Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C. Mác và Ph. Ăngghen đã khái quát một chân lý: Lịch sử xã hội loài người từ khi có sự phân chia thành giai cấp đến nay chính là lịch sử đấu tranh giai cấp. Thực tiễn lịch sử cho thấy, các cuộc đấu tranh giai cấp ấy tất yếu thể hiện thành hai trạng huống xã hội có tính chất đối lập: chiến tranh và hòa bình, mà về bản chất đều là sự kế tục của chính trị, chỉ khác nhau ở thủ đoạn chủ yếu để tiến hành là đấu tranh vũ trang hay không mà thôi. Tuy nhiên, nếu như trạng huống hòa bình được coi như diễn trình bình thường của đời sống nhân loại không cần thiết phải được nhìn nhận dưới góc độ một hiện tượng chuyên biệt, thì chiến tranh luôn được coi như trạng huống bất thường, có mở đầu, diễn tiến và kết cục trong không gian và thời gian xác định.
Quan niệm về thời kỳ đầu chiến tranh
Cũng theo đó, từ khi đời sống nhân loại xuất hiện trạng huống chiến tranh, dù với mục tiêu này hay mục tiêu khác, thì cũng đồng thời xuất hiện quan niệm của con người về thời kỳ đầu tiến hành loại hoạt động này. Tùy theo trình độ phát triển của lĩnh vực quân sự, trực tiếp là lĩnh vực đấu tranh vũ trang mang tính nhà nước, mà có quan điểm, quan niệm khác nhau về thời kỳ đấu chiến tranh và vai trò quan trọng của nó đối với toàn bộ cuộc chiến. Mỗi cuộc chiến tranh do những yếu tố xã hội - chính trị và lịch sử đều mang đặc điểm riêng, do sự gắn bó liên kết của một loạt yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự, địa lý,... tạo nên sắc thái đặc thù không giống nhau của từng nhà nước khi chuẩn bị cho chiến tranh cũng như khi bước vào cuộc chiến. Ngay trong từng quốc gia, dân tộc, ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau thì khi bước vào một cuộc chiến tranh cũng luôn mang theo những dấu ấn kinh tế - chính trị - xã hội tổng thể của thời kỳ lịch sử ấy, với đặc điểm và tính chất khác hẳn các cuộc chiến tranh đã từng xuất hiện ở thời kỳ lịch sử trước. Vấn đề này lại càng phức tạp đối với các cuộc chiến tranh có quy mô khu vực hoặc quy mô thế giới, bởi thường có hàng loạt nước bị lôi cuốn tham chiến cùng với những đặc điểm riêng rất khác nhau cả về địa - quân sự, địa - chính trị địa - kinh tế,... và về lợi ích sống còn của dân tộc. Trước khi bắt đầu các hoạt động tác chiến, ở tất cả các nước tham chiến thường xuất hiện một loạt biện pháp chính trị, đối ngoại, tư tưởng kinh tế,... có liên quan đến việc chuyển quốc gia từ thời bình sang thời chiến.
Chính vì vậy, vấn đề thời kỳ đầu chiến tranh - cả về mặt lý luận và thực tiễn - đã từ lâu thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà hoạt động nghiên cứu quân sự trên thế giới. Đặc biệt, trước bối cảnh hiện nay, vấn đề lại càng trở nên quan trọng và mang tính phổ quát. Trong hầu hết các công trình nghiên cứu về hiện tượng chiến tranh và về các cuộc chiến tranh đương đại đều có sự chú trọng đề cập giai đoạn đặc biệt này cả về mặt lịch sử và lý luận. Trong hệ thống quan điểm chính trị chính thống của các nhà nước, khái niệm về thời kỳ đầu chiến tranh được đề cập dưới nhiều thuật ngữ như: “thời kỳ thứ nhất của cuộc chiến tranh”, “giai đoạn đầu của chiến tranh”, “thời kỳ bắt đầu buộc vào chiến tranh”, “chiến dịch chuẩn bị cho chiến tranh”, “giai đoạn bắt đầu cuộc chiến tranh”, “thời kỳ đầu của chiến tranh".... Có thể khái quát ở các khía cạnh dưới đây:
Về thời gian, hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng thời kỳ đầu chiến tranh được tính từ khi có những động thái đầu tiên của chiến tranh đến khi giành được mục tiêu ban đầu của cuộc chiến. Chẳng hạn, Mỹ cho rằng thời kỳ đấu chiến tranh tính từ khi Tổng Tư lệnh tối cao tuyên bố chiến tranh đến khi giành được ưu thế trên không. Theo quan điểm của Nga, cách xác định về thời kỳ đấu chiến tranh phổ biến là theo mục tiêu của giai đoạn chiến tranh, song cũng cho rằng không nên loại trừ cuộc chiến tranh không thể dự báo trước do những điều kiện đặc biệt và trong trường hợp các bên bất ngờ sử dụng vũ khí mới được chế tạo. Trung Quốc quan niệm thời kỳ đấu chiến tranh là khoảng thời gian từ khi nổ ra chiến tranh đến khi hoàn thành bước đầu các nhiệm vụ chiến lược. Theo đó có thể thấy, các quan niệm phổ biến đều tính thời kỳ đầu chiến tranh từ khi chuẩn bị trực tiếp cho đất nước, đặc biệt là triển khai lực lượng vũ trang, tiến hành các hoạt động răn đe, đồng thời thực hiện đòn tiến công quân sự kết hợp với tiến công về kinh tế, chính trị, tâm lý, tư tưởng, ngoại giao,... đến khi đạt được các mục tiêu chiến lược trước mắt của chiến tranh.
