Thời kỳ đầu chiến tranh của cuộc chiến tranh trên Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới thứ hai

Lương Đàm
Cuộc chiến tranh trên Thái Bình Dương chống Mỹ, Anh và các Đồng minh do giới quân phiệt Nhật Bản gây ra đúng vào lúc nhân dân Liên Xô đang tiến hành cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại chống lực lượng chủ yếu nhất của các nước thuộc khối phát xít - đó là quân đội phát xít Đức.
ban-do-khu-vuc-chau-a-thai-binh-duong-nam-1939-1672997422.png
Bản đồ khu vực châu Á-Thái Bình Dương năm 1939

Lúc này, Nhật Bản đang gia tăng các hoạt động chống Liên Xô và tiến hành đánh chiếm các khu vực thuộc địa giàu có vốn trong vòng ảnh hưởng của Hoa Kỳ, Anh và Hà Lan như Philippin, Malaixia Inđônêxia, Thái Lan và Mianma. Mục tiêu tiến công chiến lược của quân đội Nhật trong thời kỳ đầu của cuộc chiến tranh trên Thái Bình Dương là đánh chiếm cho được những vùng lãnh thổ trên; còn vấn đề tiến công vào Liên Xô thì Nhật chưa chuẩn bị kịp, trừ một số cuộc chạm trán với Hồng quân Liên Xô ở hồ Xakhan và Khankhingôn. Giới cầm quyền Nhật Bản tính toán phương sách chờ đợi đến thời điểm phát xít Đức giành được thắng lợi có tính chất quyết định trên mặt trận Xô - Đức mới nhảy vào tiến hành cuộc chiến tranh với Liên Xô.

Cuộc chiến tranh trên Thái Bình Dương đã bắt đầu bằng một đòn tiến công bất ngờ của lực lượng vũ trang Nhật Bản vào các lực lượng Mỹ - Anh và Hà Lan. Trong khi đó, tập đoàn cầm quyển quân sự - chính trị của các nước trên vẫn còn đang ôm ấp hy vọng hướng mũi nhọn xâm lược của Nhật vào Liên Xô, nên hoàn toàn bị bất ngờ và đã không chuẩn bị trước để ngăn cản Nhật Bản. Tuy nhiên, ngay từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh, cả hai bên đều đã ra sức tiến hành các biện pháp mang tính chính trị và kinh tế, theo đó chi phối sự triển khai các hoạt động chiến đấu. Chẳng hạn như Hoa Kỳ đã xúc tiến việc chuyển nền công nghiệp sang phục vụ yêu cầu của chiến tranh, khẩn trương tiến hành tổng động viên và xúc tiến các động thái chuẩn bị chiến tranh trong khối Đồng minh chống phát xít.

Về hoạt động tiến công của Nhật Bản, lực lượng vũ trang được triển khai đúng theo kế hoạch chiến tranh đã chuẩn bị, mở đồng thời các hoạt động tác chiến trên cả hai chiến trường lớn là Thái Bình Dương và Đông Nam Á, bao trùm không gian hết sức rộng từ quần đảo Haoai đến Ấn Độ. Ngay từ ngày đầu chiến tranh, Nhật Bản đã vận dụng cách thức của phát xít Đức để tiến hành chiến dịch - chiến lược lớn với mục đích rất kiên quyết, bằng những lực lượng đã triển khai sẵn từ trước.

Trên thực tế, cuộc tiến công chiến lược của Nhật đã hành liên tục trong thời gian 5 tháng và xét theo mục tiêu, nội dung hoạt động vũ trang, có thể chia làm hai giai đoạn chính.

Giai đoạn thứ nhất từ ngày 8 tháng 12 năm 1941 đến trung tuần tháng 2 năm 1942; mục đích cơ bản là tiêu diệt các lập đoàn quân chủ yếu của đối phương trên chiến trường và đánh chiếm các mục tiêu chiến lược quan trọng để tiếp tục phát triển tiến công vào bên trong lãnh thổ đối phương. Trong chiến dịch đầu tiên, các lực lượng vũ trang Nhật Bản đã nhằm vào hạm đội của Mỹ ở Trân Châu cảng và các lực lượng của Anh dọc bờ biển Malaixia. Cuộc tiến công đã gây cho Mỹ và Anh những tổn thất vô cùng nặng nề, về cơ bản đã tiêu diệt lực lượng không quân của Đồng minh trên các sân bay ở Philippin và bán đảo Malaixia, tiêu diệt và bắt làm tù binh lực lượng chủ yếu của lục quân Anh ở Philippin và của Mỹ trên đảo Ludông. Với tổn thất ít nhất Nhật đã hoàn toàn chiếm Philíppin, Malaixia, một số đảo của Inđônêxia, một số căn cứ hải quân ở phía tây và tây nam khu vực Thái Bình Dương, và hầu như không gặp trở ngại gì lớn, đã mở được con đường để nhanh chóng tiến vào Inđônêxia cũng như các nước Đông Nam Á.

1280px-carrier-shokaku-1672997518.jpg
Các máy bay Mitsubishi A6M2 "Zero" của Nhật đang chuẩn bị cất cánh từ Hàng không mẫu hạm Shokaku để tấn công Trân Châu cảng vào ngày 7 tháng 12 năm 1941.

Giai đoạn thứ hai từ trung tuần tháng 2 tới đầu tháng 3 năm 1942, bao gồm hoạt động đánh chiếm các khu vực giàu có ở Ấn Độ (thuộc Hà Lan) và các đảo Inxa, Xumatơra, đánh chiếm Mianma và các khu vực chiến lược quan trọng ở tây nam Thái Bình Dương là Xri Lanca và đảo Sôlômông. Quân đội Nhật đã có thể tiến tới Ấn Độ và Ôxtrâylia. Giai đoạn thứ hai trên thực tế được tiếp nối ngay sau chiến dịch đầu tiên và diễn ra liên tục trong một sêri các cuộc tiến công, thống nhất về mặt chiến lược và được tiến hành không qua giai đoạn đệm. Việc mở thông ta tới biên giới Ấn Độ và Ôxtrâylia đã bảo đảm cho tập đoàn lãnh đạo Nhật Bản hoàn thành được mục tiêu trước mắt về chính trị và quân sự. Chiếm được các lãnh thổ quan trọng này cho phép Nhật tạo thêm điều kiện thuận lợi để mở rộng tham vọng bá chủ như đã dự kiến trong kế hoạch chiến tranh. Cũng nhờ đó mà Nhật tạo được hệ thống vành đai phòng thủ thống nhất, chạy dài từ dãy núi Himalaya đến Ấn Độ Dương, dọc bờ biển bản đảo Malaixia và Inđônêxia tới Tân Ghinê, tiếp đó chạy qua khu vực trung lập trên Thái Bình Dương và kéo dài tới quần đảo Curin.

