Phương diện quân Tây Bắc và Phương diện quân Tây, bằng lực lượng binh chủng hợp thành các quân đoàn cơ giới và không quân với sự chi viện của không quân ném bom tầm xa, được giao đột kích từ các khu vực Chounát và Gơrôtnô bao vây và tiêu diệt địch trong khu vực Suoaki và tới ngày 24 tháng 6 đánh chiếm thành phố Suoaki. Phương diện quân Tây Nam nhận một mệnh lệnh được coi là không thể thực hiện được: trong các ngày 23 và 24 tháng 6 phải tổ chức các đòn đột kích đồng tâm vào hướng chung đến Lyublin bao vây và tiêu diệt cánh quân Đức đã đột nhập vào khu Vladimia - Vôlunxki, Krútxtinôpôn, đến hết ngày 24 tháng 6 phải làm chủ vùng Lyublin. Phương diện quân Bắc và Phương diện quân Nam được giao nhiệm vụ phòng ngự trên tuyến biên giới quốc gia và trên các dải phòng ngự đã quy định, không cho dịch thọc sâu thổ Liên Xô.
Quyết tâm chuyển sang tiến công đó trên thực tế đã không tính đến tình hình bị tổn thất của các quân khu ở tuyến biên giới. Đại đa số các đơn vị tham gia nhiệm vụ chuyển sang tiến công trong điều kiện tổ chức biên chế và trang bị không đầy đủ. Pháo binh của các quân đoàn cơ giới và các binh đoàn binh chủng hợp thành chưa được trang bị đủ các loại xe kéo nên không tập trung được đúng theo quy định trên các hướng Việc bảo đảm hậu cần bị gián đoạn vì không đủ phương tiện vận chuyển. Một số binh đoàn xe tăng bị bỏ lại phía sau vì không có đạn dược và nhiên liệu. Các binh đoàn binh chủng hợp thành được giao nhiệm vụ hiệp đồng với các quân đoàn cơ giới chuyển sang phản đột kích cũng ở trong tình trạng tương tự.
Nhiều binh đoàn, trong đó có các quân đoàn cơ giới, phải hành quân từ xa tới khu vực xuất phát tiến công, không đủ thời gian để có mặt kịp thời tại các tuyến triển khai đã quy định nên không thể cùng lúc chuyển sang tiến công quân địch. Tinh hình còn xấu thêm ở chỗ do không quân bị tổn thất nặng nề ngày trong ngày đầu chiến tranh, lực lượng không quân tiêm kích trong lực lượng phòng không quốc gia quá ít nên đã không thể che chở cho binh sĩ trước các cuộc đột kích tập trung của không quân phát xít Đức. Do đó, nhiều binh đoàn trên đường hành quân tới tuyến triển khai phải cơ động vội vã từ phía sau lên, không đến được tuyến triển khai như dự định vì bị tổn thất rất nặng nề trên đường hành quân bởi các đòn đột kích của không quân địch, nên buộc phải chuyển sang phòng ngự trên những tuyến địa hình không có lợi. Tinh hình trên dẫn đến hoạt động tác chiến trong dải phòng ngự của Phương diện quân Tây Bắc và Phương diện quân Tây của quân đội Xôviết từ ngày 23 đến 25 tháng 6 không thể liên kết chặt chẽ với nhau. Bởi vậy, khi thực hiện phản đột kích, kết quả về mặt chiến dịch - chiến lược không cao mà tổn thất về lực lượng lại rất lớn.
