Thời kỳ đầu chiến tranh trong chiến cục của Liên Xô chống phát xít Nhật trên chiến trường Viễn Đông (Phần 2, và hết)

Các đơn vị và cơ quan thuộc hậu phương của Phương diện quân Viễn Đông 1 và Phương diện quân Viễn Đông 2 được bố trí trên các khu vực dọc theo đường sắt xuyên Xibêri, gồm có các trạm cung cấp và phân phối ở khu vực giữa các căn cứ hậu phương và các tập đoàn quân.
rian-archive-834147-hoisting-the-banner-in-port-artur-wwii-1941-1945-1673627498.jpg
Binh sĩ hải quân Liên Xô tại cảng Lữ Thuận, tháng 10 năm 1945

Trong các phương diện quân này, mỗi tập đoàn quân (trừ Tập đoàn quân số 16 và Tập đoàn quân số 35) đều được chỉ định các khu vực đường sắt riêng của mình cùng một số trạm cung cấp. Như vậy, cự ly bố trí các căn cứ hậu phương của tập đoàn quân để bảo đảm cho các đơn vị được coi là bình thường, nhưng nếu tính cự ly từ căn cứ hậu phương của phương diện quân thì xa so với quy định. Để khắc phục, phải có đường chất lượng tốt và một số lượng xe vận tải lớn.

Riêng đối với khu vực hậu phương của Phương diện quân Dabaican, việc bố trí kém thuận lợi hơn vì mạng đường sắt ít. Nhiều đơn vị và cơ quan hậu phương, bao gồm cả các căn cứ hậu phương chính cùng với kho tàng các loại, đã buộc phải bố trí ở đoạn đấu nút cuối cùng của một nhánh đường sắt hẹp. Chiều sâu hậu phương của Phương diện quân Dabaican vì thế rất lớn, bên sườn trái khoảng 100 cây số, sườn phải tới 600 cây số Một hiện tượng khá đặc biệt của phương diện quản là tập đoàn quân xe tăng chỉ được bố trí một khu vực hậu phương nhỏ. Sở dĩ như vậy vì tập đoàn quân xe tăng ở Thê đội I của phương diện quân, và ngay trong những ngày đấu chiến dịch đã tách khỏi đội hình chủ yếu của phương diện quân cũng như các căn cứ hậu phương một cự ly khá xa, việc bảo đảm phải giao cho hai sư đoàn không quân vận tải đảm nhiệm.

Đại bản doanh Bộ Tổng Tư lệnh tối cao xuất phát từ điều khiến cự ly quá xa của chiến trường mới, cũng như quy mô của chiến cục với không gian và lực lượng rất lớn, nên đã quyết định tổ chức ra Bộ Tổng Tư lệnh lực lượng vũ trang Xôviết trên chiến trường Viễn Đông với địa điểm đặt tại Xabarốp. Tất cả các lực lượng triển khai trên chiến trường Viễn Đông như lục quân, không quân, phòng không quốc gia, hạm đội và các cơ quan chỉ huy quân sự địa phương đều trực thuộc quyền chỉ huy của Bộ Tổng Tư lệnh lực lượng vũ trang Xôviết. Bộ Tổng Tư lệnh lực lượng vũ trang Xôviết có quyền hạn rất rộng lớn: hoàn toàn chịu trách nhiệm kiểm tra công tác chuẩn bị chiến dịch của các phương diện quân và tập đoàn quân; áp dụng mọi biện pháp để hoàn thành tốt công tác bảo đảm vật chất cho chiến dịch; toàn quyền điều động vận chuyển binh lính tới các chiến trường; tổ chức chỉ huy điều mọi hoạt động của các phương diện quân khi bắt đầu tiến công. Bộ Tổng Tư lệnh chiến trường cũng chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc bảo đảm hoạt động liên tục các trục đường xuyên Xibêri từ Baican tới Vôladivôxtốc; được giao quyền liên hệ trực tiếp với các bộ tư lệnh quân đội Đồng minh và tiến hành các cuộc đàm phán về việc đầu hàng của Bộ Tư lệnh đạo quân Quan Đông.