Từ tháng 3 năm 1942, giới lãnh đạo Nhật Bản đã hạ quyết tâm củng cố vững chắc vị trí trên Thái Bình Dương để tiến hành cuộc chiến tranh lâu dài chống Hoa Kỳ. Nhật tiếp tục dự định đánh chiếm cảng Pôpôsibi (thuộc bán đảo Tân Ghinê), đảo Mítnây (thuộc quần đảo Haoai) ở khu vực trung tâm Thái Bình Dương và ngược lên phía bắc là quần đảo Alátska nhằm tạo thành vành đai phòng thủ từ xa về phía đông. Việc xúc tiến thực hiện ý định tác chiến trên vào tháng 5 và tháng 6 đã mở ra giai đoạn mới của thời kỳ đầu cuộc chiến tranh trên Thái Bình Dương. Nhưng sau thất bại ở bán đảo Mítnây, lực lượng vũ trang Nhật Bản phải chuyển sang phòng ngự chiến lược trên tuyến đã đánh chiếm được từ trước.

Về sử dụng lực lượng, trong cuộc tiến công chiến lược trên Thái Bình Dương và Đông Nam Á, Nhật Bản đã huy động một số lớn chiến hạm với tên gọi Hạm đội thống nhất, một số lớn không quân của hải quân gồm 700 máy bay bố trí gần bờ biển và trên các hàng không mẫu hạm; Lục quân gồm 14 sư đoàn và lữ đoàn, 9 trung đoàn xe tăng, hợp thành Thê đội I chiến lược tham gia chiến đấu với tổng cộng khoảng 230 nghìn quân. Ở chính quốc chỉ còn lại các lực lượng dự bị chiến lược làm nhiệm vụ phòng thủ các đảo của Nhật gồm 4 sư đoàn bộ binh và 10 sư đoàn huấn luyện, 11 lữ đoàn, gần 700 máy bay, 6 khu trục hạm, 2 tuần dương hạm và 36 tàu phóng lôi. Trên tuyến biên giới Liên Xô có 15 sư đoàn và 24 lữ đoàn (với khoảng 1 triệu quân) cùng 500 máy bay của đạo quân Quan Đông sẵn sàng chuyển sang tiến công. Ở Trung Quốc có 21 sự đoàn và 20 lữ đoàn cùng 150 máy bay.

Như vậy, lực lượng lớn nhất của lục quân Nhật Bản là để sẵn sàng tiến công vào Liên Xô, còn lực lượng chủ yếu của không quân và hải quân được sử dụng để chiến đấu chống Hoa Kỳ, Anh và các nước Đồng minh. Cách phân bố, sử dụng lực lượng và phương tiện như vậy đã cho phép Nhật Bản tạo được ưu thế trước các nước Đồng minh về số lượng máy bay, trước hết là máy bay của hải quân và số lượng hàng không mẫu hạm. Điều đó trước hết là do Bộ Chỉ huy tối cao Nhật Bản coi không quân và hạm đội là lực lượng giữ vai trò chủ yếu trong tiến công chiến lược cùng lúc trên cả hai chiến trường. Ngay cả với lục quân của Nhật Bản, tuy về số lượng còn kém lục quân các nước Đồng minh, nhưng được trang bị tốt hơn, có nhiều kinh nghiệm chiến đấu và sức chiến đấu cao hơn.

Một đặc điểm quan trọng trong cuộc tiến công của lực lượng vũ trang Nhật Bản là tiến hành những hướng chiến lược - chiến dịch riêng biệt, không liên kết với nhau trên một không gian biển cả lớn. Trên mỗi hướng chiến lược, Bộ Chỉ huy tối cao Nhật Bản đã sử dụng lực lượng lớn của quân đội và hạm đội được hiệp đồng chặt chẽ về chiến dịch và chiến thuật. Trên hướng Haoai, nơi có các lực lượng chủ yếu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, thì lực lượng chủ yếu của Nhật gồm hạm đội với 6 hàng không mẫu hạm cùng 360 máy bay, 27 tàu; và được tăng cường trực tiếp một số tiểu đoàn lục quân. Trên hướng quần đảo Philippin, nơi bố trí các lực lượng tiền đồn của Mỹ trên Thái Bình Dương, Nhật đã sử dụng lực lượng quân đội. và hạm đội dạng bố trí ở các đảo Riukin, Đài Loan và Bali, được trực tiếp chi viện một số lớn không quân của hải quân và lục quân. Trên hướng chiến lược Malaixia, Nhật triển khai một tập đoàn quân (gồm ba sư đoàn), các lực lượng của Hạm đội 2 và Binh đoàn chiến dịch Malaixia đang bố trí ở Đông Dương và đảo Hải Nam. Trên hướng trung tâm, để đánh chiếm các mục Hiệu quan trọng như Boócnêô, Xumatơra và đảo Giava của Ấn Độ (thuộc Hà Lan), Nhật đã sử dụng ba sư đoàn bộ binh và lực lượng chủ yếu của Hạm đội sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ trên hướng Haoai. Trên hướng đông nam, gồm quần đảo Tân Ghinê, Bismac và Sôlômông, ngay từ đầu Nhật đã sử dụng lực lượng của Hạm đội 4 và một số tiểu đoàn bộ binh, sau đó bố sung hai tập đoàn quân đang tập trung trên quần đảo Carônsiki và sau khi chiếm được Malaixia tiếp tục được tăng cường hai sư đoàn triển khai tiến công về Mianma dưới sự chi viện của hạm đội ở Ấn Độ Dương.

Một đặc điểm đáng chú ý khác là Nhật Bản bất ngờ tiến hành các cuộc đột kích đầu tiên thật mạnh của không quân vào các căn cứ hải quân và không quân trên các sân bay của đối phương. Kết quả là các cuộc đột kích trên đã hoàn toàn loại khỏi vòng chiến đấu lực lượng chủ yếu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ ở Trân Châu cảng, tiêu diệt không quân Mỹ ở Philippin cũng như gây ra cho không quân và hải quân Anh tổn thất nặng nề ở Malaixia. Các nước đồng minh của Anh - Mỹ cũng đã phải chịu tổn thất to lớn bởi các đòn đột kích của không quân Nhật trong những ngày đầu chiến tranh. Lực lượng vũ trang Nhật Bản đã hoàn toàn giành được quyền làm chủ trên biển trên không đánh chiếm được quần đảo và một số vùng lãnh thổ dọc theo bờ biển. Điều đó dẫn đến sự thay đổi đột ngột về tương quan lực lượng, trực tiếp gây ảnh hưởng quyết định tới tiến trình các chiến dịch đấu tiên.

Để tiến hành đột kích, hạm đội Nhật chủ yếu sử dụng các binh đoàn hàng không mẫu hạm có sức mạnh lớn và tính cơ động cao, lần đầu tiên Bộ Chỉ huy quân đội Nhật Bản tổ chức được lực lượng đột kích như thế. Trên thực tế toàn bộ thời kỳ đấu của cuộc chiến tranh, các binh đoàn trên đã không ngừng hoạt động trên không gian rộng lớn từ quần đảo Haoai tới Xri Lanca, tiêu diệt và loại ra ngoài vòng chiến 8 tuần dương hạm hàng không mẫu hạm, hơn 10 khu trục hạm và hạm phóng lôi của đối phương mà không bị thiệt hại một chiến hạm nào. Không quân Nhật bố trí tại các căn cứ dọc theo bờ biển cũng đã chiến đấu với hiệu lực rất cao, tiêu diệt lực lượng nòng cốt trong các biên đội Đông của Anh ở Biển Đông Việt Nam, một số lớn các chiến hạm của Hạm đội châu Á của Mỹ và hạm đội của Hà Lan trong vùng vịnh Nam Hải. Như vậy, kinh nghiệm các chiến dịch đầu tiên chứng tỏ rằng nếu không giành được quyền làm chủ trên không thì không thể làm chủ được trên biển.