Chi có các cuộc phản đột kích của Phương diện quân Tây Nam ngày 24 tháng 6 đạt được kết quả đáng kể. Để tiêu diệt Tập đoàn quân xe tăng số 1 của Đức đột kích vào bên cạnh sườn của Tập đoàn quân số 5 và Tập đoàn quân số 6, Tư lệnh Phương diện quân Tây Nam đã huy động các quân đoàn cơ giới số 8, số 9, số 15, số 19 và số 22. Trên thực tế khi nhận được lệnh của Đại bản doanh thì các quân đoàn còn đang phân tán trên toàn bộ chính diện của phương diện quân. Để chiếm lĩnh được các tuyến triển khai như đã quy định trong kế hoạch. nhiều quân đoàn phải hành quân gấp từ 100 đến 400km. Phản đột kích lại buộc phải tiến hành không cùng một thời gian nên sức đột kích không được tập trung. Tuy vậy, từ ngày 26 tháng 6 trong các khu vực Đúpnơ, Lusk và Brody, trên một chính diện rộng đã diễn ra cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt của các đơn vị tạm thời. Các quân đoàn cơ giới tuy không hoàn thành được nhiệm vụ là bao vây và tiêu diệt lực lượng chủ yếu của Tập đoàn quân xe tăng số 1 phát xít Đức, nhưng đã ghim được địch trong vòng một tuần lễ, gây cho địch tổn thất lớn. Điều quan trọng là đã làm phá sản ý đồ của Đức hòng bao vây, tiêu diệt lực lượng chủ yếu của Phương diện quân Tây Nam trong khu vực Lơvốp và sau đó đánh chiếm Kiép. Các binh đoàn cánh phía bắc của quân đội Xôviết cũng tiến công mạnh khiến quân Đức bị đánh bật ra khỏi tuyến phòng ngự ở biên giới. Tuy sau đó quân đội Đức đã nhanh chóng phục hồi nhờ các đòn phản kích và phản đột kích bằng cơ giới điều động từ tuyến sau, song cuộc tiến công của chúng đã bị chặn lại. Kết quả đột phá về mặt chiến dịch của Tập đoàn quân xe tăng số 1 phát xít Đức vào dải phòng ngự của Tập đoàn quân số 6 Xôviết cũng không đạt kết quả, do các cuộc phản đột kích mạnh mẽ của Hồng quân gây trở ngại lớn trên dọc đường tiến quân của quân đội Đức. Đặc biệt, trận hội chiến xe tăng Đúpnơ - Lusk - Brody đã cản bước tiến Cụm tập đoàn quân Nam của Đức trong suốt tuần đầu của cuộc chiến tranh. Các cuộc phản đột kích ấy đã buộc một lực lượng lớn của Tập đoàn quân xe tăng số 1 phát xít Đức phải đổi hướng tiến công, không tiến thắng được về Kiép mà phải chuyển hướng lên phía bắc.
Như vậy có thể nói rằng, các cuộc phản đột kích của quân đội Xôviết trong những ngày đầu chiến tranh đã giữ vị trí to lớn trong việc phá tan ý định ban đầu của quân đội phát xít Đức. Thế nhưng, kết quả của các cuộc phản đột kích cũng không làm thay đổi lớn tình hình về mặt chiến lược - chiến dịch. Chỉ một gian ngắn sau đó, tình hình hoạt động chiến đấu trên các hướng tây bắc và phía tây tiếp tục diễn biến phức tạp hơn.
Các đơn vị thuộc Phương diện quân Tây Bắc sau khi bị buộc phải rút khỏi tuyến biên giới đã không kịp thời tổ chức phòng ngự vững chắc dọc hữu ngạn sông Đơvina. Đầu tháng 7, Tập đoàn quân số 27 với biên chế trang bị không đầy đủ vẫn phải đảm nhiệm bảo vệ hướng Daugapinxơ, Pơxcốp trước đòn đột kích mạnh mẽ của Tập đoàn quân xe tăng số 4 phát xít Đức nên cũng buộc phải rút lui, khiến Đức chiếm được bản đạp có lợi trên tuyến phía tây sông Đơvina. Tập đoàn quân số 8 trong thời gian này cũng đang tiến hành chiến đấu quyết liệt trên các ngả đường vào Riga. Các lực lượng khác của Phương diện quân Tây Bắc cũng tiến hành chiến đấu rất chật vật để ngăn chặn quân Đức trên các hướng Luga - Nốpgôrót và Khôlmo - Velikie Luky.
Trên hướng của Phương diện quân Tây, tình hình diễn biển còn phức tạp và khó khăn hơn. Ngay cuối tháng 6 đã diễn ra các trận hội chiến quyết liệt nhất của thời kỳ đầu chiến tranh. Sau các trận đó, Tập đoàn quân xe tăng số 2 và Tập đoàn quân xe tăng số 3 của phát xít Đức đã vu hồi sâu vào phía bắc và phía nam của Phương diện quân Tây, tới ngày 28 tháng 6 đã hội quân tại Minxcơ. Đường rút lui của các tập đoàn quân số 3 và số 10 quân đội Xôviết hoàn toàn bị cắt đứt. Trong vòng vây của quân Đức, ngoài hai tập đoàn quân này còn có ba sư đoàn thuộc Tập đoàn quân số 13 và hai sư đoàn trực thuộc Phương diện quân Tây với tổng cộng tới 11 sư đoàn.