Tuy nhiên, tùy điều kiện, đối tượng tác chiến và mục tiêu quân sự chiến lược chung nhất của mỗi quốc gia mà việc xác định các mục tiêu chiến lược trước mắt của chiến tranh cũng không hoàn toàn như nhau. Chẳng hạn như hiện nay, đối tượng tác chiến của các nước lớn là lực lượng hoặc liên minh quân sự của một số quốc gia có tiềm lực kinh tế, khoa học công nghệ cùng tiềm lực quân sự phát triển mạnh, do vậy mục tiêu chiến lược trước mắt của chiến tranh là giành quyền làm chủ trên không, trên biển, trên vũ trụ, điện tử,... Hoặc khi các thế lực hiểu chiến Mỹ phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, mục đích thời kỳ đầu chiến tranh do họ đặt ra là hủy diệt sức mạnh quân sự, đánh chiếm mục tiêu chiến lược trọng yếu, đánh bại ý chí của ta ngay từ đầu. Còn với các nước phải đối phó với đối phương mạnh hơn, thì mục tiêu chiến lược trước mắt của chiến tranh chủ yếu là để bảo tồn lực lượng, thực hiện cuộc chiến tranh lâu dài. Mục tiêu càng lớn thì càng làm cho thời kỳ đấu chiến tranh kéo dài, thậm chí rơi vào thế sa lầy, giằng co.
Thời kỳ đầu chiến tranh trên thế giới
Kinh nghiệm từ thực tiễn lịch sử chiến tranh đương đại đã khẳng định xu hướng giảm thời gian của thời kỳ đầu chiến tranh là xu hướng tất yếu. Nếu như trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật, thời kỳ đấu chiến tranh kéo dài 5 tháng, trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là 2 tháng, thì trong chiến tranh giữ nước vĩ đại của Liên Xô chống chủ nghĩa phát xít chỉ diễn ra khoảng 3 tuần. Kinh nghiệm cũng khẳng định các hoạt động tác chiến luôn có xu hướng tăng quy mô và tính quyết liệt, bởi mong muốn của các bên tham chiến luôn là giành được những kết quả cao nhất trong giai đoạn này để gây ảnh hưởng quyết định đến diễn biến tiếp theo của toàn bộ cuộc chiến. Chỉ khi đã tạo ra được ưu thế nhất định về sức mạnh tác chiến so với kẻ thù trong thời kỳ đấu chiến tranh thì mới có tiền đề, điểm tựa cả về vật chất, lực lượng và tinh thần để tiếp tục giáng những đòn nặng nề vào quân xâm lược trong giai đoạn tiếp theo.
