiến dịch - chiến lược 600-800 cây số, thời gian chiến dịch 20-24 ngày. Về tốc độ tiến công Phương diện quân Viễn Đông 1 từ 3-10 cây số/ngày (với tính toán phải đột phá các khu vực phòng ngự kiên cố, khắc phục và vượt qua các bãi lầy, núi cao). Phương diện quân Viễn Đông 2 là 13 cây số/ngày (cộng cả thời gian vượt sông Amua và đột phá các khu phòng ngự kiên cố). Phương diện quân Dabaican là 23 cây số ngày cho bộ binh và 60-70 cây số/ngày cho lực lượng cơ giới (với tính toán thời gian khắc phục Đại Khingan).

cai-ket-cua-mot-dao-quan-tinh-nhue-nhat-ban-1673626964.jpg
Đạo quân Quan Đông là một trong 6 tổng quân của lục quân Nhật Bản, được thành lập năm 1919 để bảo vệ Quan Đông là tô giới của Nhật tại Trung Quốc

Nhiệm vụ của chiến dịch giao cho các binh đoàn rất linh hoạt, căn cứ vào điều kiện đặc biệt phải tiến hành hoạt động chiến đấu không giống nhau. Đối với lục quân, nhiệm vụ rất phức tạp, phải tiến hành đột phá vào những khu vực phòng ngự kiên cố, tiêu diệt các lực lượng dịch làm nhiệm vụ che chở ở phía trước trên dài biên giới, vượt qua những con sông lớn và các bãi sình lầy, rừng núi sa mạc, các dãy núi cao và phải kiến quyết đột nhập sâu vào đồng bằng Mãn Châu. Để giải quyết được những nhiệm vụ đó, yêu cầu phải tổ chức tốt các tập đoàn đột kích trên hướng đột kích chủ yếu. Về cách sử dụng xe tăng, chỉ có trong Thê đội I của Phương diện quân Dabaican và Cụm tập đoàn quân Liên Xô - Mông Cổ mới bố trí tập đoàn quân xe tăng phần lớn số binh đoàn và binh đội xe tăng làm nhiệm vụ với tính cách các chi đội phải đi trước. Bố trí như vậy nhằm mục đích nhanh chóng khắc phục được địa hình là sa mạc và đồi, núi, Đại Khingan, đánh phủ đầu trước vào các đội dự bị của địch đánh từ phía sau vận động lên chiếm lĩnh các tuyến phòng ngự đã chuẩn bị. Trong dải tiến công của Phương diện quân Viễn Đông 1, do đặc điểm của địa hình không cho phép sử dụng tập trung xe tăng và cơ giới ở Thê đội I nên đã được tăng cường từng lữ đoàn tăng và các trung đoàn pháo tự hành, sau khi đột phá khu phòng ngự của địch, các đơn vị xe tăng trên chuyển sang làm nhiệm vụ các chi đội phải đi trước. Khi đột phá xong các khu phòng ngự kiên cổ sẽ đưa Tập đoàn quân cơ giới số 10 vào chiến đấu. Binh lính của Phương diện quân Viễn Đông 2 phải vượt qua sông Amua, Útsuri, đột phá các khu vực phòng ngự kiên cố, sau đó phát triển tiến công trên hướng địa hình là các bãi lầy, núi cao, rừng rậm. Do địa hình như vậy nên chỉ có thể sử dụng các binh đoàn, binh đội xe tăng làm nhiệm vụ chi đội phái đi trước của từng tập đoàn quân trên những hướng xe tăng có thể hoạt động được và chỉ ở trong tung thâm chiến dịch. Như vậy, do lệ thuộc vào yếu tố địa hình và đặc điểm phòng ngự của địch, bộ đội xe tăng cơ giới đã tiến trước Thê đội I. Cách sử dụng như vậy tạo cho bộ đội phát triển tiến công với tốc độ cao.