Trong điều kiện cực kỳ khó khăn, các đơn vị đang bị bao vây còn phải thực hiện nhiệm vụ nặng nề là tiến hành hoạt động chiến đấu nhằm thu hút tối đa lực lượng của phát xít Đức đang tiến công, tạo điều kiện thuận lợi và thời gian cần thiết để Bộ Tổng Tư lệnh tối cao Xôviết kịp điều các lực lượng dự bị chiến lược từ phía sau lên. Cho đến ngày 8 tháng 7, Bộ Chỉ huy quân đội phát xít Đức đã bị giam chân lực lượng chủ yếu của Cụm lập đoàn quân Trung tâm (khoảng 30 sư đoàn) trong khu vực Minxcơ, Điều đó đã làm giảm bớt gánh nặng cho Bộ Tổng Tư lệnh tối cao Xôviết trong việc tranh thủ thời gian củng cố lại tuyến phòng thủ chiến lược trên hướng tây.
Các đơn vị Xôviết bị bao vây đã phải chiến đấu trong điều kiện rất phức tạp và khó khăn. Bị cắt đứt với hậu phương, các đơn vị phải chiến đấu đơn độc, không được bổ sung đạn dược, nhiên liệu và thực phẩm trong điều kiện quân Đức liên tục chế áp từ trên không và từ các đòn đột kích mọi hướng với ưu thế gấp bội về người và phương tiện. Bị chia cắt thành từng bộ phận nên hoạt động tác chiến cũng dần dần mang tính chất nhỏ lẻ. Nhiều tiểu đoàn, trung đoàn bị tách khỏi lực lượng chính, chiến sĩ và sĩ quan phải chuyển sang hoạt động tác chiến du kích trong vùng địch hậu, nhiều người hy sinh hoặc bị địch bắt.
Đến cuối tháng 6, Tổng Tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang Xôviết đã nhận thấy kế hoạch tác chiến vạch ra trước chiến tranh khó có thể tiếp tục vận dụng vào thực tiễn đang diễn ra trên chiến trường. Binh lính của các quân khu tuyến biên giới khi chuyển thành các phương diện quân đã không đủ khả năng tiêu diệt quân Đức đột nhập vào sâu trong lãnh thổ, cũng không đủ sức ngăn chặn sức phát triển tiến công của chúng ở các tuyến phòng ngự trung gian. Trước tình hình đó, Bộ Tổng Tư lệnh tối cao Xôviết buộc phải thay đổi về cơ bản kế hoạch thực hành hoạt động tác chiến trên chiến trường. Nhiệm vụ của kế hoạch tác chiến mới là tích cực chuyển sang phòng thủ chiến lược trên toàn chiến trường nhằm kiềm chế khả năng tiến công của quân đội phát xít Đức, tranh thủ thời gian để tập trung các đội dự bị chiến lược, và khi tình hình biến chuyển trong mối tương quan so sánh lực lượng cho phép thì tạo tiền để chuyển sang tiến công chiến lược. Khả năng có thể chuyển sang phản công phụ thuộc kết quả đưa các lực lượng Thê đội II chiến học đang triển khai trên tuyến sông Đơnhép vào chiến đấu.
Ngày 25 tháng 6, Đại bản doanh Bộ Tổng Tư lệnh đã chỉ thị cho Bộ Tổng Tham mưu về việc nhanh chóng tổ chức Cụm tập đoàn quân dự bị của Đại bản doanh với thành phần gồm bốn tập đoàn quân (19, 20, 21 và 22) mới vừa hoàn thành công tác động viên. Nhiệm vụ của Cụm tập đoàn quân là tới ngày 28 tháng 6 phải lập tuyến phòng thủ mới từ Iđritsa qua Erisa, Pôlôtxcơ, Vitépxcơ, Orsa, Môghilép, Giolôbin đến Gôme, không cho địch đột phá vào hướng Mátxcơva, trong trường hợp địch đột kích vào phải kiên quyết dùng các đòn phản đột kích để tiêu diệt. Tập đoàn quân dự bị số 16 của Đại bản doanh đang bố trí tại khu vực Xmôlenxcơ - Dukhốpsina theo kế hoạch cũ để tăng cường cho Phương diện quân Tây Nam nay chuyển thuộc về Tư lệnh Cụm tập đoàn quân. Cũng trong ngày 28 tháng 6, Đại bản doanh Bộ Tổng Tư lệnh tối cao ra lệnh cho Tập đoàn quân số 24 và 28 gồm 13 sư đoàn bộ binh, 6 sư đoàn xe tăng, 3 sư đoàn cơ giới cơ động ngay tới tuyến Nadulôvô, Behri Đônhéppơ, Usôchia, Ennha, Decna, Gincopki, Lônyso với nhiệm vụ chuẩn bị và chiếm lĩnh phòng ngự trên tuyến này. Đại bản doanh cũng đặc biệt quan tâm tới việc bảo vệ trên hướng Xmôlenxcơ và Biagieuxcơ.