Mặt khác, độ dài thời gian của thời kỳ đầu chiến tranh còn tùy thuộc rất lớn vào trình độ phát triển của vũ khí trang bị và cách thức tổ chức tác chiến. Sức mạnh chiến đấu phụ thuộc không chỉ vào chất lượng vũ khí, kỹ thuật quân sự, trạng thái tinh thần và vật chất của lực lượng tác chiến, mà còn ở nghệ thuật của cán bộ chỉ huy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan tham mưu và trình độ huấn luyện cáo của bộ đội. Các cuộc chiến tranh bằng bạch khí (vũ khí cầm tay như đao, kiếm, cung, thương...) và cách thức tổ chức tác chiến ít chuyên nghiệp (thế trận đơn tuyến, nghệ thuật tác chiến sơ giản, quy mô tác chiến hẹp, người chỉ huy trực tiếp đốc chiến....) thường có thời kỳ đầu rất dài, thậm chí có khi tới vài chục năm. Khi vũ khí nóng (hỏa khí) ra đời và kéo theo phương thức tác chiến bài bản hơn, binh pháp chặt chẽ hơn, thì việc đạt được mục tiêu ban đầu của cuộc chiến tốn ít thời gian hơn nhiều, thời kỳ đầu chiến tranh thường chỉ kéo dài trong phạm vi vài tháng. Còn trong các cuộc chiến tranh thời cận đại và hiện đại, khi đã xuất hiện các hình thức tác chiến đa dạng và nhất là xuất hiện các thế hệ vũ khí cho phép tiến công tổng lực cả từ trên không, trên biển, lục địa,... thì thời kỳ đầu chiến tranh được rút lại hết sức ngắn.
Qua các cuộc chiến tranh hiện đại ở Irắc, Trung Đông, Nam Tư (lúc này Liên bang Nam Tư gồm hai nước Xécbia và Montenegro) cho thấy, thời kỳ đầu chiến tranh, thậm chí toàn bộ cuộc chiến, có khi chỉ kéo dài vài chục ngày. Thời gian chuẩn bị dài, thời gian tiến hành chiến tranh ngắn, và thời gian giải quyết hậu quả chiến tranh có thể kéo dài. Trong chiến tranh vùng Vịnh, thời gian chuẩn bị trực tiếp của Mỹ và liên quân thường từ 3 đến 6 tháng, ở Afghanistan khoảng 1 tháng, song thời gian tiến hành chiến tranh có thể rất ngắn, như chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 chỉ có 42 ngày, năm 2003 chỉ có 25 ngày chiến tranh Nam Tư năm 1999 kéo dài 78 ngày; chiến tranh Afghanistan năm 2001 cũng gần 2 tháng.
Về nội dung hoạt động từ khi tồn tại thế giới đa cực các chuyên gia quân sự đã nghiên cứu kỹ nội dung thời kỳ đầu chiến tranh. Trong những biện pháp chuẩn bị tác chiến của các cơ quan chỉ huy và bộ đội đã có nhiều nội dung lý luận phù hợp được nghiên cứu. Trên báo chí quân sự cũng đã tiến hành nhiều hội thảo rộng rãi về chủ đề này. Nhìn chung trong thời kỳ đấu chiến tranh, cùng với sự khẩn trương triển khai thực hiện các hoạt động tác chiến quân sự đầu tiên là sự tiếp tục chuẩn bị dư luận đề tập hợp lực lượng huy động tiềm lực quân sự, chuẩn bị lực lượng vũ trang, khơi dậy sức mạnh tổng hợp của đất nước, chuyển trạng thái đất nước từ thời bình sang thời chiến, động viên thời chiến, đẩy mạnh ngoại giao…
Tuy nhiên, đối với nội dung hoạt động của thời kỳ đầu chiến tranh, các nước khác nhau cũng có quan niệm khác nhau. Mỹ quan niệm thời kỳ đấu chiến tranh là thời kỳ trong đó các lực lượng vũ trang phát huy ưu thế vượt trội về quân sự và kinh tế, tiến hành các đòn tiến công tập trung ở ạt bằng nhiều loại vũ khí chính xác cao từ trên không, trên vũ trụ, từ biển và đất liền; sử dụng rộng rãi các thiết bị điện tử, hệ thống tự động hóa chỉ huy, truyền thống, dẫn đường từ vũ trụ; sử dụng không quân như là lực lượng có ý nghĩa quyết định để tiến hành các hoạt động quân sự nhằm giành và giữ ưu thế trên không. Nga cho rằng thời kỳ đấu chiến tranh là thời kỳ đầu tiên đặc biệt căng thẳng, trong đó các quốc gia tham chiến sử dụng các cụm lực lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu đã được chuẩn bị từ trước và đã triển khai trước khi nổ ra chiến tranh để tiến hành các hoạt động quân sự, sẽ diễn ra các chiến dịch chiến lược đầu tiên, đồng thời chuyển nền kinh tế sang chế độ thời chiến, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai các thể đội lực lượng tiếp theo và thực hiện các hoạt động quân sự kế tiếp. Trung Quốc quan niệm trong thời kỳ đấu chiến tranh, bên tiến công thường sử dụng lực lượng chủ lực triển khai trước, tiến công bất ngờ nhằm giành thắng lợi quyết định ngày thời kỳ đầu; biến phòng thủ thường trong thế bị động nên áp dụng các biện pháp khẩn cấp chống tập kích của đối phương, giữ vững cục diện chiến trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hành tác chiến sau đó. Ngoài ra, nước tham gia chiến tranh còn nhanh chóng chuyển đất nước sang trạng thái chiến tranh, động viên lực lượng triển khai các hoạt động ngoại giao nhằm tìm kiếm các điều kiện quốc tế có lợi cho mình.