Cuộc tiến công của các lực lượng vũ trang Nhật Bản còn thể hiện một đặc điểm là đồng thời tiến hành các chiến dịch phối hợp của các tập đoàn quân và hạm đội, các chiến dịch độc lập trên biểu các hướng chiến lược - chiến dịch chủ yếu. Trong giai đoạn đầu của cuộc tiến công. Nhật Bản đã tiến hành cùng lúc nhiều chiến dịch lớn: chiến dịch Haoai (trên biển) tiêu diệt lực lượng chủ yếu trong Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ ở Trân Châu cảng, Philippin và Malaixia; chiến dịch phối hợp tập đoàn quân và hạm đội; chiến dịch tiến công một số căn cứ hải quân đội phương trên biển Nam Hải, quần đảo Inđônêxia, một số khu vực thuộc trung tâm và tây nam Thái Bình Dương. Trong giai đoạn thứ hai, Nhật đã tiến hành chiến dịch Glava nhằm đánh chiếm các quần đảo Clava, Xumatơra tiêu diệt hạm đội của Đồng minh đang bố trí ở đây; chiến dịch Mianma, chiến dịch. của hai quân nhằm tiêu diệt hạm đội Anh ở Ấn Độ Dương và phá hoại đường giao thông trên biển trong vịnh Bengan. Ngoài ra còn có một số chiến dịch riêng lẻ nhằm đánh chiếm một số căn cứ hải quân và lãnh thổ trên quần đảo Tân Ghinê, Bismac và Sôlômông nhằm tạo một số căn cứ bàn đạp cho Nhật trên đường tới Ôxtrâylia. Điều đó đã làm phân tán và hạn chế tối đa khả năng cơ động của đối phương.

Một đặc điểm rất đáng chú ý trong cuộc tiến công chiến lược của Nhật là không có giai đoạn đệm giữa các chiến dịch, hoạt động chiến đấu được tiến hành với tốc độ cao, hoàn thành một cách triệt để và sớm hơn so với kế hoạch đã vạch ra. Bộ Chỉ huy quân đội Nhật thường nhanh chóng tập trung lực lượng và phương tiện cần thiết di chuyển kịp thời vào những khu vực đã đánh chiếm được, kiên quyết phát triển tiến công để tận dụng và tiếp nối các thành quả vừa giành được. Hơn nữa, do sức đề kháng của đối phương thường không mạnh nên hướng tiến công chủ yếu của Nhật hầu như không phải thay đổi. Trong quá trình thực hiện tiến công, lực lượng lại bị tổn thất rất ít và không phải điều chỉnh vượt ngoài kế hoạch đã xác định.

tran-chau-cang2-866-1672997768.jpg
 

Về phương pháp tiến hành chiến dịch tiến công, Bộ Chỉ huy tối cao Nhật trong công tác tổ chức và thực hành cuộc tiến công chiến lược đã vận dụng nhiều phương pháp khác nhau, xuất phát từ mục đích chiến dịch, đặc điểm phòng ngự của đối phương, điều kiện địa lý trên các khu vực và mục tiêu. Phương pháp chủ yếu tiến hành các chiến dịch tiến công phối hợp là sử dụng rộng rãi các đơn vị hải quân và các đội đổ bộ đường không đánh chiếm cảng, đầu cầu trên đảo và khu vực bờ biển, sau đó tiếp nối bằng cuộc tiến công của các đơn vị lục quân vào sâu bên trong lãnh thổ đối phương, dưới sự chi viện tích cực của không quân và hạm đội. Phương pháp này đã được sử dụng từ các chiến dịch đầu tiên cũng như các chiến dịch tiếp sau trong thời kỳ đấu chiến tranh. Điển hình là trong chiến dịch đầu tiên ở Philippin và Malaixia, khi không quân Nhật tập kích vào Trân Châu cảng thì cũng đồng thời ném bom Xingapo, Cavite, Hồng Kông và các sân bay ở Philippin và Malaixia.

Bộ Chỉ huy quân đội cũng đã chuẩn bị rất chu đáo cho các cuộc đổ bộ đường biển, sử dụng mọi biện pháp chuẩn bị bảo đảm chiến đấu. Việc hành quân trên biển của các lực lượng đổ bộ thường tiến hành hết sức bí mật và có sự bảo vệ, chi viện của không quân cùng các chiến hạm lớn. Lực lượng lính thủy đánh bộ thường đổ bộ trước, nhanh chóng đánh chiếm các cảng đầu cầu, tiếp đó là lực lượng chủ yếu và các đơn vị hậu cần. Không quân liên tục đột kích, chế áp hệ thống phòng ngự chống đổ bộ, phá các cuộc phản đột kích của đối phương. Hạm đội gia tăng phong tỏa bờ biển, không cho đối phương sử dụng đường biên để cơ động ứng cứu. Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của lực lượng đổ bộ là đánh chiếm ngay các sân bay gần nhất để sử dụng cho không quân của tập đoàn quân và hạm đội. Đổ bộ đường biển thường cùng lúc vào nhiều khu vực trên chính diện rộng nhằm phân tán phòng ngự của đối phương.

Trên thực tế, ngay trong những giờ đấu của cuộc chiến tranh, chiến dịch Haoai của Nhật giữ vị trí hết sức quan trọng, tiêu diệt lực lượng chủ yếu của hạm đội Hoa Kỳ ở Trân Châu cảng gây ảnh hưởng quyết định về chính trị và chiến lược, làm thay đổi tình hình trong khu vực Đông Nam Á. Chiến dịch với chiều sâu hơn 6.000 cây số này đã được Bộ Chỉ huy quân đội Nhật Bản chuẩn bị rất công phu và chu đáo suốt một thời gian dài trước chiến tranh. Yếu tố quyết định để giành thắng lợi trong chiến dịch này là bất ngờ, đột kích thật tập trung mãnh liệt và nhất là bảo đảm hoàn toàn bí mật kết hợp với nghi binh. Đường hành quân trên biển của binh đoàn hàng không mẫu hạm đột kích của Nhật vào khu quần đảo Haoai đã được chọn trên tuyến đường có rất ít tàu buôn đi lại. Các hạm tàu hành quân hoàn toàn không sử dụng đài vô tuyến điện, trong khi đó lực lượng của hạm đội Nhật còn lại trong vùng biển. Nhật Bản đã tiến hành gia tăng liên lạc vô tuyến với mục đích đánh lừa đối phương.