Điều hành hoạt động chung của hạm đội và không quân với lục quân do Tổng Tư lệnh lực lượng hải quân và Tư lệnh các lực lượng không quân của Hồng quân chịu trách nhiệm Các vấn đề quyết định bảo đảm vật chất - kỹ thuật về mặt chiến dịch do Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần của Hồng quân cùng đại diện cơ quan hậu cần của các tổng cục chịu trách nhiệm. Đại bản doanh Bộ Tổng Tư lệnh tối cao và Bộ Tổng Tham mưu thường xuyên kiểm tra công tác chuẩn bị cũng như trong quá trình diễn biến của chiến dịch, trực tiếp liên lạc với các tư lệnh phương diện quân, tập đoàn quân và hạm đội. Cự ly giữa cơ quan tham mưu của Bộ Tổng Tư lệnh và các cơ quan tham mưu của phương diện quân khoảng 900-3.000 cây số. Giữa cơ quan tham mưu của phương diện quân với tập đoàn quân là 400- 1000 cây số, giữa tập đoàn quân và cơ quan tham mưu quân đoàn là 50-400 cây số.

Toàn bộ công tác chuẩn bị chiến dịch được tiến hành trong điều kiện hết sức bí mật. Để bảo đảm được yếu tố này, việc sử dụng các loại phương tiện thông tin chủ yếu là đường dây hữu tuyến, còn trước chiến dịch thì vô tuyến điện hoàn toàn không được sử dụng. Cùng với sử dụng máy bay thông tin và các phương tiện thông tin cơ động khác, trên mặt trận còn sử dụng hình thức trao đổi, thông báo riêng giữa Bộ Tổng Tư lệnh với các tư lệnh phương diện quân và tập đoàn quân, giữa tư lệnh phương diện quân với các tư lệnh tập đoàn quân và tới tư lệnh binh đoàn. Trước khi bắt đầu chiến dịch, các lực lượng lực quân của cả ba phương diện quân bí mật bố trí tại khu vực xuất phát tiến công, trong đó các binh đoàn Thê đội 1 bố trí dọc theo tuyến biên giới quốc gia. Không quân chiếm lĩnh tại các sân bay phía trước và trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất. Hạm đội Thái Bình Dương chuyển sang trạng thái báo động cấp I.

Cuộc tiến công của quân đội Xôviết bắt đầu vào 12 giờ đêm 9 tháng 8 năm 1945, hoàn toàn bất ngờ đổi với quân Nhật vì không tiến hành giai đoạn hỏa lực chuẩn bị tiến công. Trên hướng của các phương diện quân, các quân đoàn và sư đoàn Thê đội I đều tổ chức các chi đội phải đi trước mạnh nên ngay trong những giờ đầu tiên đã tiêu diệt được các binh đội của địch làm nhiệm vụ bảo vệ ở tuyến biên giới. Các chi đôi trên đã thọc vào khoảng cách giữa những trung tâm để kháng kiên cố ở tuyến biên giới và làm rối loạn hệ thống phòng ngự của quân Nhật. Ở những nơi địch lợi dụng khu phòng ngự kiên cố chống cự quyết liệt thì các chi đội phái đi trước điều ra một bộ phận nhỏ tiến hành bao vây, sau đó dùng hỏa lực bắn thẳng của pháo trung đoàn và pháo tự hành phá hoại và tiêu diệt. Chỉ gần 7 giờ sau khi bắt đầu tiến công hoạt động của các chi đội phái đi trước đã chuyển sang tính chất tiến công chung. Do sự tiến công kiên quyết của các chi đội phải đi trước, quân Nhật đã phải rút về các tuyến phòng ngự hậu phương, tạo thuận lợi cho lực lượng chủ yếu của quân đội Xôviết thực hành cơ động trên một số hướng. Tốc độ tiến công nhỏ  được tăng lên rất cao.

chien-tranh-the-gioi-thu-hai-1939-1945-1-1673628058.jpg
Quân đội Xôviết bất ngờ tấn công vào đêm 9 tháng 8 năm 1945