Nhìn chung, các quan niệm đều thống nhất về nội dung chủ yếu của thời kỳ đấu chiến tranh là một quá trình đặc biệt phức tạp khi các nhà nước bước vào cuộc chiến tranh phải tiến hành cùng một lúc hàng loạt nhiệm vụ cấp bách có liên quan chặt chẽ với nhau thành một thể thống nhất. Thực chất, đó là tổng thể các biện pháp, các hoạt động chính trị, tư tưởng kinh tế,... nhằm chuyển toàn diện đất nước từ thời bình sang thời chiến, động viên lực lượng và nguồn lực của các bên tham chiến, tiến hành đấu tranh vũ trang và các hoạt động đấu tranh khác. Về mặt quân sự, thời kỳ đầu chiến tranh là khoảng thời gian nhất định trong đó diễn ra các chiến dịch tiến công và phòng ngự ở quy mô to lớn, huy động các binh đoàn lớn của lực lượng vũ trang tham gia ngay từ đầu nhằm đạt được mục đích chiến lược trước mắt. Song nhìn tổng thể thì các bên tham chiến đều phải tiến hành một loạt biện pháp tổng hợp ban đầu để tổ chức tổng động viên các nguồn dự trữ của đất nước cho chiến tranh, tiến hành những chính sách đối ngoại có liên quan tới đối phương, các nước đồng minh và các nước trung lập nhằm củng cố vững chắc vị trí của mình trên trường quốc tế.
Về đối nội, bất cứ nhà nước nào cũng phải tiến hành việc chuyển đời sống của nhân dân nước mình sang chế độ thời chiến. Một trong những biện pháp giữ vai trò quan trọng hàng đầu là củng cố lại an ninh quốc gia và tăng cường công tác giáo dục về tâm lý và tinh thần cho nhân dân để sẵn sàng chịu đựng. gánh nặng của chiến tranh. Ngay cả đối với các nước đi xâm lược dù đã bí mật chuẩn bị và triển khai các nội dung ấy từ trước chiến tranh, nhất là tiến hành tổng động viên và triển khai các lực lượng vũ trang của mình, song khi chiến tranh nổ ra vẫn phải có những điều chỉnh lớn. Tuy nhiên, bên đi xâm lược chủ yếu tập trung tiến hành các chiến dịch tiến công với mục tiêu trước mắt là tiêu diệt các lực lượng thuộc Thê đội I chiến lược của đối phương, tạo tiền đề và thế chiến lược có lợi cho các thời kỳ tiếp theo của cuộc chiến tranh.
Các nhà nước bị xâm lược thường bị bất ngờ trong thời kỳ đấu chiến tranh nên phải tiến hành các cuộc giao chiến phòng ngự vô cùng ác liệt trên toàn bộ chiến trường bằng các lực lượng thuộc Thê đội I chiến lược của mình, nhằm bảo đảm cho công cuộc tổng động viên, tập trung và triển khai lực lượng Thê đội II chiến lược. Để thực hiện được mục tiêu ấy, phải thật nhanh chóng tiến hành kế hoạch tổng động viên về kinh tế và quân sự phù hợp với tình hình thực tế của đất nước. Vai trò của nhà nước phải được phát huy tối đa trong việc điều động một cách kiên quyết và hợp lý các nguồn dự trữ công nghiệp, giao thông vận tải và nông nghiệp nhằm bảo đảm phương tiện vật chất kỹ thuật cho lực lượng vũ trang, đặc biệt là tổ chức lại công tác giao thông vận tải và thông tin liên lạc. Đồng thời, nhà nước phải kịp thời bổ sung tổ chức, quân số, trang bị cho các binh đoàn, bảo đảm nhanh chóng triển khai chiến đấu. Nhà nước còn phải tiến hành chuyển nền kinh tế sang thời chiến, phát triển sản xuất khi tài chiến đấu và trang bị cũng như phần chia lại ngân sách tài chính, vật chất, nguồn dự trữ nhân lực cho các ngành thuộc nền kinh tế quốc dân.