Để đối phó với các đòn đột kích bất ngờ đầu tiên của không quân Nhật, không quân của cả ba phương diện quân cùng với không quân của Hạm đội Thái Bình Dương đã sẵn sàng với số lượng 5.000 máy bay. Nhưng trong thực tế tiến công đã không gặp các cuộc tập kích đường không chiến lược của Nhật như sự để phòng trước đó, nên không quân của các phương diện quân khi bắt đầu tiến công được điều chỉnh nhiệm vụ sang đột kích thật mãnh liệt vào hệ thống phòng ngự của địch. Cùng với trực tiếp chi viện cho binh lính khi đột phá các khu vực phòng thủ kiên cố, phát triển tiến công, đặc biệt đối với các đơn vị cơ động, trực tiếp che chở bảo đảm cho các đơn vị, lực lượng không quân tập trung đánh phá các trục đường giao thông, các mục tiêu quân sự quan trọng trong hậu phương xa của địch, tiến hành trinh sát trên toàn bộ chiều sâu chiến trường.

Phương diện quân Dabaican đã sử dụng 85% số lượng máy bay của Tập đoàn quân không quân số 12 trên hướng đột kích chủ yếu. Phương diện quân Viễn Đông 1 sử dụng 70% số lượng máy bay của Tập đoàn quân không quân số 9. Phương diện quân Viễn Đông 2, chỉ trong dải tiến công của Tập đoàn quân số 15 đã sử dụng 50% số lượng máy bay của Tập đoàn quân không quân số 10. Riêng Phương diện quân Dabaican do không gian quá rộng nên một số binh đoàn và binh đội không quân đã phối thuộc về mặt chiến dịch cho các tư lệnh tập đoàn quân và tư lệnh Cụm tập đoàn quân Liên Xô - Mông Cổ. Không quân vận tải của Tập đoàn quân không quân số 12 được sử dụng để bảo đảm vận chuyển nhiên liệu, đạn dược và nhu yếu phẩm hậu cần cho Tập đoàn quân xe tăng cận vệ số 6, vì trong quá trình phát triển tiến công đã ở cách các tập đoàn quân binh chủng hợp thành và căn cứ tiếp tế quá xa.

Hạm đội Thái Bình Dương có nhiệm vụ trực tiếp chi viện cho Phương diện quân Viễn Đông 1 nhằm tiêu diệt đạo quân Quan Đông trong khu vực Mãn Châu và Bắc Triều Tiên, đồng thời chi viện cho Tập đoàn quân số 16 thuộc Phương diện quân Viễn Đông 2 nhằm giải phóng nam Xakhalin và quần đảo Curin. Nhiệm vụ của Hạm đội còn là phá hoại các cuộc vận chuyển của địch trong biển Nhật Bản và bảo vệ tuyến vận chuyển trên biển của ta. Giang dội Amua phải bảo đảm cho quân đội vượt sông Amua và Utsuri, và sau khi đến Sungacha thì chi viện cho binh lính các phương diện quân Viễn Đông 1 và 2 nhằm đột kích các khu phòng thủ kiên cố và điểm tựa của địch. Riêng Tập đoàn quân phòng không quốc gia có nhiệm vụ bảo vệ các khu vực bốc dỡ vũ khí trang bị, bảo vệ khu vực tập trung và triển khai của bộ đội, bảo vệ các mục tiêu quan trọng về chiến lược trong hậu phương của các phương diện quân.

Về bố trí đội hình chiến dịch của các phương diện quân, Phương diện quân Dabaican bố trí thành hai Thê đội: Thê đội I gồm ba tập đoàn quân, Tập đoàn quân xe tăng Cụm tập đoàn lực lượng vũ trang Liên Xô - Mông Cổ; Thê đội II gồm một tập đoàn quân phát triển tiến công sau Tập đoàn quân xe tăng. Khi khoảng cách của Tập đoàn quân xe tăng vượt quá xa lực lượng chính của Phương diện quân thì Thê đội II phải lấp được khoảng cách giữa hai tập đoàn quân ở Thê đội I. Lực lượng dự bị của Phương diện quân được bố trí gồm một sư đoàn bộ binh một sư đoàn xe tăng cùng một số đơn vị tăng cường. Phương diện quân Viễn Đông 2 bố trí đội hình chiến dịch thành một Thê đội. Đội hình này tạo điều kiện cho Phương diện quân có lực lượng đột kích ba đầu rất lớn, đột phá nhanh các khu vực phòng ngự kiên cố và các tuyến phòng ngự. Lực lượng dự bị của Phương diện quán Viễn Đông 2 gồm hai quân đoàn bộ binh và một sư đoàn kỵ binh. Cụm cơ động gồm một quân đoàn cơ giới được tăng cường. Phương diện quân Viễn Đông 1 cũng bố trí thành một Thê đội, có lực lượng dự bị gồm một sư đoàn và khu vực phòng thủ. Từng tập đoàn quân của các diện quân và Cụm tập đoàn quân Liên Xô - Mông Cổ đều bố trí đội hình thành hai Thê đội và đều có đội dự bị gồm các binh đoàn, binh đội độc lập.