Chỉ trong ngày đầu của chiến dịch, các binh đoàn cơ giới của Phương diện quân Dabaican đã khắc phục được sức đề kháng của quân Nhật, tiến sâu vào bên trong tới 150 cây số, riêng các bình đoàn bộ binh tới 50 cây số. Trong dải tiến công quân của Phương diện quân Dabaican, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ số ở tiến công trên hai hướng mỗi hướng cách xa nhau khoảng 50-70 cây số, Thê đội I là quân đoàn cơ giới, Thê đội II là đoàn xe tăng. Binh lính tiến quân trên tám trục đường song song trong một dài 15 20 cây số. Bằng phương pháp cơ song song việt của binh linh cơ giới, lại được các trục đường có địa hình đất cát tơi xốp dễ vượt qua, nên chiều dài đội hình được rút ngắn và tốc độ hành quân nâng cao. Khi tiến tới dãy núi Đại Khingan, Quân đoàn xe tăng số 5 được đưa lên Thê đội I vì xe tăng có sức vượt núi lớn hơn so với xe cơ giới. Sau khi vượt Đại Khingan, Quân đoàn xe tăng số 5 và Quân đoàn cơ giới số 9 cơ động trên cùng một trục đường, còn Quân đoàn cơ giới số 7 cơ động trên hai trục đường.

Phương diện quân Viễn Đông 1 trong ngày đầu do sức chống cự quyết liệt của địch và địa hình khó khăn nên tốc độ phát triển tiến công chậm hơn, nhưng cũng đã đột phá thắng lợi vào các khu vực phòng ngự kiên cố của địch và thọc sâu được đến 20 cây số, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc phát triển tiến công vào bên trong. Bộ đội tiến công đã vượt qua các khu rừng taiga. Đi đầu là các phân đội trinh sát công binh phát đường và làm dấu. Tiến theo sau là xe tăng của chi đội phải đi trước làm gãy cây cối tự tạo đường quân sự làm gấp rộng chừng 5m, bộ binh và công binh của chi đội tiếp tục làm sạch thành đường. Tiến sau chi đội phái đi là đơn vị cầu đường tiếp tục hoàn thành đường quân sự làm gấp. Sau đó là đến các đơn vị tiền vệ và tiếp nữa là các đơn vị bảo đảm cơ động cho lực lượng chính.

Sức chống cự đặc biệt quyết liệt của quân Nhật đã diễn ra trên trực tiến công của Phương diện quân Viễn Đông 1 theo các ngả đường tới sông Mulinkhi, trên đường tiến về thành phố Muđangian. Cuộc chiến đấu để đánh chiếm thành phố và trên tuyến phòng ngự kiên cố theo dọc sông Muđangian diễn ra hết sức quyết liệt. Ngày 16 tháng 6, ngày chiến đấu ác liệt, Tập đoàn quân số 5 thuộc Phương diện quân Viễn Đông 1 đã chiếm được Muđangian. Địch bắt đầu rút lui, để lại trên chiến trường hơn 90 nghìn xác chết của binh lính và sĩ quan. Các cuộc chiến đấu ác liệt khác cũng diễn ra tương tự ở các khu vực phòng ngự kiên cố của quân Nhật như Phugôdinsiki, Nôgơranhisen, Đynhinaki, Xailasiki và thành phố Sôdiamysu.

Trên hưởng tiến công của Phương diện quân Viễn Đông 1, Quân đoàn có giới số 10 tiến quân sau đội hình của Tập đoàn quân số 25. Do không có đường vòng qua Tập đoàn quân số 25 để vượt lên trước, Quân đoàn chỉ vượt qua được đội hình Tập đoàn quân khi dừng lại nghỉ đêm. Tiếp đó, do địa hình hạn chế không thể cho phép triển khai cùng lúc toàn quân đoàn để phát triển tiến công nên phải áp dụng biện pháp đưa lần lượt từng binh đoàn vào chiến đấu. Trước hết, đó là tổ chức ra các chi đội phải đi trước, thành phần gồm một lữ đoàn xe tăng được tăng cường. Một chi đội đã hoàn thành nhiệm vụ trước mắt của quân đoàn và một chi đội khác hoàn thành tiếp nhiệm vụ tiếp sau.

Với mọi nỗ lực không để giảm sút tốc độ tiến công, bộ đội thuộc các phương diện quân chỉ trong sáu ngày đêm trên các hướng khác nhau đã đột nhập được vào bên trong lãnh thổ của địch từ 50-400 cây số. Tới ngày thứ 10 của chiến dịch, Phương diện quân Dabaican tiến vào sâu 400-600 cây số. Phương diện quán Viễn Đông 1 tới 200-300 cây số và Phương diện quân Viễn Đông 2 khoảng 200 cây số.