Cuộc đột kích của Nhật vào Trân Châu cảng đã tiến hành vào sáng ngày 7 tháng 12 năm 1941, trước cả ngày tuyên chiến chính thức, bằng hai đợt. Đợt thứ nhất kéo dài 35 phút, 186 máy bay Nhật đột kích vào các tàu tuần dương hạm và các phi trường của Mỹ. Các chiến hạm Mỹ không ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu, máy bay đậu tại phi trường thành từng hàng dày đặc, cái nọ sát cái kia. Mỹ bị đánh chìm tuần dương hạm và bị cháy hàng chục máy bay trên phi trường, trong khi Nhật chi thiệt hại 9 chiếc máy bay. Cùng lúc, tàu ngầm của Nhật đột nhập vào Haoai, nhưng không thực hiện được do sức chống đỡ của các tàu phóng lôi Mỹ. Đợt thứ hai kéo dài 45 phút, 171 máy bay Nhật tiếp tục đột kích, nhưng không còn giữ được tính bất ngờ nữa nên gặp phải hỏa lực dày đặc của pháo phòng không Mỹ và bị thiệt hại 20 chiếc. Kết quả cả hai đợt, Nhật đã đánh chìm 4 tuần dương hạm của Mỹ và gây hư hỏng nặng 4 chiếc khác. Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ chỉ trong một thời gian rất ngắn đã bị loại khỏi vòng chiến. Nhưng, Bộ Chỉ huy quân đội Nhật cũng bỏ lỡ thời cơ là không tiếp tục hạ quyết tâm phát triển ngay thắng lợi giành được đó để tiếp tục hoàn thành đến cùng việc tiêu diệt nốt các lực lượng còn lại trong Hạm đội Thái Bình Dương và phá hủy các căn cứ chính của nó.

Khi tiến hành chiến dịch Malaixia, Nhật đã nắm chắc sự bố phòng trên bán đảo liên quan đến các lực lượng phòng thủ ở Singora (thành phố phía nam của Thái Lan, giáp Malaixia) Ngày 7 tháng 12, Nhật cho lực lượng chính gồm 14 hạm tàu thăng tiến về Singora, bên trái là nhóm thứ hai gồm ba chiêc tiến đến Pattani (cũng thuộc Thái Lan) và nhóm thứ ba gồm ba chiếc hướng tới thành phố Kota Bharu (thành phố của Malaixia cách Singora 200km). Tại Malaixia đã tập trung các lực lượng chủ yếu của lục quân đồng thời là căn cứ của hạm đội Anh, và việc bố trí phòng thủ chủ yếu tập trung đối phó với hướng từ biển vào. Song cuộc đổ bộ của quân Nhật lại triển khai không phải từ phía biển vào mà từ các bàn đạp Singora, Pattani và Kota Bharu, thực chất là tiến công vào vùng hậu phương không được bảo vệ của quân Anh. Dưới sự chi viện mạnh mẽ của không quân, quân Nhật đã tiến qua rừng rậm với tốc độ 25 cây số mỗi ngày đêm. Cho tới cuối tháng đầu của cuộc chiến tranh. quân đội Nhật đã chiếm được hoàn toàn bán đảo Malaixia, ép quân Anh rút về cố thủ tại Xingapo. Sau đó, trên đà thắng lợi Nhật tiếp tục tiến đánh Xingapo, khiến gần 100.000 quân Anh đã phải đầu hàng vô điều kiện.

Cũng từ những ngày đầu của cuộc chiến tranh trong chiến dịch Malaixia, hải quân Nhật đã thành công trong việc tiêu diệt Hải đoàn Đông là lực lượng nòng cốt của hạm đội Anh. Điều đáng nói là hạm đội Nhật đánh vào hải đoàn này khi các chiến hạm đang ở trong tư thế hoàn toàn sẵn sàng chiến đấu. Để chiến đấu với quân đổ bộ của Nhật, Bộ Chỉ huy quân Anh phải dùng thiết giáp hạm Prinxớp Uên và tàu chiến tuần dương Ripan. Để tiêu diệt các chiến hạm này, Bộ Chỉ huy quân Nhật quyết định sử dụng một binh đoàn bao gồm 2 tuần dương hạm, 3 khu trục hạm và một số thiết giáp hạm, cùng 33 máy bay ném bom và phóng lôi của hải quan xuất kích từ các sân bay ở Đông Dương. Vì quá xa căn cứ, lại không được không quân che chở, nên các chiến hạm của Anh chỉ trong vòng 1 giờ 18 phút đều bị đánh đắm trước các đòn đột kích mạnh mẽ của không quân Nhật. Việc tiêu diệt các chiến hạm nòng cốt trong Hải đoàn Đông của Anh đã bảo đảm thắng lợi cho cuộc đổ bộ của quân Nhật lên bán đảo Malaixia và các cuộc tiến công tiếp sau dọc bờ biển. Không những tinh thần chiến đấu của quân Anh đang phòng thủ ở Malaixia xuống thấp mà Anh cũng không còn đủ lực lượng trên mặt biển khả dĩ chống đỡ được trước hạm đội Nhật.

Trong chiến dịch Philippin, hướng đột kích chủ yếu của quân Nhật nhằm vào đảo Ludông cùng với Thủ đô Manila. Trên đảo này tập trung lực lượng chính của Mỹ và Philippin thuộc Cụm tập đoàn quân Mỹ do tướng Đuglát Mắc Actua chỉ huy, một số sân bay và căn cứ hải quân Cavite. Nhật đã cho lực lượng chủ yếu của Tập đoàn quân số 14 đổ bộ lên đảo Ludông trong khu vực Lingayen và vịnh Lingayen, và từ các khu vực này đã tiến hành hai mũi đột kích vu hồi vào Manila. Quân Mỹ và Philippin ngay trong những trận đấu đã bị đánh bại, phải rút sâu vào trong đảo. Sau 25 ngày tiến công quân Nhật hầu như đánh chiếm được toàn bộ đảo và tiến vào Manila. Tuy nhiên, Bộ Chỉ huy quân Nhật đã không ngăn chặn được cuộc rút lui của một bộ phận đối phương về bán đảo Bataan và pháo đài Corekhiđo. Ở đây, quân Mỹ và Philippin đã tổ chức tuyến phòng ngự mạnh và kiên quyết chống cự. Chỉ sau khi điều thêm lực lượng dự bị, quân Nhật mới bẻ gãy được sự chống cự và chiếm được bán đảo củng pháo đài Corekhiđo. Tiếp đó, Bộ Chỉ huy quân Nhật hoàn thành việc đánh chiếm Philíppin và chuyển lực lượng chủ yếu sang đánh chiếm quần đảo Inđônêxia.

Hoạt động tác chiến của quân đội Nhật diễn ra rất có động tiến công với tốc độ cao trên chiều sâu lớn, hiệp đồng chặt chẽ giữa các tập đoàn quân với hạm đội và không quân. Các đòn tiến công thường trên nhiều hướng, nhằm mục đích chia cắt hệ thống phòng ngự để nhanh chóng tiến vào bên trong lãnh thổ, bao vây và ép các lực lượng lục quân của đối phương về phía biển. Bộ Chỉ huy quân Nhật thường sử dụng rộng rãi không gian mặt biển để cơ động và thực hành các cuộc đổ bộ vào bên sườn và sau lưng đối phương. Đồng thời, không quân được coi là lực lượng chủ yếu, dọn sạch đường tiến quân cho lục quân bằng những đòn đột kích tập trung và mãnh liệt từ trên không.