Việc bố trí tập trung lực lượng và phương tiện trên hướng chủ yếu cũng được tổ chức và tiến hành rất kiên quyết. Việc tập trung cụ thể được tiến hành trên từng hướng chiến dịch bằng cách một bộ phận lớn lực lượng và phương tiện tăng cường cho tập đoàn quân ở Thê đội I. Phương diện quân Dabaican triển khai trên chính diện 2.300 cây số, trong đó hoạt động chiến đấu tích cực diễn ra trên chính diện khoảng 1.500 cây số. Lực lượng chủ yếu gồm 70% bộ binh, 90% xe tăng, pháo binh và không quân tập trung trong chính diện 400 cây số. Phương diện quân Viễn Đông 1 tiến công trên chính diện 700 cây số, hướng đột kích chủ yếu tập trung trên một dải khoảng 100 cây số.

13dsf-1673626844.jpg
Bản đồ chiến dịch của Phương diện quân Viễn Đông 1

Để thực hiện kế hoạch tiến công trong một thời gian ngắn, Liên Xô đã tiến hành một cuộc điều chỉnh và vận chuyển binh khí kỹ thuật, đạn dược vô cùng to lớn trong lịch sử từ chiến trường châu Âu sang chiến trường Viễn Đông và Dabaican, trên một cự ly từ gần 12 nghìn cây số bằng con đường sắt duy nhất xuyên Xibêri. Trước đó, vào mùa Xuân 1945, trên mặt trận Viễn Đông mới chỉ có bốn sư đoàn thuộc Phương diện quân Dabaican, Phương diện quân Viễn Đông và Cụm tập đoàn quân Duyên hải. Lực lượng này làm nhiệm vụ phòng ngự, được trang bị các phương tiện chiến đấu, khí tài về cơ bản là loại cũ, chất lượng không cao. Để tổ chức cụm lực lượng mới nhằm thực hành tiến công, tháng 4 năm 1945 tại miền Duyên hải đã bố trí điều chỉnh lại có quan quần chỉ huy của Phương diện quân Carusôki. Sau khi Liên Xô tiêu diệt xong phát xít Đức, cơ quan chỉ huy của Phương diện Viễn Dòng 2 đã được điều tới Dabaican. Trước chiến dịch, Tập đoàn quân số 5 tù Đông Phổ đã được điều bổ sung cho Phương diện quân Viễn Đông 1. Phương diện quân Dabaican được bổ sung Tập đoàn quân số 39 điều về từ Kêninsơbéc, Tập đoàn quân xe tăng số 53 và Tập đoàn quân cận vệ số 6 điều về từ Tiệp Khắc. Một số lớn binh đoàn, bình đội xe tăng, pháo binh, không quân, công binh, bộ binh cũng được điều động cho Viễn Đông.

Trong thời gian tập trung và điều động quân đội tới vùng Viễn Đông trên đoạn đường sắt xuyên Xibêri đã sử dụng 25 nghìn đoàn tàu, trong đó có 1.666 đoàn chở bộ đội và trên 1 nghìn đoàn chở khí tài, phương tiện chiến đấu, vật chất bảo đảm. Ngoài ra, còn tiến hành việc di chuyển bộ đội các phương diện quân bằng phương pháp hành quân hỗn hợp. Do mạng đường sắt có hạn nên Bộ Tư lệnh Phương diện quân Dabaican đã áp dụng biện pháp lệnh cho các binh đoàn cơ giới và pháo binh có xe kéo phải tiến hành bốc dỡ xuống các ga giữa Sita và Carumska, đồng thời tự hành quân bằng phương tiện của mình tới khu vực tập trung ở cự ly 500-600 cây số. Tốc độ hành quân qua các khu vực đối cát sa mạc được quy định khoảng 100-150 cây số ngày cho các đơn vị xe tăng và bộ binh cơ giới, 40-50 cây số ngày cho các đơn vị bộ binh.