Rạng sáng ngày 9 tháng 8, không quân Xôviết bắt đầu hoạt động chiến đấu, đột kích mãnh liệt vào các trung tâm nhà ga, đường sắt quan trọng, cầu cống và bến vượt với mục đích phá hoại các cuộc cơ động của địch, làm cản trở, ngăn chặn không cho địch rút lui theo kế hoạch hoặc vận chuyển phương tiện khi tài chiến đấu. Đàn đột kích của không quân Xôviết còn liên tục vào các mục tiêu quân sự quan trọng ở Khaile, Ter Cap Nhì Chirin và các mục tiêu chiến lược khác của quân Nhật. Không quân tiêm kích hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ chắc chắn cho không quân cường kích. Không quân của Hạm đội Thái Bình Dương kết hợp cùng Binh đoàn tàu ngầm đột kích vào các quân cảng của Nhật ở Bắc Triều Tiên và các mục tiêu của chúng. Các đợt đột kích này đã loại ra ngoài pháo bỏ biển vòng chiến đấu hơn 30 chiến hạm của địch. Do bị đánh bất ngờ hạm đội của Nhật Bản đã không có hoạt động nào đáng kể để đối phó lại. Không quân cường kích và ném bom thực hiện chi viện hỏa lực trực tiếp cho binh lính của các phương diện quân chuyển sang tiến công. Không quân trinh sát tiến hành liên tục trinh sát đường không trên một chính diện rộng và toàn bộ chiều sâu của chiến trường. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ này, trong thời gian của chiến dịch đã sử dụng khoảng 26% lần bay của tất cả các loại máy bay chiến đấu.

soviet-troops-in-korea-october-1945-1673627709.jpg
Binh sĩ Hồng quân trên đất Triều Tiên

Việc sử dụng quân đổ bộ đường không trong chiến dịch đã không được xác định từ trước trong kế hoạch chiến dịch. Vì yêu cầu khi nào sử dụng còn lệ thuộc vào kết quả phát triển tiến công, khi thấy là cần thiết để nhanh chóng thúc đẩy sự đầu hàng của Nhật hoặc để phá hoại các khu công nghiệp quan trọng. Số lượng thành phần của các đội đổ bộ cũng không giống nhau, có thể từ 120 đến 500 người. Nhịp độ sử dụng các đội đổ bộ đường không chỉ tăng lên trong khoảng thời gian từ ngày 18 đến 27 tháng 8, giai đoạn mà hoạt động chiến đấu đang tiến gần đến hồi kết. Thành phần của đội đổ bộ 1 đường không gồm các tay súng tiểu liên từ lính xe tăng, các chiến sĩ từ lính công binh công trình thông thạo về động cơ và máy nổ và từ các tiểu đoàn độc lập phục vụ kỹ thuật sân bay... Chỉ huy các đội đổ bộ đường không thường do sĩ quan của cơ quan tham mưu phương diện quân phái ra. Việc đổ bộ thường dùng các loại máy bay vận tải tiến hành đổ bộ thẳng xuống quanh các sân bay của địch. Đội hình khi đang trên đường bay của các máy bay vận tải vận chuyển của đội đổ bộ cũng như khi hạ cánh xuống sân bay đều trực tiếp được các tốp không quân tiêm kích bảo vệ.

Hạm đội Thái Bình Dương tiến hành hoạt động chiến đấu trên hai hướng chiến dịch: phía Đông bờ biển Triều Tiên trong khu vực Xakhalin và quần đảo Curin. Nhiệm vụ chủ yếu của Hạm đội là che chở vùng duyên hải bên cánh phải của Phương diện quân Viễn Đông 1 và phối hợp với Tập đoàn quân số 25 đánh chiếm các cảng của quân Nhật ở phía Đông bắc Triều Tiên. Hạm đội đã hoàn thành tốt nhiệm vụ trên, tiến hành đổ bộ chín đội đổ bộ đường biển chiến thuật lên vùng duyên hải của khu vực này. Lực lượng đổ bộ đường biển đã đánh chiếm được các cảng Juki, Rasin và Ghengian. Hạm đội Thái Bình Dương đồng thời hoàn thành nhiệm vụ và góp phần to lớn trong việc đánh chiếm nam Xakhalin và các quần đảo Curin bằng cách cho đổ bộ lên các mục tiêu trên một số đội đổ bộ đường biển chiến thuật. Các chiến hạm của Hạm đội cũng đã hạn chế đến mức tối đa các cuộc vận chuyển trên biển của địch, đánh phá liên tục đường giao thông của địch trên biển Nhật Bản.