Tới cuối tháng 1 năm 1942, có nghĩa là sau khoảng gần hai tháng đầu chiến tranh, quân Nhật đã tiến tới gần bán đảo Giava từ phía đông đánh chiếm một khu vực lớn trên quần đảo Ấn Độ thuộc Anh cùng các nguồn dự trữ lớn tại đó. Đồng thời, Nhật hoàn toàn đánh chiếm xong bán đảo Malaixia, tạo ra điều kiện uy hiếp trực tiếp vào các đảo Xumatora và Giava từ phía tây. Nắm được yếu tố bất ngờ và kiên quyết trong hoạt động tác chiến, các cuộc đổ bộ của Nhật trên không gian rộng vào các quần đảo đã thực sự chia cắt đối phương thành từng bộ phận cô lập trên từng bán đảo, không thể liên kết được với nhau để tổ chức vành đai phòng thủ như ý muốn. Việc làm chủ trên biển, trên không đã bảo đảm cho Nhật hoàn toàn tự do cơ động theo kế hoạch và nhanh chóng tiến quân.

Các chiến dịch Giava và Mianma đã được Nhật tiếp nối ngay sau khi kết thúc chiến dịch Malaixia và Philippin. Tới tháng năm 1942, các lực lượng vũ trang Nhật đã tiến về phía đảo Xumatơra và Giava theo ba hướng và bắt đầu chuẩn bị đổ bộ lớn bằng đường biển. Ý đồ chiến dịch Giava hoàn toàn giống như các chiến dịch đầu tiên về phương pháp và hình thức tiến hành. Trước hết là đột kích tập trung bằng không quân tiểu đ lực lượng không quân và hạm đội của đối phương, hoàn toàn làm chủ trên không và trên biển. Sau đó là tiến hành đổ bộ bằng đường biển và đường không trên một chính diện rộng tập trung lực lượng chủ yếu đánh chiếm ngay các thành phố lớn và các căn cứ hải quân quan trọng.

the-japanese-2d-division-celebrates-landing-at-merak-1672997927.jpg
Lính Nhật thuộc Sư đoàn 2 ăn mừng sau khi đổ bộ lên đảo Giava

Chiến dịch Giava của Nhật bắt đầu bằng việc đánh chiếm ngay một số mục tiêu trực tiếp dẫn tới đảo Giava từ các hướng bắc, đông và tây. Sau khi đổ bộ vào nam bán đảo Boócnêô và Sêlêbéc, đánh chiếm sân bay và cảng Nalembang, bán đảo Bali và Timo, quân Nhật đã tiến hành bao vây Giava. Các đợt đột kích của không quân Nhật từ các hàng không mẫu hạm vào cảng Darôvin đã phá tan nguồn liên lạc duy nhất của lực lượng phòng ngự đối phương với Ôxtrâylia. Lợi dụng các sân bay vừa đánh chiếm được trên đường tiến tới đảo Giava, không quân Nhật giành được quyền làm chủ trên không và tiến hành một cách có hệ thống các cuộc đột kích vào bán đao. Nhật còn phong tỏa và sau đó không lâu hoàn toàn tiêu diệt được hạm đội của quân Đồng minh trong biển Giava. Cuộc đổ bộ lên đảo Giava của quân Nhật được tiến hành cùng lúc trên hai hướng: hướng tây trong khu vực Renbanga và hướng trung tâm bản đảo khu vực Bataan. Sau khi đổ bộ đánh chiếm được đầu cầu quân Nhật phát triển nhanh chóng cuộc tiến công vào trung tâm bán đảo và chỉ sau một vài ngày đã đánh chiếm hầu hết các thành phố lớn trên đảo. Lực lượng đổ bộ và hoạt động của lục quân Nhật được một lực lượng lớn của hạm đội yểm trợ.

Chiến dịch Mianma được chuẩn bị ngay từ cuối tháng 1, khi hoạt động chiến đấu ở Malaixia đã ở bước kết thúc. Trong chiến dịch này, Bộ chỉ huy quân đội Nhật Bản cũng vẫn vận dụng phương pháp tiến hành chiến dịch tương tự như các chiến dịch trước. Đầu tiên là đánh chiếm các căn cứ hải quân, các sân bay dọc bờ biển Andôman như Marôgai, Tavôe, Môunmein,... để lợi dụng các căn cứ trên di chuyển không quân và hạm đội đến, sau đó tiến hành đánh chiếm phần lãnh thổ còn lại. Cuộc tiến công diễn ra theo từng hướng riêng biệt, dọc theo các con sông và một số trục đường dưới sự chi viện của không quân. Song việc tiến hành tác chiến trên các hướng của lục quân đều có sự hiệp đồng chặt chẽ với hạm đội. Lực lượng đổ bộ đường biển của Nhật phối hợp chặt chẽ với lực lượng lục quân đang phát triển tiến công từ hướng Thái Lan tới đã nhanh chóng đánh chiếm được Thủ đô Rangun của Mianma. Quân đội Anh và Trung Quốc sau khi bị tổn thất nặng nề phải rút về phía biên giới Ấn Độ và Trung Quốc để tiến hành phòng ngự.

Bên cạnh việc mở các chiến dịch tiến công phối hợp của tập đoàn quân và hạm đội, Bộ Chỉ huy quân đội Nhật Bản còn tiến hành việc sử dụng rộng rãi các chiến dịch độc lập của hải quân. Với mục đích tiêu diệt các tập đoàn chủ yếu của hải quân đối phương. Nhật sử dụng lực lượng chủ yếu là hải quân với phương pháp tác chiến riêng. Đó là sử dụng không quân của các hàng không mẫu hạm và không quân ở các căn cứ trên bờ, cùng các chiến hạm cỡ lớn và tàu ngầm của hạm đội. Việc đánh chiếm các đảo nhỏ, riêng biệt trên Thái Bình Dương cũng đều do hạm đội tiến hành bằng phương pháp đổ bộ của lính thủy đánh bộ dưới sự chi viện của pháo trên các hạm tàu. Sau khi lực lượng đổ bộ chiếm được đảo, không quân và hạm đội lại được di chuyển đến. Với phương pháp tác chiến này, Nhật đã giành được quyền kiểm soát toàn bộ phần phía tây của Thái Bình Dương.

Trong giai đoạn hai của cuộc tiến công chiến lược khi đang tiến hành chiến dịch Giava, lực lượng hải quân Nhật lại giành tiếp một thắng lợi to lớn nữa trước lực lượng hải quân của Đồng minh trong vùng vịnh Giava. Đặc điểm của hải quân Nhật trong trận chiến này là đã dùng các chiến hạm của mình đánh thiệt hại nặng các lực lượng hải quân Đồng minh. Thắng lợi của hạm đội Nhật trong vùng biển Giava có thể giải thích được rằng Nhật đã thành công trong việc phong tỏa hạm đội của Đồng minh ở trong khu vực vịnh. Khi tiến hành các trận đụng độ quyết định giữa các chiến hạm của Nhật và của Đông minh thì mọi ngả đường từ biển Giava tới Ấn Độ Dương và vùng biển bao quanh Ôxtrâylia lúc này hoàn toàn do Nhật kiểm soát. Trong các ngày 27 và 28 tháng 2 đã diễn ra một trận hai chiến giữa các hạm đội của Đồng minh với các chiến hạm thuộc tập đoàn chiến dịch phía đông của hạm đội Nhật, lực lượng của Đồng minh bị thiệt hại rất nặng nề, bị đánh chìm và đánh hư hỏng nặng một số lớn tuần dương hạm và khu trục hạm, chỉ có bốn chiếc khu trục hạm của Mỹ chạy được về tới các cảng ở Ôxtrâylia.