Về đối ngoại, khi bước vào cuộc chiến tranh, các nhà nước đều áp dụng mọi biện pháp để tổ chức và mở rộng khối liên minh quân sự. Bởi vậy, ngay từ những ngày đầu chiến tranh, các nhà nước đều tuyên bố rõ chính sách đối ngoại cùng với công bố cương lĩnh của nhà nước trước cuộc chiến tranh, mục đích chính trị dạng tiến hành, làm rõ mối quan hệ với các nhà nước khác, xúc tiến và chuẩn bị những cuộc đàm phán với các nhà nước có thể sẽ trở thành đồng minh của mình.
Đương nhiên, tất cả các nội dung nói trên cũng có sự phân định với các nội dung tương đương trong thời kỳ chuẩn bị chiến tranh. Rõ ràng, giữa thời kỳ chuẩn bị chiến tranh với thời kỳ đấu chiến tranh có mối liên quan hết sức mật thiết. Chuẩn bị chiến tranh càng chu đáo thì càng chiếm thể chủ động khi bước vào thời kỳ đầu chiến tranh, và xét đến cùng thì thời kỳ đầu chiến tranh cũng chứa đựng nội dung chuẩn bị trực tiếp cho việc giành giật những mục tiêu chiến lược tiếp theo của cả cuộc chiến. Mặt khác, ngay cả khi đã tuyên chiến, các hoạt động tác chiến cũng chưa hẳn ngay lập tức diễn ra. Song rõ ràng chuẩn bị chiến tranh với tiến hành chiến tranh là hai động thái không thể đống nhất. Trong lịch sử từng có hiện tượng các quốc gia đã chuẩn bị chiến tranh rất kỹ, song nguy cơ chiến tranh đã bị đẩy lùi. Và trong thế giới đương đại, việc chuẩn bị chiến tranh thường chiếm thời gian gấp bội so với thời kỳ đầu chiến tranh, thậm chí so với cả diễn trình của toàn bộ cuộc chiến tranh.
Chiến tranh thế giới thứ hai là một điển hình về nội dung xã hội vô cùng phức tạp và muôn hình muôn vẻ, bao gồm một loạt các cuộc chiến tranh có những cái chung về sự bắt đầu và phát triển chiến tranh, nhưng cũng có nhiều đặc điểm riêng và thời kỳ đấu chiến tranh. Chiến tranh thế giới thứ hai lôi cuốn hàng chục nhà nước tham gia, trong đó có cả các nhà nước từ bản lớn nhất và nhà nước xã hội chủ nghĩa - Liên bang Cộng hóa xã hội chủ nghĩa Xô viết. Các nhà nước trên đã đưa vào cuộc chiến tranh với tất cả khả năng kinh tế - quân sự to lớn của mình và cùng đồng thời theo một ý đồ chính trị riêng không giống nhau. Cuộc chiến tranh cũng đã diễn ra trên các môi trường địa lý rộng lớn khác nhau trên trái đất và cũng đồng thời đưa ra sự vận dụng các lý luận và học thuyết quân sự khác nhau của mỗi nhà nước. Mặc dù có những nét khác nhau, song các nhà nước tham chiến đều nằm trong một tổng thể chung và có đặc điểm chung giống nhau, thể hiện rất rõ ở nhịp độ hoạt động đối nội và đối ngoại với quy mô rộng và tính chất kiên quyết, ở công tác tiếp tục chuẩn bị cho chiến tranh,...