Mặc dù cuộc vận chuyển tới vùng Viễn Đông cực kỳ khó khăn, nhưng đã được hoàn thành đúng thời gian quy định Thắng lợi đó một phần lớn do các phương tiện, khí tài chiến đầu được vận chuyển đều lấy ở các nhà máy công nghiệp bố trí trong các khu vực gần mặt trận. Điển hình là các nhà máy Xibêri, Cômxmôn, Ca Anua và nhiều nhà máy khác. Các nhà máy này theo quyết định của Hội đồng Quốc phòng đã được chuyển từ phía tây về trong thời kỳ đầu của cuộc chiến tranh ái quốc. Ngoài ra còn phải kể đến một phần đáng kể những phương tiện khí tài chiến đấu do các đơn vị khi được di chuyển đến khu vực khác để lại tại khu vực đóng quân.

Điều kiện phức tạp của chiến trường Viễn Đông đã yêu cầu phải xúc tiến một khối lượng công tác to lớn vẽ bảo đảm công trình cho việc tập trung và triển khai bộ đội. Để bảo đảm kịp thời việc tiến hành công tác trên, cả ba phương diện quân đã phải phải ra 18 lữ đoàn công trình và cầu pha cùng 30 binh đội công binh các loại. Lính công binh đã phải làm lại 11.390 cây số đường mới và sửa chữa 5.000 cây số đường cũ. Phương diện quân Dabaican đã đào 1.194 giếng nước. Để dẫn đường trên địa hình sa mạc đã phải xây dựng 6.250 lộ tiêu chỉ dẫn đặc biệt bằng đất cao từ 0,8 đến 1 mét. Ngoài ra, còn phải làm 775 cây số đường cấp phối, 269 cây số đường quân sự cấp tốc, 2.839 hầm trú ẩn cho khi tài và xe vận tải, 12.050 đoạn gỗ, 2 cây số đường lát gỗ để vượt qua các khu vực sinh lầy,...

Công tác ngụy trang cho bộ đội trong các khu vực tập trung và triển khai đề xuất phát tiến công cũng rất phức tạp, song có ý nghĩa to lớn. Toàn bộ công tác di chuyển của các binh đoàn đều phải làm trong đêm tối. Trong Phương diện quân Dabaican, tất cả các phương tiện, khí tài chiến đấu khi tiến đến khu vực tập trung đều phải cho vào hầm trú ẩn và ngụy trang đặc biệt vào ban ngày. Hoạt động ở tuyến biên giới được duy trì như mọi hoạt động thời bình. Tất cả điện đài của các binh đoàn mới đến tập trung chỉ được sử dụng như mạng thu tin tức thông thưởng. Việc khắc phục các đường cơ động bên trong lãnh thổ chỉ được tiến hành vào ban đêm. Chỉ lệnh chiến đấu chỉ gửi đến các tư lệnh phương diện quân vào ngày 7 tháng 8 vào hồi 16 giờ 30 phút có nghĩa là gần sát với thời gian bắt đầu chiến dịch Quân đội chiếm lĩnh trận địa xuất phát tiến công cũng được tiến hành vào đêm 9 tháng 9, Chính nhờ nỗ lực to lớn của lính công binh, các biện pháp ngụy trang, bảo mật chu đáo đã tạo điều kiện tốt để quân đội Xôviết thực hiện được các đòn đột kích thật bất ngờ, khi đột phá được bảo đảm với tốc độ cao.

Việc tạo nên các nguồn dự trữ về vật chất - kỹ thuật và công tác tổ chức hậu phương của mặt trận Viễn Đông có ý nghĩa to lớn góp phần bảo đảm thắng lợi của chiến dịch - chiến lược. Đại bản doanh Bộ Tổng Tư lệnh tối cao đã tính toán từ trước và tiến hành các biện pháp tập trung phương tiện vật chất - kỹ thuật cần thiết để bảo đảm cho chiến dịch Các biện pháp tạo nguồn dự trữ mọi mặt đã được tiến hành liên tục và khẩn trương từ tháng 12 năm 1944. Bởi vậy, khi bắt đầu chiến tranh, nhu cầu dự trữ về vật chất - kỹ thuật đã hoàn toàn đáp ứng đầy đủ những yêu cầu cần thiết để tiến hành hoạt động chiến đấu.

Xem thêmThời kỳ đầu chiến tranh trong chiến cục của Liên Xô chống phát xít Nhật trên chiến trường Viễn Đông (Phần 2, và hết)

Trung tướng, GS.TS Nguyễn Đình Chiến