Tư lệnh Phương diện quân Tây Bắc cũng nhận được chỉ thị phải tập trung lực lượng dự bị của Phương diện quân vào khu vực Pyarnu - Tartu - Pơxcốp, Opochka, tổ chức phòng ngự kiên cố trong các khu vực trên, bịt kín đường dẫn tới Lêningrát. Trên hướng tây nam, do bị địch uy hiếp vụ hồi từ hướng bắc nên Phương diện quân Tây Bắc được lệnh thu hẹp chính diện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc bố trí lực lượng của Phương diện quân Nam và Phương diện quân Tây Nam. Đại bản doanh cũng ra lệnh tới ngày 9 tháng 7, hai phương diện quân Nam và Tây Nam phải rút về phòng ngự trên tuyến cũ trong các khu vực công sự phòng ngự kiên cố, củng cố chắc hệ thống phòng ngự.
Quyết tâm của Đại bản doanh là những biện pháp đầu tiên nhằm phục hồi lại tuyến phòng ngự chiến lược đã bị địch phá vỡ, song được thực hiện trong điều kiện của tình hình diễn biến thực tế địch đang tiếp tục phát triển tiến công.
Trong dải hoạt động của Phương diện quân Tây Nam, Tập đoàn quân xe tăng số 4 của phát xít Đức đánh chiếm Ôxtrốp ngày 6 tháng 7 và đánh chiếm Pơxcốp ngày 9 tháng 6. Quân đoàn cơ giới số 1 Xôviết cùng các quân đoàn bộ binh số 41 và 42 do Đại bản doanh điều đến đã không kịp chiếm lĩnh phòng ngự các khu vực trên nên buộc phải giao chiến với địch trên đường hành quân. Ngày 9 tháng 6, Đại bản doanh hợp nhất các quân đoàn số 1, 41 và 42 để thành lập tập đoàn quân mới mang phiên hiệu Tập đoàn quân số 11, có nhiệm vụ bố trí phòng ngự trên đường dẫn tới Lêningrát. Còn tuyến sông từ Vêlicaya tới Iđôrítsu do Tập đoàn quân số 27 vừa từ bờ tây sông Đơvina rút về đó bố trí phòng ngự.
Cũng trong thời gian này, theo chỉ thị của Đại bản doanh, Tập đoàn chiến dịch Lusôcay cùng với sự tham gia của nhân dân thành phố Đêninygrát tổ chức ngay tuyến phòng ngự trên sông Luga làm vành đai phòng thủ bên ngoài Lêningrát. Đồng thời, một loạt biện pháp phòng ngự trên các hướng tiến vào thành phố cũng được xúc tiến ngay. Việc để mất Pơxcốp đã đặt Tập đoàn quân số 8 Xôviết vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Bị chia cắt khỏi lực lượng chính của Phương diện quân Tập đoàn quân buộc phải vừa chiến đấu vừa rút lui về phía bắc.