Trong thời gian tiến hành chiến dịch Mianma, Bộ Chỉ huy quân đội Nhật đã tiến hành chiến dịch hải quân độc lập ở Ấn Độ Dương nhằm tiêu diệt Hạm đội Phương Đông của Anh đang bố trí tại Xri Lanca và phá hoại các cuộc vận chuyển trên vịnh Bengan, đồng thời bảo đảm cho cuộc đổ bộ lên bờ biển Mianma. Lực lượng chủ yếu của Nhật gồm các binh đoàn hàng không mẫu hạm đột kích đã từng tham gia cuộc tiến công chiến lược vào Trân Châu cảng cùng một số tàu ngầm được huy động. Phương pháp tiến hành hoạt động chiến đấu là sử dụng lực lượng không quân trên các hàng không mẫu hạm đột kích tập trung vào các căn cứ hải quân và hạm đội của đối phương. trên biển.

Đòn đột kích đầu tiên của Nhật huy động 180 máy bay đánh vào Côlômbô (Xri Lanca) đã phá hủy các căn cứ, sân bay và tiêu diệt các tàu đang neo tại cảng. Nhưng Nhật không kim chặt được nên đã để cho các chiến hạm của Anh di chuyển ra biển đến căn cứ Átđu thuộc bán đảo Malidipsoki. Tiếp đó, các binh đoàn hàng không mẫu hạm của Nhật đột kích vào căn cứ Torincômali, phá hủy các căn cứ sửa chữa và sân bay, đồng thời đánh chìm hàng không mẫu hạm “Khemet” của Anh. Chiến dịch của hạm đội Nhật tại Ấn Độ Dương đã gây thiệt hại nặng nề cho hạm đội Anh, buộc Anh phải điều các chiến hạm còn lại về căn cứ. Ấn Độ Dương do Nhật hoàn toàn làm chủ và đường tiến vào Ấn Độ của hạm đội Nhật đã rộng mở. Cùng với đó, các đơn vị chiến hạm hoạt động trên tuyến vận chuyển trong vịnh Bengan của Nhật cũng không gặp trở ngại đáng kể nên liên tiếp gây nhiều tổn thất cho các đoàn tàu vận tải của Anh.

Như vậy, các chiến dịch đầu tiên của Nhật trên Thái Bình Dương đã chứng minh rõ chiến đấu để giành quyền làm chủ trên mặt biển thường diễn ra trên quy mô rộng lớn, trong đó hạm đội là lực lượng chính của hoạt động tác chiến chiến dịch - chiến lược. Vai trò chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ này thuộc về hải quân mà trước hết là lực lượng không quân trên các hàng không mẫu hạm. Do khả năng của không quân được tăng lên cho phép tiến hành đột kích có hiệu lực không những chỉ trên biển mà còn ở trong các căn của đối phương, nên đã làm hạn chế tối đa khu vực hoạt động của các hạm đội đối phương Theo đó, đột kích vào các căn cứ hải quân và các sân bay đã trở thành một phương pháp thực hành chiến dịch của Nhật nhằm tiêu diệt lực lượng đối phương và giành quyền làm chủ trên biển. Các chiến dịch của hải quân Nhật trong thời kỳ đấu chiến tranh đã được tiến hành với sự tham gia của nhiều binh chủng trong hạm đội như không quân, chiến hạm, tàu ngầm,... Tất cả đều hoạt động ăn khớp với nhau, cùng nỗ lực phối hợp chung nhằm hoàn thành nhiệm vụ với kết quả cao nhất.

Về hoạt động phòng ngự của quân Đồng minh. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại trong chiến lược phòng ngự của Hoa Kỳ và các nước Đồng minh là do sự tính toán sai lầm của giới cầm quyền Anh và Mỹ. Về hướng xâm lược của Nhật Bản, không phải trước hết là đánh Liên Xô, mà là nhằm vào Anh và Mỹ. Về thời gian có thể xảy ra chiến tranh cũng là điều hoàn toàn bất ngờ đối với Anh và Mỹ. Hậu quả trực tiếp của những tính toán sai lầm đó dẫn đến không hoàn thành được các biện pháp củng cố tuyến phòng ngự, không chuẩn bị được đầy đủ lực lượng vũ trang cho chiến tranh, công tác triển khai các lực lượng chiến lược rất chậm chạp.

Đối với Hoa Kỳ, trong kế hoạch phòng thủ về mặt chiến lược - chiến dịch đã quan tâm nhiều đến việc bố phòng khu vực Philippin, nhưng việc tổ chức chỉ mới hoàn thành vào tháng 2 năm 1942. Việc bổ sung lực lượng của Hoa Kỳ và tổ chức thêm 10 sư đoàn của quân đội Philippin cho đến trước khi xảy ra chiến tranh vẫn chưa hoàn thành. Số quận trong biên chế của Cụm tập đoàn quân do tướng Đuglát Mắc Actua chỉ huy chỉ có vào khoảng 137 nghìn so với kế hoạch dự định là 200 nghìn, lại không ở trong tình trạng huấn luyện sẵn sàng chiến đấu tốt. Đại đa số công trình phòng thủ trên các đảo còn ở tình trạng chưa xây dựng xong. Việc tăng cường máy bay ném bom B-17 mà Bộ Chỉ huy quân đội Hoa Kỳ đặt nhiều kỳ vọng được tiến hành rất chậm chạp, việc tổ chức phòng không trên các đảo cũng rất yếu.

Bộ Chỉ huy quân đội Anh trong kế hoạch tác chiến chiến lược - chiến dịch tùy đặc biệt quan tâm bố trí phòng thủ đảo Malaixia, nhưng chỉ quanh khu vực Singora mới được xây dựng kiên cố. Thêm vào đó, đòn đột kích chủ yếu của quân Nhật lại vào phía bắc, không đúng như Bộ Chỉ huy quân Anh đã dự đoán. Quân Đồng minh phòng thủ trên các đảo lại gồm nhiều dân tộc khác nhau, trình độ sẵn sàng chiến đấu và sức chiến đấu không đồng đều, trang bị của các đơn vị này phần lớn cũ kỹ, lạc hậu, khả năng đấu. Ở hướng bắc do các binh đội Malaixia đảm nhiệm việc phòng thủ, tuy cũng có bố trí một số đơn vị của quân Anh được trang bị tốt hơn và sức chiến đấu cao hơn quân bản địa, nhưng số này lại không nhiều. Quân đội Hà Lan cũng tương tự như quân đội Anh, có sức chiến đấu cao, nhưng chủ yếu đảm nhiệm chức năng bảo vệ đồn, bốt ở các thành phố lớn. Lực lượng không quân của Đồng minh gồm những máy bay loại cũ, thua kém xa so với máy bay của Nhật. Hệ thống các sân bay và căn cứ hải quân cũng không được bảo vệ chu đáo vì mạng lưới phòng không yếu. Lực lượng mạnh hơn cả của quân đội Đồng minh là hải quân, nếu so sánh về số lượng tàu chiến lớn thì có ưu thế hơn so với hải quân Nhật, nhưng lại thua kém về số lượng hàng không mẫu hạm.