Hoạt động chiến đấu của Giang đội Amua chủ yếu triển khai trên hướng Sungacha và Xakhalin. Hải đội cũng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao như bảo đảm cho quân của Phương diện quân Viễn Đông 2 vượt qua các con sông, chế áp các khu vực phòng ngự kiên cố dọc theo bờ sông. Các hạm tại của Giang dội đã tiến hành các cuộc đổ bộ đường sông hồ tro cho binh lính trong dải tiên công của Quân đoàn số 15 và trực tiếp dung hòa lực chi viện cho binh lính của Quân đoàn. Hoàn lực của Giang dội cũng đã chi viện cho quân tiến công theo dọc sống Sungacha. Các hoạt động tích cực trên của Giang đội Amua đã góp phần quyết định vào việc nâng cao tốc độ tiến công của Phương diện quân Viễn Đông 2.

Việc tổ chức chỉ huy quân đội trong quá trình diễn biến của chiến dịch lúc này chủ yếu bằng vô tuyến điện. Máy bay vận tải quân sự được sử dụng rộng rãi chuyên chở sĩ quan tham mưu đến các đơn vị để truyền đạt mệnh lệnh, chỉ thị hoặc tiến hành kiểm tra hoạt động chiến đấu của các đơn vị, xác định tình hình thực tế đang diễn biến trên chiến trường cùng các yêu cầu cần thiết của cấp dưới. Việc điều chỉnh đơn vị đang hành quân trên các hướng riêng biệt thông qua sử dụng các loại máy bay thông tin. Trong phạm vi tập đoàn quân và cấp dưới thì việc chỉ huy binh lính được tổ chức bằng thông tin vận động. không triển khai cơ quan tham mưu cấp sư đoàn. Phương pháp đưa các sở chỉ huy tiếp cận tối đa hoạt động của binh lính đã bảo đảm sự vững chắc và liên tục công tác tổ chức chỉ huy.

Việc liên lạc trực tiếp giữa Bộ Tổng Tư lệnh mặt trận Viễn Đông với các bộ tư lệnh phương diện quân được thực hiện thông qua sử dụng mạng vô tuyến trực tiếp của Bộ Tổng Tư lệnh. Các tập đoàn quân đều được tăng cường máy vô tuyến điện có hiệu suất lớn dùng để liên lạc với phương diện quân. Ngoài ra, tổ chức thông tin liên lạc cũng dựa vào hoạt động rộng rãi của một số huyện thông tin thường trực cũng như tổ chức thêm một số bạn thông tin tiếp sức. Cả ba phương diện quần đều có đường, đội thông tin hữu tuyến liên lạc trực tiếp với Bộ Tổng Tham mưu và Bộ Tổng Tư lệnh mặt trận Viễn Đông. Thông tin liên lạc giải phương diện quân và tập đoàn quân đã sử dụng rộng rãi bằng máy bay. Trong quá trình diễn biến của chiến dịch, các tư kinh phương diện quân thường xuyên bay đến sở chỉ huy của các tập đoàn quân đang hoạt động trên hướng chủ yếu.

Về việc tổ chức hiệp đồng chiến đấu, vì các hướng chiến địch đều cách xa nhau, địa hình lại rất phức tạp nên gặp nhiều khó khăn. Do đó, yêu cầu đề ra là phải chủ động độc lập tác chiến không những ở các binh đoàn mà còn ở cả cấp binh đội. Công tác hiệp đồng chiến dịch giữa các cụm lực lượng có nhiệm vụ tiến công trên các hưởng cách biệt nhau chỉ làm kỹ trong giai đoạn kết thúc. Tuy nhiên, công tác tổ chức hiệp đồng đã được chuẩn bị rất chu đáo, tỉ mỉ và không ngừng được bổ sung cho phù hợp. Trong giai đoạn tổ chức tác chiến, đặc biệt là khi giao nhiệm vụ cho các binh đoàn, các tập đoàn quân đã xác định rõ vị trí và vai trò của binh đoàn, xác định rõ trình tự phải hoàn thành nhiệm vụ về mặt chiến dịch - chiến lược.