Tới ngày 10 tháng 7, Tập đoàn quân đã dùng vùng được trên quyền Niarômu, Tartu trong một thời gian dài, ngăn chặn cuộc tiến công của Tập đoàn quân số 18 phát xít Đức. Trên hướng phía tây, tình hình diễn ra vốn đã hết sức nghiêm trọng ngay từ những ngày đầu chiến tranh. Cụm tập đoàn quân Trung tâm của phát xít Đức, sau khi để lại một số binh đoàn bộ binh để hoàn thành việc tiêu diệt các đơn vị Hồng quân đang bị bao vây ở phía tây Minxcơ, đã điều chỉnh bố trí lại đội hình bằng cách hợp nhất hai tập đoàn quân xe. tăng số 1 và 2 để thành lập Tập đoàn quân xe tăng số 4 và tung vào đánh chiếm tuyên Đơnhép. Trước tình hình đó, để tập trung sức chiến đấu của các đơn vị quân đội Xôviết đang hoạt động trên hướng Tây, Đại bản doanh Bộ Tổng Tư lệnh tối cao đã quyết định chuyển giao Cụm tập đoàn quân dự bị vào Phương diện quân Tây. Phương diện quân này có nhiệm vụ kiên cường phòng ngự trên tuyến bờ phía Tây sông Đơvina, Đơnhép tới Lôeba, khóa chặt hướng Xmôlenxcơ. Tập đoàn quân số 16 được lệnh tiến về khu vực Xmôlenxcơ để tăng cường thêm lực lượng cho Phương diện quân Tây. Trên dài phỏng ngụ phía sau các phương diện quân Tây Bắc và Tây, Đại bản doanh Bộ Tổng Tư lệnh tối cao triển khai tuyến phòng ngự của các tập đoàn quân dự bị và thành lập một phương diện quân mới. Phương diện quân này có thành phần gồm các tập đoàn quân số 24 và 28, cùng hai tập đoàn quân số 29 và 30 mới được Đại bản doanh tổ chức thêm.
Khi các binh đoàn thuộc Tập đoàn quân xe tăng số 4 của phát xít Đức tiến tới phía Tây Đơvina và Đơnhép thì các lực tình trạng chưa tập trung đầy đủ trên tuyến phòng ngự. Lực lượng Thê đội II chiến lược của quân đội Xôviết vẫn ở trong thế sẵn sàng, nhưng trên hướng này, quân Đức đã vấp phải sức đề kháng kiên quyết của Hồng quân. Các tập đoàn quân số 20 và 22 của Hồng quân bằng các đòn phản đột kích trong các khu vực tăng số 4 và ở Đetsônưri, Vitépxcơ, bắc và Tây bắc Orơri đã gây tổn thất nặng và làm chậm bước tiến của Tập đoàn quân trên mức đáng kể đã hạn chế sức tiến công của quân đội phát Đức. Trong việc đánh trả các cuộc tiến công của phát xít Đức, lực lượng không quân Xôviết đã giữ vai trò rất tích cực. Trên cơ sở tin tức của trinh sát không quân, các phi cơ ném bom đã liên tục ném bom và dùng súng tiêu diệt các phương tiện binh khí kỹ thuật trong đội hình xe tăng và bộ binh Đức đang có động trên các trục đường giao thông. Nhiều cuộc đột kích đã đánh vào đội hình quân khi tổ chức vượt sông ở tây Đơvina, Đôrút, Bêrôdina. Ý định của Tập đoàn quân xe tăng số 4 phát xít Đức là hành tiến đánh chiếm bàn đạp bờ phía đông sông Đơnhép, sau đó phát triển tiến công về hướng Xmôlenxco đã không đạt được kết quả. Tới chiều 9 tháng 7, cuộc tiến công của Tập đoàn quân xe tăng số 4 phát xít Đức đã bị chặn lại trên toàn mặt trận từ thành phố Đisna tới Giôlêbinna.
Đầu tháng 7, Phương diện quân Tây Nam vẫn ở trong tình thể phức tạp, do quân Đức đã chỉnh lại đội hình sau một tuần giao chiến căng thẳng trong các khu vực Lytsk, Lốpnô và Bơpốtdưi. Tập đoàn quân xe tăng số 3 của phát xít Đức đã sử dụng hai quân đoàn số 5 và 6 đột nhập được vào Ốttôrôga. Ngày 8 tháng 7, các binh đoàn cơ giới của phát xít Đức tiếp tục đánh chiếm Berôđisép và ngày 9 tháng 7 đã đột nhập Giatômiara một số binh đội xe tăng đã tiếp cận tới Kiếp. Lúc này, Tập đoàn quân số 11 phát xít Đức và quân đội Rumani cùng chuyển sang tiến công tử bàn đạp bên tả ngạn sông Nôrutta tiến về hướng tây bắc sâu 60 cây số và tiếp cận Môghilép - Pôdônxki.