Năm 1941, sau cuộc diễn tập mùa hè, tổng thống Hoa Kỳ quyết định giữ lại Hạm đội Thái Bình Dương tại căn cứ tiền phương Trân Châu cảng trên đảo Haoai để tăng cường thêm sức mạnh của hải quân Mỹ tại Viễn Đông. Bộ Chỉ huy quân đội Anh cũng tiến hành một số biện pháp nhằm tăng cường thêm lực lượng cho hải quân của mình tại Viễn Đông. Sau một thời gian dài do dự, Anh đã phái hai chiến hạm lớn là thiết giáp hạm Prinxớp Uên và tàu chiến - tuần dương hạm Ripanx tới Singora, nhưng chỉ kịp đến căn cứ trước khi nổ ra chiến tranh năm ngày. Trong khi đó, Bộ Chỉ huy quân đội Anh đã không kịp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm cho sự hoạt động của các chiến hạm trên, nhất là tổ chức mạng lưới phòng không che chở.

Đặc biệt, các bộ chỉ huy quân đội trong Đồng minh đã không đánh giá được đúng khả năng Nhật sẽ tiến hành một cuộc tiến công chiến lược cùng lúc trên không gian rộng và trên tất cả các hướng chiến lược - chiến dịch. Các bộ chỉ huy cũng không tính toán tới những kinh nghiệm của các chiến dịch ở phía tây do phát xít Đức tiến hành thường bắt đầu bằng tập kích đường không bất ngờ và mãnh liệt. Tất cả những điều đó đã dẫn đến tổn thất vô cùng nặng nề cho Hoa Kỳ và Anh trong thời kỳ đầu của cuộc chiến tranh trên Thái Bình Dương. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến trạng thái sẵn sàng chiến đấu thấp và công tác trinh sát nắm địch tổ chức rất kém ở tất cả mọi cấp trong tiến hành phòng ngự chiến lược bằng lực lượng vũ trang liên minh khi bước vào thời kỳ đầu chiến tranh.

Điển hình là tình trạng sẵn sàng chiến đấu thấp của Hạm đội Thái Bình Dương (Hoa Kỳ) tại Haoai trước hết là do Bộ Chỉ huy quân đội Hoa Kỳ đã không nắm được tình hình đối phương cả khi đang triển khai trên chiến trường cũng như khi đã chiếm lĩnh các vị trí xuất phát tiến công. Tại thời điểm không quân Nhật tiến hành tập kích vào Trân Châu cảng thì tất cả các lực lượng của Hạm đội đều đang tập trung tại Haoai, chiếc nọ đậu sát chiếc kia, chỉ có hai chiến hạm được đưa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu và làm nhiệm vụ tuần tiễu theo hướng tiến về Trân Châu cảng. Không quân Hoa Kỳ cũng ở trong trạng thái không sẵn sàng chiến đấu, đổ dày đặc thành từng hàng tại các sân bay và đã trở thành những bia hứng đạn của không quân Nhật.

uss-indiana-bb-58-80-g-222923-1672998178.jpg
Một tàu chiến trong Hạm đội Thái Bình Dương

Các binh đội và phân đội pháo phòng không trên đảo Haoai đang ở trong tình trạng không có cấp báo động nào để đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu, do các đài radar không làm việc vào buổi sáng sớm và một số giờ quy ước vào ban ngày.

Bộ Chỉ huy quân đội Hoa Kỳ ở Haoai tuy có đủ khả năng và phương tiện có thể thu thập tin tức về đối phương, kể cả vào hưởng mà Nhật lựa chọn để tiến hành đột kích, nhưng biện pháp này đã không được thực hiện. Ngay cả đến khi trên tuyến bảo vệ vòng ngoài phát hiện có tàu ngầm lạ đang đến gần thì Bộ Tư lệnh Hạm đội cũng không có phản ứng gì đáng kể, chỉ phái một khu trục hạm ra thăm dò, còn toàn bộ hạm đội không có báo động sẵn sàng chiến đấu. Điều đó dẫn đến Hạm đội Thái Bình Dương bị mất khả năng chống lại cuộc tiến công xâm lược của Nhật vào các quần đảo Philíppin và Inđônêxia.

Trong chiến dịch Philíppin, đợt đột kích của không quân Nhật vào quần đảo Philíppin được thực hiện vào ban ngày, khi mà lực lượng Hoa Kỳ ở đây đã nhận được thông báo về cuộc tập kích của Nhật vào Trân Châu cảng, nhưng các quyết định ngăn chặn cuộc đột kích vẫn không được tổ chức thực hiện. Không quân của Hoa Kỳ đã không thể cất cánh vì một nửa số máy bay ném bom loại mới và hơn một phần ba máy bay tiêm kích đã bị tiêu diệt trên mặt đất. Số máy bay còn lại đang phải di chuyển về các khu vực phía nam. Đại bộ phận Hạm đội châu Á của Hoa Kỳ trong thời gian này đang ở phía nam, nhưng do bị mất khả năng yểm trợ của không quân đã không hạ quyết tâm chi viện tác chiến đánh vào các lực lượng đổ bộ của Nhật. Như vậy, không quân và hạm đội của Hoa Kỳ trên thực tế đã không tham gia công cuộc phòng thủ quần đảo Philippin, và đã bỏ mặc lực lượng lục quân thiếu sự che chở và chi viện.

Bị thiệt hại nặng nề bởi các cuộc đột kích của không quân. Nhật quân đội Mỹ và quân đội Philippin đã phải rút lui và tổ chức. Việc tổ chức chỉ huy bộ đội hoàn toàn bị gián đoạn. Chi có trên bán đảo Bataan, Bộ Chỉ huy quân đội Hoa Kỳ tổ chức lại được hệ thống phòng ngự và tiếp tục chiến đấu một vài tháng Những lực lượng này bị phong tỏa trong bán đảo nên không có tác động lớn đến quá trình phát triển tiến công chiến lược mà Nhật đang tiến hành. Tới cuối tháng 12, khả năng của các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ không còn đủ sức để cản bước Nhật tiến công vào Philippin và phát triển tiến công xuống các đảo của Ấn Độ (thuộc Hà Lan).

Khác với Bộ Chỉ huy quân đội Hoa Kỳ, Bộ Chỉ huy quân đội Anh đã kịp thời phát hiện cuộc triển khai đổ bộ của Nhật ngay khi vừa rời khỏi các căn cứ từ Đông Dương. Tổ chức trinh sát đường không của Anh đã theo dõi được các đoàn tàu chở quân đổ bộ của Nhật đang hành quân trên biển nên kịp thời chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Nhung Bộ Chỉ huy quân đội Anh đã không tổ chức được các đòn đánh trả vào đối phương cả trong giai đoạn hành quân trên biển và khi đổ bộ vào đất liền. Trong ngày 8 tháng 12, một nửa lực lượng không quân Anh đã bị thiệt hại. Việc tổn thất hai thiết giáp hạm thuộc Hạm đội Phương Đông và tiếp đó là những tổn thất về không quân và hạm đội trong những ngày đầu chiến tranh đã làm cho Anh không còn đủ sức phá các cuộc đổ bộ của Nhật cũng như chi viện cho lục quân đang phòng ngự. Ý định của Bộ Chỉ huy quân Anh chỉ còn cố gắng tổ chức phòng ngự ở khu trung tâm, ngăn quân Nhật tiến xuống phía nam, nhưng do không được huấn luyện tốt, lại liên tiếp bị đánh bại nên phải rút về Xingapo dưới sự che áp liên tục của không quân Nhật. Cuối cùng, bị phong tỏa cả đường biển lẫn đường bộ, các đơn vị của Anh và Malaixia đã phải hạ vũ khí đấu hàng.

