Chiến tranh Việt Nam
49 năm thống nhất đất nước: Truyền thông Argentina đưa tin đậm nét về Chiến thắng 30/4
Theo phóng viên TTXVN tại Buenos Aires, ngày 30/4, trang web điện tử AcercandonosCultura của Argentina đăng tải bài viết đậm nét về Ngày thống nhất đất nước của Việt Nam, một sự kiện lịch sử quan trọng đánh dấu miền Nam được hoàn toàn giải phóng và kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc Việt Nam.
Nhân tố huy động sức mạnh toàn dân trong chiến tranh
Một nhân tố cực kỳ quan trọng trong xây dựng lực lượng tiến hành chiến tranh phải nói đến là bộ tham mưu chiến đấu của toàn bộ lực lượng ấy. Trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đó chính là sự lãnh đạo của Đảng và sự tổ chức, điều hành của Nhà nước.
Thời kỳ đầu cuộc chiến Ba Gia (Phần 2 và hết)
Tình thế đặt ra cho ta lúc đó là phải tiếp tục tiến công. Lực lượng của ta khẩn trương củng cố đội hình và ngay trong đêm 30 rạng ngày 31, Tiểu đoàn 60 Trung đoàn 1 tiến công bất ngờ điểm cao 47 và đồi Mả Tổ, nhanh chóng tiêu diệt Tiểu đoàn 3 thủy quân lục chiến ngụy.
Thời kỳ đầu cuộc chiến Ba Gia (Phần 1)
Tại chiến trường Khu V, các trung đoàn chủ lực của ta đã tiến đánh địch, mở rộng vùng giải phóng bắc và nam Tây Nguyên. Ở Quảng Ngãi, Bộ Tư lệnh Quân khu V chuẩn bị mở chiến dịch Ba Gia - chiến dịch tiến công của bộ đội chủ lực nhằm tiêu diệt một bộ phận lực lượng của Sư đoàn 25 ngụy.
Những điều chưa kể về chiến thắng Ấp Bắc (Phần 2)
Sáng sớm ngày 2 tháng 1 năm 1963, máy bay trinh sát của địch quần lượn trên bầu trời Ấp Bắc dẫn đường cho bộ binh và cơ giới tiến công. Trên hướng lộ 4, hai đại đội bảo an từ Điền Huy xông thẳng vào xóm Hội Đồng Vàng (xã Tân Phú) mở màn cuộc hành quân.
Những điều chưa kể về chiến thắng Ấp Bắc (Phần 3 và hết)
Qua một ngày chiến đấu căng thẳng, ác liệt, các lực lượng vũ trang của ta đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bẻ gãy năm đợt tiến công của địch. Ban Chỉ huy trận đánh được lệnh rút toàn bộ lực lượng ra khỏi Ấp Bắc để bảo toàn lực lượng cho những trận đánh tiếp theo.
Những điều chưa kể về chiến thắng Ấp Bắc (Phần 1)
Chiến thắng Ấp Bắc là chiến thắng đầu tiên mở ra khả năng cho cách mạng miền Nam tiến lên đánh thắng chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. Trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, Mỹ - Diệm coi bình định, lập ấp chiến lược là xương sống, là yếu tố quan trọng bảo đảm cho mưu đồ “dùng người Việt trị người Việt”.
Phân tích chiến lược chống "chiến tranh đặc biệt” của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Phần 2 và hết)
Ngày 20 tháng 4 năm 1961, trong thư gửi Xứ ủy Nam Bộ, đồng chí Lê Duẩn đã phân tích cụ thể: Trong giai đoạn này, địch tuy thất bại về chính trị nhưng lực lượng quân sự của chúng hầu như còn nguyên vẹn và đang được Mỹ tìm mọi cách tăng cường.
Phân tích chiến lược chống "chiến tranh đặc biệt” của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Phần 1)
Trước mắt, để chống chiến lược "chiến tranh đặc biệt”, chúng ta tập trung giữ vững và mở rộng quyền làm chủ đã giành được ở các vùng giải phóng; khẩn trương xây dựng thực lực cách mạng; tạo thế, thời và lực để đưa cách mạng tiến lên trong tình hình mới.
Thời kỳ đầu chiến tranh trong chiến cục của Liên Xô chống phát xít Nhật trên chiến trường Viễn Đông (Phần 1)
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, việc Mỹ - Anh mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu chi được tiến hành vào thời điểm giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh, khi phát xít Đức đang đứng trước nguy cơ bị thất bại hoàn toàn ở phía đông và chỉ một mình Liên Xô cũng đủ sức tiếp tục hoàn thành việc tiêu diệt Nhà nước Đức quốc xã trong một thời gian ngắn.
Chặng đường đến chiến thắng - Bài 2: Cuộc đấu trí trên bàn đàm phán
Cuộc đàm phán Paris là lâu dài và gian khổ nhất, bởi bản chất cuộc đàm phán là cuộc đấu trí, đấu mưu, phải phối hợp nhịp nhàng giữa quân sự và ngoại giao, giữa chiến trường và hội nghị. Để chiến thắng trên bàn hội nghị, đòi hỏi hai đoàn đàm phán của Việt Nam phải phối hợp ăn ý, “tuy hai mà một”, phải biết vận dụng khéo léo nghệ thuật “vừa đánh vừa đàm”...
Tính chất xã hội và quân sự đặc trưng của thời kỳ đầu chiến tranh
Chiến tranh nổ ra, dù trong phạm vi giữa hai quốc gia tham chiến hay chiến tranh khu vực, chiến tranh thế giới, đều kéo theo những đảo lộn lớn về chính trị, kinh tế, xã hội trên phạm vi rộng hơn phạm vi của bản thân cuộc chiến.
Quan niệm về thời kỳ đầu chiến tranh trên thế giới và tại Việt Nam
Nếu như trạng huống hòa bình được coi như diễn trình bình thường của đời sống nhân loại không cần thiết phải được nhìn nhận dưới góc độ một hiện tượng chuyên biệt, thì chiến tranh luôn được coi như trạng huống bất thường, có mở đầu, diễn tiến và kết cục trong không gian và thời gian xác định.
Thời kỳ đầu chiến tranh và những vấn đề đặt ra đối với quốc phòng Việt Nam
Chiến tranh luôn là sự thử thách toàn diện đối với sức sống của bất kỳ quốc gia, dân tộc nào bị cuốn vào vòng xoáy khốc liệt của nó, trong đó thời kỳ bắt đầu bước vào những động thái đầu tiên của cuộc chiến đặt ra những thử thách nghiêm trọng bậc nhất.
Vĩnh biệt Jean-Luc Godard, đạo diễn huyền thoại người Pháp từng làm phim về Chiến tranh Việt Nam
Ngày 13/9, các phương tiện truyền thông đưa tin đạo diễn điện ảnh huyền thoại Jean-Luc Godard, người được coi là mở ra trào lưu Làn sóng Mới tại Pháp, đã qua đời ở tuổi 91.