Diễn biến ấy dẫn đến nguy cơ mất Thủ đô Kiép của nước Cộng Hòa Ucraina, dòng thời lực lượng chính của Phương diện quân Tây Nam cũng có nguy cơ bị bao vây. Trước tình hưởng phức tạp. Bộ Tư lệnh Phương diện quân Tây Nam đã ra lệnh cho các tập đoàn quân số 6, 26 và 12 nhanh chóng rút khỏi tuyến. Đại bản danh đã chỉ định ngày 30 tháng 6, ngay cả các đơn vị ở tuyến có các khu vực đã tổ chức phòng ngự kiên cố cũng phải nhanh chóng rút về phía nam; đồng thời, các đơn vị thuộc cánh phái Phương diện quân Tây Nam phải nhanh chóng rời khỏi tuyến này chậm nhất vào ngày 29 tháng 7.
Để bảo đảm cho các lực lượng chủ yếu rút nhanh về tuyến đã quy định, các tập đoàn quân số 5 và 6 đã nhận được lệnh tiến hành phản đột kích vào bên sườn phải Tập đoàn quân xe tăng số 1 của phát xít Đức. Trước sức mạnh phản đột kịch của hai tập đoàn quân này, Bộ Tư lệnh Cụm tập đoàn quân Nam của Đức đã phải giảm bớt tốc độ tiến công về hướng Kiếp. Do vậy, các tập đoàn quân số 6, 26 và 12 của Phương diện quân Tây Nam đã rút được về tuyển Berodixép, Xmennhích, Lêtisép. Ý định của Bộ Chỉ huy quân đội phát xít Đức là bao vây và tiêu diệt lực lượng chính của Phương diện quân Tây Nam đã bị thất bại.
Đến giữa tháng 7, khi các đơn vị xe tăng của Đức tiến tới tuyến hổ Sátcôe, Vitépxcơ, Orsha, Đơnhép thì tuyến phòng ngự của Liên Xô ở đây cũng chưa đủ độ vững chắc. Tuy nhiên, cũng có thể thấy rằng các biện pháp tổ chức vĩ mô của Đại bản doanh Bộ Tổng Tư lệnh tối cao Xôviết đã phát huy được tác dụng và mang lại ý nghĩa chiến lược to lớn. Các đơn vị thuộc Thê đội I chiến lược sau khi rút khỏi tuyến biên giới đã về được tới tuyển mà đó Thê đội II chiến lược đã triển khai. Các binh đội bình đoàn còn lại của Thê đội I có thể được biên chế ngay vào các binh đoàn Thê đội II hoặc đưa về phía sau lực lượng tổng dự bị cho Đại bản doanh.
Đối với hải quân Liên Xô vai trò tích cực trong cuộc chiến đấu với quân đội phát xít Đức cũng đã được thể hiện rõ. Các hạm đội đã trực tiếp tham gia phỏng thủ ở những căn cứ quan quân sự quan trọng như Talin, Kháccốp, Ơdétxa, Xêvaxtôpôn. Việc kiên cường giữ vững các căn cứ trên đã đóng vai trò trọng làm phá sản cuộc chiến tranh “chớp nhoáng” của phát xít Đức trên các hướng ven biển, đồng thời thu hút, làm phân tán một lực lượng lớn của Đức. Ngoài ra, hạm đội còn triển khai các hoạt động chiến đấu khác nhằm vào những mục tiêu trên bờ và tích cực đánh phá các cuộc vận chuyển trên biển của địch. Các hoạt động trên tuy chỉ mang tính chất hạn chế nhưng cũng đã góp phần gây ra nhiều tổn thất cho quân đội phát xít Đức.
Ngay trong thời kỳ đầu chiến tranh, Hạm đội Biển Đen bằng lực lượng không quân của mình đã tiến hành những đợt đột kích đường không xuống Nơlôesôti, Côngtăngxe và Salina nhằm mục đích phá hoại một số mục tiêu sản xuất và kho chứa nhiên liệu xăng, dầu ở Rumani. Ngày 26 tháng 6, một số khinh hạm của Hạm đội Biển Đen đã đột kích vào Côngtăngxe, gây tổn thất đáng kể cho địch. Các cuộc đột kích bằng không quân của Hạm đội vào các khu vực công nghiệp sản xuất dầu, khu vực chứa nhiên liệu, đường ống dẫn của Rumani từ Dunai tới Côngtăngxe còn tiếp tục được thực hiện suốt trong tháng 7 và tháng 8. Các cuộc đột kích vào Nơlôesôti cũng được tiến hành một cách có hệ thống tới ngày 18 tháng 8.