Về phương thức tiến hành chiến tranh, đấu tranh vũ trang là phương thức đặc trưng và đóng vai trò trung tâm, đồng thời phải được kết hợp chặt chẽ với việc tiến hành các phương thức đấu tranh tổng hợp khác như đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận, đấu tranh ngoại giao, đấu tranh kinh tế đấu tranh tâm lý - tinh thần... Đặc biệt, đối với bên tham chiến yếu thế hơn về tiềm lực kinh tế và sức mạnh quân sự trực tiếp thì các biện pháp đấu tranh phi vũ trang trở nên cực kỳ quan trọng Tuy nhiên, trong thời kỳ đấu chiến tranh, phương thức ưu trội vẫn là các đòn tiến công quân sự mang tính đột phá nhằm nhanh chóng giành được mục tiêu chiến lược ban đầu, còn các phương thức đấu tranh khác chỉ là hỗ trợ và thường trải dài theo cuộc chiến, nhất là trong chiến tranh hiện đại.
Riêng đối với phương thức đấu tranh vũ trang, trong mọi thời đại lịch sử, các quốc gia muốn giành được mục tiêu chính trị đều gắn chặt việc giành chiến thắng trong chiến tranh với việc chuẩn bị kỹ càng nhất về sức mạnh quân sự để bước vào cuộc chiến. Quan trọng nhất là bí mật tiến hành động viên và triển khai lực lượng vũ trang để lợi dụng ưu thể dồn tiến công bất ngờ, đập tan kẻ thù ngay trong những trận đánh đầu tiên. nước có nguy cơ bị cuộc tiến công vũ trang đe doạ, ngay trong thời kỳ các quan hệ quốc tế căng thẳng đã phải áp dụng những biện pháp cần thiết để không bị tụt hậu so với kẻ thù trong chuẩn bị bước vào chiến tranh, nhất là về tiến hành động viên, triển khai lực lượng vũ trang, để trong trường hợp bị tiến công thì kẻ thù khó có thể gây bất ngờ cho minh. Mong muốn của bên thù địch là đi trước kẻ thù trong tiến hành động viện và triển khai lực lượng vũ trang và cố gắng giảm đến mức thấp nhất khoảng thời gian giữa thời điểm thông qua quyết định bước vào cuộc chiến với thời điểm đưa lực lượng chủ yếu vào tham gia những trận đánh đầu tiên. Đó là một xu hướng vững chắc trong lịch sử chiến tranh của mọi thời đại.
Mức độ tập trung cho mục tiêu chiến lược ban đầu thu hút rất lớn tính lực quân sự của các bên tham chiến, nhất là đối với các nước có tiềm lực quân sự mạnh. Về khía cạnh này, Mỹ quan niệm ngay từ đầu phải phát huy vai trò nòng cốt của các đòn tiến công đường không và tác chiến điện tử, giành quyền làm chủ trên không, vũ trụ, đánh tập trung vào các mục tiêu chiến lược trọng yếu nhằm giành thắng lợi trong thời gian ngắn nhất là làm tê liệt lực lượng phòng không, không quân, phá hủy tiềm lực chiến tranh, đánh bại ý chí chống trả của đối phương. Nga cũng cho rằng phải tiến hành các chiến dịch đường không và phòng không quy mô lớn (tương lai có thể sẽ là các chiến dịch tiến công và phòng ngự đường không - vũ trụ); đồng thời thực hiện các chiến dịch chiến lược đầu tiên trên lục địa và đại dương bằng vũ khí công nghệ cao, đánh tập trung vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu của đối phương; song cần kết hợp với các đòn tiến công phi vũ trang và chủ động chuyển nền kinh tế sang thời chiến, cùng với triển khai lực lượng, giành quyền làm chủ, tạo kiện cho các hoạt động quân sự kể tiếp. Trung Quốc (và các nước có tiềm lực quân sự khiêm tốn hơn) thường chủ trương phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh toàn dân, kiến trị bảo tồn lực lượng và tiềm lực, đồng thời vận dụng các hình thức và biện pháp tác chiến tiêu hao, tiêu diệt lớn lực lượng đối phương, đập tan ý đồ của đối phương. buộc đối phương phải tiến hành tác chiến lâu dài; và quan trọng nhất là giữ vững cục diện chiến tranh có lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tác chiến sau đó.