Các đòn đột kích quyết định của ba phương diện quân, Hạm đội Thái Bình Dương và Giang đội Amua trên chiến trường Viễn Đông chỉ trong một thời gian rất ngắn đã hoàn toàn tiêu diệt đạo quân Quan Đông, Tập đoàn quân Mangiugo và Nội Mông, Tập đoàn Suian Sca, một nửa lực lượng của Phương diện quân số 5, cùng Giang đội Sungri của quân đội Nhật Bản. Nhật Bản đã hoàn toàn bị mất các cơ sở chủ yếu về công nghiệp và cơ sở vật chất ở Đông Bắc Trung Quốc và phía nam đảo Xakhalin. Các tổn thất nặng nề trên đã làm suy kiệt tiềm lực kinh tế và quân sự của Nhật. Đó là những yếu tố có ý nghĩa quyết định tạo nên sự thất bại của Nhật Bản và dẫn đến kết quả đầu hàng vô điều kiện của Nhật.

Chiến cục của quân đội Xôviết trên chiến trường Viễn Đông thực sự dùng với nghĩa của một cuộc chiến tranh chớp nhoáng đã có tác dụng quyết định đến việc tiêu diệt hang ổ cuối cùng của chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Một số nhà sử học của Nhật đã xác nhận, việc Hồng quân chuyển sang tiến công trên chiến trường Viễn Đông trong thực tế đã giáng một đòn quyết định vào giới lãnh đạo của Chính phủ Nhật Bản; chiến thắng đó đã làm rung chuyển nước Nhật và có ý nghĩa to lớn hơn những quả bom nguyên tử của Mỹ. ném xuống Hirôsima và Nagasaki, thúc đẩy Chính phủ Nhật Bản đi đến chỗ hạ quyết tâm đình chỉ cuộc kháng cự.

vna-potal-75-nam-phat-xit-nhat-dau-hang-quan-dong-minh-trong-the-chien-thu-hai-1945-2020-ket-thuc-cuoc-chien-tan-khoc-nhat-trong-lic-081237282-stand-1673628211.jpg
Sỹ quan Nhật trao kiếm của mình khi trình diện đầu hàng quân Đồng minh. Hành động này thể hiện sự khuất phục trước đối phương, đồng nghĩa với việc chấp nhận đầu hàng. Ảnh: TTXVN.

Hoàn thành một cách nhanh chóng chiến cục tiêu diệt đạo quân Quan Đông, quân đội Liên Xô đã hoàn thành nhiệm vụ quốc tế cao cả trước các dân tộc ở Viễn Đông đang rên xiết dưới ách nô dịch của phát xít Nhật, mở ra cho các quốc gia ở châu Á con đường tiến lên đấu tranh giành lại tự do và độc lập dân tộc. Cùng với thắng lợi trên, việc giải phóng nam Xakhalin, đánh chiếm quần đảo Curin đã giúp cho Liên Xô có thể tự do tiến ra Thái Bình Dương.

Chiến cục của quân đội Xôviết trên chiến trường Viễn Đông còn là một cống hiến vô cùng to lớn đối với sự phát triển nền nghệ thuật quân sự Xôviết, trước hết là ở chỗ công tác chuẩn bị và tiến hành đòn đột kích có tính chất quyết định đầu tiến vào quân địch trong thời kỳ đầu chiến tranh. Yếu tố quyết định giành thắng lợi nhanh chóng trong chiến cục là bất ngờ tiến hành đòn đột kích đầu tiên. Bộ Tổng Tư lệnh tối cao Liên Xô đã giữ được bí mật ý định chuẩn bị tiến công, thời điểm chuyển sang tiến công và bước vào cuộc chiến tranh, địa điểm và sức mạnh của các đòn đột kích chủ yếu đầu tiên. Phương pháp chuyển sang tiến công vào ban đêm, không có hỏa lực của pháo binh và không quân chuẩn bị tiến công, đã làm tăng hiệu lực bất ngờ cho đòn đột kích đầu tiên. Đây là một sự kiện khác thường trong Chiến tranh thế giới thứ hai. 