Một khó khăn rất lớn của quân đội Đồng minh là chậm có một Bộ Tư lệnh thống nhất trên chiến trường dẫn đến không thể thống nhất được sức mạnh chung của toàn lực lượng. Mai tới cuối tháng 11 năm 1941, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ mới xúc tiến việc chuẩn bị những cuộc hội đàm với các đại diện của lục quân và hạm đội, sau đó là hội đàm với các chính phủ Anh và Hà Lan về tổ chức một cơ quan thống nhất chỉ huy chung trên chiến trường. Chi đến khi chiến tranh diễn biến hết sức căng thẳng, Đồng minh mới vội vã tổ chức ra Bộ Chỉ huy chung do Hoa Kỳ đứng đầu. Thế nhưng do thành phần đa quốc gia, ý thức dân tộc hẹp hòi chi phối, tổ chức trang bị lại không đồng nhất phong cách chỉ huy mang màu sắc riêng…. đã gây nên những khó khăn vô cùng phức tạp trong điều hành phối hợp tác chiến. Thực chất, nước nào cũng trước hết lo bảo vệ lực lượng vũ trang của mình để thực hiện lợi ích riêng.

Xingapo thất thủ và tiếp tục Giava bị uy hiếp đã gây khủng hoảng nghiêm trọng đối với tình hình chiến lược về phía Đồng minh. Trong lúc cùng quẫn, việc tổ chức chỉ huy các hoạt động tác chiến chiến lược trong Bộ Chỉ huy thống nhất của Đồng minh lại chuyển sang cho Hà Lan, thực chất nhằm thực hiện ý định rút khỏi cuộc chiến tại Giava. Trên thực tế, lục quân của Đồng minh tại đảo Giava tuy đã chống cự kiên cường trước quân đổ bộ của Nhật, nhưng cuối cùng Giava cũng thất thủ Như vậy, lực lượng vũ trang Đồng minh ở Malaixia, Philippin và một số đảo của Ấn Độ thuộc Anh chỉ trong thời ngắn đã bị tiêu diệt. Ý đồ của quân đội Anh và Trung Hoa ngắn chặn cuộc tiến công của Nhật vào Mianma cũng không đại được kết quả.

Sau khi bị thất bại ở Rangun và Kalevôn, quân đội Anh phải rời bỏ Mianma và rút về phòng ngự dọc biên giới Ấn Độ... Mọi cố gắng chiến đấu phòng ngự của Anh và Mỹ giữ Malaixia nhằm duy trì ảnh hưởng thuộc địa ở Đông Nam Á đã bị thất bại. Hạm đội Phương Đông của Anh với và rút về các cảng phía đông của châu Phi để tránh bị tiêu diệt hoàn toàn, bỏ lại Ấn Độ. Dương cho hạm đội của Nhật làm chủ. Bộ Chỉ huy quân đội Hoa Kỳ tập trung một lực lượng lớn lục quân tại Ôxtrâylia, đồng thời tập trung lực lượng hạm đội rút về phía tây nam và trung tâm Thái Bình Dương, tổ chức lại hệ thống các căn cứ hải quân và không quân nhằm ngăn chặn Nhật phát triển tiến công chiến lược tới bờ biển châu Mỹ và châu Đại Dương.

hms-prince-of-wales-and-hms-repulse-underway-with-a-destroyer-on-10-december-1941-hu-2762-1672998318.jpg
Một tàu chiến Anh bị các máy bay Nhật Bản tấn công.

Như vậy, các chiến dịch đầu tiên đã có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình của cuộc chiến tranh trên Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong các chiến dịch này, quân đội Nhật đã giành được thắng lợi hết sức to lớn: tiêu diệt các lực lượng vũ trang của quân Đồng minh, đánh chiếm một vùng lãnh thổ rộng lớn với các nguồn dự trữ về nguyên liệu vô cùng phong phú, với số dân trên 150 triệu người. Sở dĩ Nhật thành công vì đã triển khai sớm lực lượng chiến lược và chiếm lĩnh các khu vực xuất phát tiến công. Một loạt hệ thống chiến dịch phối hợp của lục quân với hạm đội, các chiến dịch độc lập của hải quân và chiến dịch của lục quân, tất cả các chiến dịch đó của Nhật đều liên kết với nhau trong một mục đích chung, thống nhất về ý định và kế hoạch.

Một trong những điều kiện chính để Nhật đạt được thắng lợi trên chiến trường là đã sớm giành quyền làm chủ trên biển và trên không, tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc tiêu diệt không quân và hạm đội của đối phương. Tiền thành các chiến dịch độc lập của hải quân để tiêu diệt các lực lượng hải quân của địch và giành quyền làm chủ trên biến đã trở thành nội dung chủ yếu trong hoạt động chiến lược - chiến dịch của hạm đội Nhật. Bác bỏ quan điểm của một số nhà lý luận quân sự tư sản phủ nhận khả năng sử dụng lực lượng đổ bộ đường biển ở quy mô lớn, các chiến dịch đổ bộ của Nhật trên Thái Bình Dương đã trở thành phương pháp cơ bản đã tiến hành tiến công ven biển và vào các khu vực quần đảo trên chiến trường.

Phòng ngự chiến lược của quân Đồng minh do những sai lầm nghiêm trọng trong khâu tổ chức đã không thể ngăn chặn được cuộc tiến công của quân Nhật. Hoạt động của các chiến hạm Đổng minh thiếu sự chi viện của không quân đã tỏ ra không có hiệu lực. Ngay đối với hoạt động chiến đấu của lục quân cũng vậy, không có sự chi viện của không quân nên không thể đạt được kết quả mong muốn, vì thường bị chậm trễ khi tập trung tới các khu vực đổ bộ. Hơn nữa, hoạt động chiến đấu phòng ngự của quân Đồng minh phải tiến hành trên một không gian rộng, trong khi mang tính chất để kháng riêng lẻ từng khu vực, do vậy thường kết thúc bằng các cuộc rút lui vội vã. Không sớm tổ chức được bộ chỉ huy thống nhất để chỉ huy tập trung và thống nhất lực lượng vũ trang của các nước trong khối Đồng minh cũng là một trở ngại rất nghiêm trọng trong việc tổ chức và diễu hành công cuộc phòng ngự chiến lược.

Sau này, lực lượng vũ trang các nước Đồng minh đã phải tiến hành các hoạt động chiến đấu vô cùng căng thẳng để khắc phục những hậu quả không thành công trong thời kỳ đầu chiến tranh. Chính phủ Hoa Kỳ đã phải áp dụng mọi biện pháp nhằm tổng động viên toàn bộ tiềm lực kinh tế và quân sự trong nước và đồng minh nhằm thỏa mãn các yêu cầu của chiến tranh. Nhưng chỉ khi Liên Xô bước vào cuộc chiến tranh chống phát xít Nhật, tiêu diệt lực lượng lớn của Nhật là Đạo quân Quan Đông buộc Nhật phải đầu hàng vô điều kiện, thì cơn ác mộng “chiến tranh Thái Bình Dương" mới được giải tỏa.

Trung tướng, GS.TS Nguyễn Đình Chiến