Trong thực tiễn lịch sử, cho đến đầu thế kỷ XX, phương thức tác chiến của thời kỳ đầu chiến tranh bắt đầu thay đổi và mang theo những nội dung mới. Sự phát sinh và phát triển quân đội thường trực chính quy và đông đảo dẫn đến các biện pháp chuẩn bị giao chiến có tính chất quyết định đã bao trùm một quy mô rộng lớn và thể hiện bằng những hoạt động tác chiến rất tích cực của các lực lượng chủ yếu ngay từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh. Các bên tham chiến đều cố gắng để ngay từ những ngày đầu tiên đã có được tính khẩn trương trong các hoạt động tác chiến. Một trong những đặc trưng đó là đồng thời tiến hành cùng một lúc các cuộc tiến công và phòng ngự rộng lớn cả trên bộ và trên biển. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, khi hoạch định kế hoạch chiến tranh, các nhà lãnh đạo chính trị - quân sự của cả hai bên tham chiến cũng đều có những tính toán về lược muốn bằng các hoạt động chiến đấu tích cực, ngay từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh, ngay trong các chiến dịch đầu tiên tạo ra những tiền để giành cho được mục tiêu cuối cùng của mình. Các nhà nước đó có thể kể ra như Đức, Pháp, Nga đều ôm ấp một mộng tưởng và đặt hy vọng vào các chiến dịch đầu tiên của các lực lượng chủ yếu. Thế nhưng quá trình diễn biến thực tế của các sự kiện đã làm tiêu tan những tính toán, ước vọng và ý đồ đó.
Cho đến trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra, ở cả hai khối đối địch là “phe Trục” và “Đồng minh” đều đã hình thành những luận điểm chiến lược quân sự mới về vai trò các hoạt động tác chiến đầu tiên. Các nước Đức, Italia, Nhật Bản hình thành tư tưởng chủ đạo về chiến tranh tổng lực, “chiến tranh chớp nhoáng”, từ đó gia tăng sự phát triển như vũ bão các loại phương tiện cơ động như xe tăng, máy bay. Chính sự phát triển này đã mở ra viễn cảnh để họ giành được những thắng lợi nhanh chóng trong các chiến dịch đầu tiên mà trong Chiến tranh thế giới thứ nhất không làm được. Luận điểm này xuất phát từ chỗ công nhận ý nghĩa quyết định của các chiến dịch đầu tiên trong chiến tranh, nhưng trên thực tế, lịch sử đã chứng minh nó không hoàn toàn xác đáng vì dựa trên cơ sở đánh giá thấp khả năng tiềm lực quân sự và tinh thần của đối phương.
Các nhà nước tư bản đối thủ với khối phát xít thì ngược lại, thường không đánh đúng mức vai trò của các chiến dịch đầu tiên trong cuộc chiến tranh tương lai. Một luận điểm ngự trị trong các nhà nước này lại là “chiến tranh tiêu hao", mong bằng cách tiến hành hình thức tác chiến phòng ngự trận địa có thể hạn chế vai trò các đòn tiến công phủ đấu của đối phương trong thời kỳ đầu chiến tranh. Cũng từ luận điểm “chiến tranh tiêu hao” đó mà giới cầm quyền các nước tư bản ra sức tìm “lỗi thoát khỏi cuộc xâm lược của khối phát xít bằng cách cổ hướng cho được cuộc xâm lược trước hết sang phía đông. Họ hy vọng cuộc chiến tranh Xô - Đức diễn ra gay go và quyết liệt sẽ làm cho cả hai kiệt sức và cuối cùng phải rơi vào vòng tay của các cường quốc phương Tây. Ngày cả các nhà lý luận và hoạt động quân sự Xô viết cũng không phát hiện ra đầy đủ ý nghĩa, vai trò của các chiến dịch đầu tiên đối với cuộc chiến tranh, cũng như tác dụng của xe tăng - máy bay sẽ có ảnh hưởng to lớn như thế nào đối với các cuộc chiến tranh tương lai. Tất nhiên, trong cách nhìn nhận về thời kỳ đấu chiến tranh, tư tưởng quân sự Xô Viết cũng đã để cập một cách đúng đắn những đặc điểm của cuộc chiến tranh tương lai, thừa nhận thực tế khách quan những khía cạnh như nhịp độ và tỉnh khẩn trương, kiên quyết trong các hoạt động chiến đấu và đặc biệt là giai đoạn bắt đầu của nó. Thế nhưng, nhiều khía cạnh cơ bản khác về thời kỳ đầu chiến tranh vẫn chưa được đề cập thỏa đáng với phạm vi xa và rộng hơn, do vậy việc chuẩn bị cho các lực lượng vũ trang bước vào cuộc chiến đã bộc lộ một số thiếu sót nhất định.