Chiến dịch của các phương diện quân cũng có những đặc điểm riêng so với các mặt trận khác ở quy mô trong một không gian rộng lớn. Trên thực tế, chiều sâu của chiến dịch trùng với chiều sâu của chiến trường tác chiến. Với quy mô to lớn như vậy, các phương diện quân đã tiến hành một loạt biện pháp tổng hợp, liên kết chặt chẽ với nhau nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp và bất ngờ cho đòn đột kích đầu tiên, nhất là việc sử dụng các binh đoàn cơ động ở Thê đội I. Mặc dù cuộc tiến công tiến hành trên một chính diện rộng, nhưng lực lượng chủ phải yếu của phương diện quân và tập đoàn quân vẫn hoạt động trong những dải rất hẹp. Chính nhờ vậy đã tạo ra khả năng tập trung được ưu thế áp đảo địch trên hướng đột kích chủ yếu.

Cuộc tiến công còn mang đặc điểm là tốc độ rất cao. Sở dĩ đạt được tốc độ ấy là nhờ sự dũng cảm và kiên quyết trong hoạt động của các chi đội phái đi trước, mạnh dạn tiến công mặc dù ở khoảng cách xa với lực lượng chủ yếu. Tốc độ tiến công cao còn do ngay từ khi bắt đầu, lính xe tăng đã được giao nhiệm vụ trên toàn bộ chiều sâu chiến trường, các binh đoàn xe tăng đã kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ, không ngừng nghỉ. Đồng thời, còn phải nói đến vai trò quan trọng của các đội bảo đảm cơ động được tổ chức trong tất cả mọi cấp đã góp phần không nhỏ bảo đảm cho tốc độ tiến công cao.

Thành công của chiến dịch cũng là thành công trong việc tạo ưu thế của không quân Xôviết so với không quân của phát xít Nhật và đặc biệt là cách sử dụng không quân trong chiến dịch. Lực lượng không quân Xôviết ngay từ ngày đầu tiến công đã hoàn Bản nắm quyền làm chủ trên không và giữ vững quyền đó cho đến khi kết thúc chiến dịch. Lực lượng không quân trong chiến dịch cũng được sử dụng một phần lớn làm nhiệm vụ vận chuyển, đã chuyên chở bằng đường không gần 17 nghìn quân và 6 nghìn tấn vũ khí, phương tiện vật chất - kỹ thuật, trong đó có 2777 tấn nhiên liệu và 550 tấn đạn được. Việc sử dụng các đội đổ bộ đường không trong quá trình chiến dịch tiến công rất hợp lý, nhất là trong dụng để đánh chiếm các mục tiêu quan trọng sâu trong hậu phương địch, chính nhờ vậy đã tác động tốt đến kết quả hoàn thành nhiệm vụ của chiến dịch.

Công tác tổ chức bảo đảm hậu phương cũng giữ một vị trí rất quan trọng trong chiến dịch. Hội đồng Quốc phòng đã quan tâm chuẩn bị mọi mặt từ trước, tổ chức động viên, tạo nguồn dự trữ chiến lược của đất nước nhằm bảo đảm cho cuộc chiến tranh chống phát xít Nhật. Đội ngũ chỉ huy và những người làm công tác bảo đảm hậu cần của các binh đội và binh đoàn điều hướng mọi công tác của mình vào hoàn thành nhiệm vụ được giao phó là tiêu diệt đạo quân Quan Đông trong thời gian ngắn nhất.

Hoạt động của Đảng. Chính phủ và các lực lượng vũ trang Xôviết trong công tác tổ chức và tiến hành đòn đột kích quyết định vào lực lượng vũ trang của phát xít Nhật đã diễn ra trong lúc cao trào yêu nước đang dâng lên trong nhân dân và lực lượng vũ trang Liên Xô, được cổ vũ bằng thắng lợi huy hoàng của Liên Xô trước phát xít Đức. Những kinh nghiệm to lớn của lực lượng vũ trang Liên Xô tích lũy trong chiến tranh chống phát xít Đức đã được vận dụng sáng tạo trên chiến trường mới và trở thành một yếu tố quan trọng để giành được kết quả của chiến dịch. Chiến cục của các lực lượng vũ trang trên chiến trường Viễn Đông là một trong những chiến cục điển hình của Chiến tranh thế giới thứ hai.

Xem thêm:  Thời kỳ đầu chiến tranh trong chiến cục của Liên Xô chống phát xít Nhật trên chiến trường Viễn Đông (Phần 1)

Trung tướng, GS.TS Nguyễn Đình Chiến