Đầu tháng 7, Bộ Chỉ huy tối cao phát xít Đức cho rằng đã hoàn thành việc tiêu diệt các lực lượng chủ yếu của Hồng quân và giành được thắng lợi trong cuộc chiến tranh. Sự đánh giá và kết luận như vậy về tình hình trên thất trận Xã Đức thực sự là sai lầm rất lớn. Say sưa với những thắng lợi ban đầu, Bộ Chỉ huy quân đội phát xít Đức đã không hiểu được. điều chính yếu nhất là chiến tranh mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu Trên thực tế tới ngày 10 tháng 7, Bộ Tổng Tư lệnh tối cao. Xôviết văn còn trong tay 201 sư đoàn. Tất nhiên, biên chế quân số trong một sư đoàn của Đức và Liên Xô không giống nhau. Đại bộ phận biên chế sư đoàn của Đức gồm 15-16 nghìn người, trong khi đỏ sư đoàn được biên chế đầy đủ nhất của Liên Xô chỉ có từ 10-12 nghìn người, và gần một nửa số sư đoàn không đủ biên chế (chỉ khoảng 50% quân số). Nhìn chung nếu tính quân số thì phát xít Đức hơn Hồng quân 1,5 lan và trang bị cũng đầy đủ và ưu thế hơn. Mặc dù máy bay và xe tăng kiểu mới của Hồng quân với tính năng tác dụng cao thì không thua kém phát xít Đức, nhưng số lượng có trong biên chế chưa nhiều.
Tới trung tuần tháng 7, tức là thời điểm Liên Xô đã đưa được các lực lượng dự bị chiến lược vào tác chiến, thì quân đội phát xít Đức lúc này đã đột nhập sâu vào lãnh thổ Liên Xô, trên hướng tây bắc tới 450-500 cây số, trên hướng tây tới 450-600 cây số trên hướng nam tới 300-500 cây số. Trong vòng ba tuần đầu chiến tranh, Đức đã chiếm được Látvia, Lítva, Bêlarút. Quân đội Liên Xô phải bỏ lại một lãnh thổ rộng lớn sau những đợt hoạt động tác chiến quy mô rộng lớn với hàng loạt trận chiến đấu vô cùng căng thẳng
Theo công nhận của nhiều tướng lĩnh Đức quốc xã và các nhà sử học quân sự thì tổn thất của quân đội phát xít Đức trong những tuần đầu tiên của cuộc chiến tranh ở mặt trận phía đông lớn gấp bội so với tất cả các chiến cục đã diễn ra ở châu Âu cộng lại. Tính tới ngày 13 tháng 7, quân Đức bị chết, bị thương và mất tích khoảng 100 nghìn. Một số lượng lớn phương tiện, khi tài chiến đấu của Đức bị phá hủy, tính tới ngày 14 tháng 7 bị tổn thất khoảng 50% xe tăng, tính tới ngày 5 tháng 7 bị tổn thất 807 máy và tới ngày 19 tháng 7 là 1.284 chiếc.
Trong giai đoạn này, tổn thất của lực lượng vũ trang Xôviết cũng rất lớn, nhất là các đơn vị thuộc Phương diện quân Tây. Song, các nhà chỉ huy quân sự Xôviết, mặc dù điều kiện vô cùng phức tạp, ngay trong những ngày đầu chiến tranh đã kịp thời phục hồi được việc tổ chức chỉ huy quân đội năm lại tình hình đang diễn biến và tổ chức đánh trả quyết liệt. Bộ Chỉ huy quân đội phát xít Đức không thể thực hiện được ý đồ tiêu diệt quân đội Xôviết, không thể phát triển tiến công trên tất cả các hướng quyết định để nhanh chóng đánh chiếm các mục tiêu quan trọng về chính trị và kinh tế trong hậu phương của Liên Xô theo như kế hoạch “Bácbarốtsa” mà chúng mong muốn.