Thời kỳ đầu chiến tranh tại Việt Nam
Từ những khía cạnh lý luận và thực tiễn lịch sử trên thế giới, vận dụng vào điều kiện của nước ta, có thể thấy thời kỳ đấu chiến tranh đối với cuộc chiến tranh nhân dân chống xâm lược bảo vệ Tổ quốc (nếu diễn ra) là khoảng thời gian từ khi Chủ tịch nước tuyên bố tình trạng chiến tranh, hoặc khi địch bất ngờ tiến công xâm lược đến khi ta ngăn chặn được các chiến dịch tiến công ban đầu và làm thất bại chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh" của chúng, giữ vững được các mục tiêu chiến lược, địa bàn chiến lược trọng yếu, bảo vệ được lực lượng và thế chiến lược cơ bản của ta, tạo điều kiện để ta chuyển sang thời kỳ kháng chiến tiếp theo trong thể có lợi.
Theo đó, thời gian của thời kỳ đấu chiến tranh bắt đầu được tính từ khi Chủ tịch nước tuyên bố tình trạng chiến tranh hoặc khi địch bất ngờ tiến công và kết thúc khi ta ngăn chặn được các cụm lực lượng Thê đội 1 chiến lược tiến công trên bộ của địch; giữ được mục tiêu, địa bàn chiến lược trọng yếu và thế chiến lược cơ bản của ta. Việc chuẩn bị trực tiếp cho chiến tranh có thể được tiến hành từ trước, song chỉ khi trạng thái chiến tranh trở thành trạng thái thực tồn thì đất nước mới thực sự bước vào thời kỳ đầu chiến tranh. Trong thực tiễn lịch sử nước ta, việc thực dân Pháp gây hấn ở Nam Bộ và nhân dân Nam Bộ vùng lên kháng chiến diễn ra ngay sau khi nhân dân ta giành được chính quyền cách mạng ở Sài Gòn năm 1945, song thời kỳ đầu chiến tranh với tính cách toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược chỉ được tính từ đêm 19 tháng 12 năm 1946, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Quân lệnh số 1 và các lực lượng vũ trang nhân dân Thủ đô Hà Nội nổ súng đánh giặc. Thời điểm kết thúc thời kỳ đầu chiến tranh trong sự nghiệp toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp cũng được xác định khi Trung ương Đảng, Chính phủ và lực lượng bộ đội chủ lực là Trung đoàn Thủ đô rút lên căn cứ địa Việt Bắc an toàn, chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp tại Thủ đô Hà Nội bị phá sản.
Nội dung hoạt động thời kỳ đầu chiến tranh của ta cũng phản ánh sâu sắc mục tiêu chính trị của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Tập trung tiêu biểu nhất là động thái nhà nước ban bố và thực hiện tình trạng khẩn cấp; tiếp tục chuyển toàn bộ đất nước sang thời chiến; động viên toàn dân tiến hành đấu tranh vũ trang và phi vũ trang chống xâm lược. Cùng với đó là việc bổ sung, điều chỉnh phương án, kế hoạch triển khai lực lượng vũ trang; điều chỉnh tổ chức lãnh đạo, chỉ huy; hoàn chỉnh thế trận tác chiến phòng thủ chiến lược. Về nội dung hoạt động chiến đấu, các lực lượng vũ trang tập trung tiến hành phòng trình, đánh trả đi đôi với khắc phục hậu quả địch tiến công hỏa lực đường không; tiến hành ngăn chặn, làm chậm tốc độ địch cơ động, triển khai tiến công thực hành đổ bộ tiến công từ hướng biển. Việc thực hành tác chiến phòng thủ chiến lược nhằm ngăn chặn, đánh bại địch tiến công trên các hướng chiến lược phải kết hợp chặt chẽ với kiên quyết dập tắt hoạt động bạo loạn lật đổ của các thế lực phản động và chuẩn bị sẵn sàng đánh thắng địch tiến công trên bộ. Thực hiện tốt những nội dung hoạt động cơ bản trong thời kỳ đầu của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc không chỉ nhằm đánh bại mưu đồ và thủ đoạn đánh nhanh thắng nhanh của địch, giữ vững mục tiêu, địa bàn chiến lược trọng yếu, mà còn tạo tiền đề để củng cố lực lượng, giữ vững tinh thần quyết tâm kháng chiến, giữ vững thế chiến lược cơ bản, tạo thể tạo lực, tạo thời cơ, sẵn sàng cho các hoạt động tác chiến chiến lược tiếp theo.