Trên cơ sở hoạt động tác chiến tích cực của các lực lượng Thê đội I chiến lược, sức đề kháng của quân đội Liên Xô tới trung tuần tháng 7 trên toàn mặt trận Xô - Đức đã được tăng lên một cách đột biến. Trên hướng biển Ban Tích, mặt trận đã được ổn định ở tuyến Biarôny, Taroty. Trên hướng Lêningrát, cuộc tiến công của Đức đã bị chặn lại ở ven sông Luga. Trên hướng phía tây, quân đội phát xít Đức bị giam chân hai tháng bởi những trận chiến đấu ác liệt trong khu vực Xmôlenxcơ. Các tập đoàn quân thuộc Phương diện quân Tây Nam của Liên Xô cũng đã thành công trong việc ngăn chặn các đòn đột kích trong khu vực Côrétchencô, trên các ngả đường dẫn tới
Lêningrát, cũng như trong khu vực Kiép về phía Nam. Như vậy, chiến cục Hè 1941 là giai đoạn phức tạp nhất trong thời kỳ đầu của cuộc tranh ái quốc vĩ đại. Nhà nước Xôviết đã phải huy động một lực lượng quân sự to lớn. Các lực lượng vũ trang Xôviết buộc phải chuyển sang phòng ngự chiến lược. Hoạt động tác chiến phong ngữ đã phải tiến hành trong những điều kiện đặc biệt khó khăn, có những lỗi hãng to lớn về mặt chiến lược. Tuy vậy, nhìn chung hoạt động. phòng ngự của quân đội Xôviết đã thể hiện được tính vững chắc tích cực. Có thể nói hầu như ở khắp mọi nơi trên toàn mặt trận, hệ còn một chút khả năng thì bộ đội còn kiên cường bám trụ, giữ trận địa phòng ngự kết hợp chặt chẽ với liên tục phản kích, phản đột kích, tổ chức các cuộc thoát vậy, cũng như tích cực chiến đấu nếu phải ở lại sau lưng địch.
Các sự kiện diễn ra trong thời kỳ đầu của cuộc chiến tranh đã cho thấy rõ Bộ Chỉ huy tối cao phát xít Đức trước những thắng lợi giành được ban đầu đã bộc lộ sự chủ quan khinh địch, không đánh giá được sức sống bền vững của Nhà nước Xôviết, lực lượng và khả năng của Hồng quân Liên Xô cũng như nhân tố chính trị - tinh thần của nhân dân Liên Xô. Đặc biệt, với khả năng khai thác tiềm lực một cách ưu việt, Nhà nước Xôviết chỉ trong một thời gian rất ngắn đã tổ chức động viên và triển khai được các lực lượng dự bị chiến lược và đưa vào tác chiến kịp thời trên các hướng chiến lược quan trọng. Chính điều đó đã làm phá sản sự tính toán của Bộ Chỉ huy quân đội phát xít Đức trong việc tiếp tục triển khai tiến công. Do vấp phải sức đề kháng càng ngày càng tăng trên toàn mặt trận Xô - Đức, Bộ Chỉ huy quân phát xít Đức đã buộc phải ra lệnh cho Cụm tập đoàn quân Trung tâm chuyển vào phòng ngự trên hướng Mátxcơva, thực chất là phải thay đổi lại kế hoạch tiến hành chiến tranh.
Từ những tiền đề của thời kỳ đầu chiến tranh, khi Bộ Chỉ huy quân phát xít Đức tiến hành đánh đòn quyết định vào Thủ đô Mátxcơva, thì cuộc phản công của quân đội và nhân dân Liên Xô ở khu vực Mátxcơva đã tạo nên bước ngoặt không những chỉ riêng đối với cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại, thì còn đối với toàn bộ Chiến tranh thế giới thứ hai. Thắng lợi của cuộc phân công Mátxcova đã chôn vùi vĩnh viễn kế hoạch chiến tranh chớp nhoáng” của quân đội phát xít Đức chống Liên Xô, phá tan huyền thoại về khả năng “bách chiến bách thẳng” của chúng. Thắng lợi ở Matxcova đã chứng minh ra ràng tiềm lực và sức sống của nhà nước và chế độ xã hội Xôviết. biểu thị một cách hùng hồn sự kiên cương về chính trị, tỉnh thần của nhân dân và quân đội Liên Xô. Thắng lợi trên còn để cao vị trí của đất nước và quân đội Liên Xô trên toàn thế giới ảnh hưởng quyết định đến việc tăng cường đoàn kết trong khối Đồng minh chống phát xít, tạo điều kiện thúc đẩy phong trào đấu tranh tự giải phóng của các dân tộc đang trong vòng nô dịch của phát xít Đức. Việc tiêu diệt quân đội phát xít Đức trước cửa ngõ Thủ đô Mátxcơva là một tiếng chuông báo hiệu sự thất bại hoàn toàn không tránh khỏi của chủ nghĩa phát xít, là sự cổ vũ to lớn cho các dân tộc đang đấu tranh vì độc lập và tự do của mình.