Thời kỳ đầu chiến tranh Irắc
Ngay từ thời kỳ đầu chiến tranh, các nước này đã phải đối phó với khả năng kẻ thù xâm lược đánh thẳng vào thủ đô do lợi thế vũ khí công nghệ cao mang lại. Và có thể nói thời kỳ đầu chiến tranh hầu như đồng nghĩa với toàn bộ cuộc chiến trình, nếu như bên tiến công xâm lược không tìm ra phương án ứng phó phù hợp. Nghiên cứu các cuộc chiến tranh này cho phép rút ra những bài học kinh nghiệm mới đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình hiện nay, bởi có nhiều nét tương đồng với cuộc chiến tranh tương lai mà quân và dân ta rất có thể phải đối phó nếu xảy ra.
Một trong những đặc điểm chủ yếu của chiến tranh công nghệ cao là đi thẳng vào mục đích trực tiếp, không nặng về tiêu chí tiêu diệt bao nhiêu quân đối phương, chiếm được bao nhiêu địa bàn,... mà sẽ lập tức kết thúc một khi đã đạt được mục đích chính trị của chiến tranh. Trên thực tế, hầu hết các cuộc chiến tranh đều bắt đầu bằng chiến trường thủ đô, và cũng cơ bản kết thúc khi giải quyết xong chiến trường thủ đô ngay từ thời kỳ đầu. Sự có mặt của vũ khí và phương tiện chiến tranh công nghệ cao cho phép rút ngắn tiến trình chiến tranh: hệ thống chỉ huy tự động hóa rút ngắn thời gian ra quyết định của chỉ huy; phương tiện vận chuyển làm tăng tốc độ cơ động chiến đấu, tốc độ vận hành khả năng phản ứng, hiệu quả công phá của các loại vũ khí tăng lên; khả năng tác chiến liên tục cả ngày và đêm, trong mọi điều kiện thời tiết. Chiến tranh công nghệ cao là cuộc đối không có hệ thống tổng thể giữa các bên tham chiến: tổng thể về sức mạnh tác chiến từ tiềm lực chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao tổng thể các lực lượng tác chiến quân, binh chủng, các loại vũ khí, tổng thể các hình thức tác chiến bộ - không - biên vũ trụ. Đặc biệt các hệ thống C3I và C4I tiên tiến đã liên kết hữu cơ các khâu chỉ huy - kiểm soát - thông tin - tình báo,... lại với nhau, thông qua các thiết bị mạng theo cả chiều dọc và chiều ngang. Không gian chiến trường nhiều chiều hình thành do việc ứng dụng công nghệ cao, phát triển từ không gian ba chiều - bộ - biển - không thành không gian năm chiều nhất thể hóa - bộ - biện - không - vũ trụ - điện tử. Chi phí chiến tranh lớn do sử dụng nhiều vũ khí trang bị công nghệ cao có giá thành lớn, kéo theo đầu tư lớn cho các mặt bảo đảm khác.
- Thời kỳ đấu chiến tranh ở một số nước trong chống chiến tranh công nghệ cao của chủ nghĩa đế quốc (Phần 2 và hết)
- Thời kỳ đầu chiến tranh trong chiến cục của Liên Xô chống phát xít Nhật trên chiến trường Viễn Đông (Phần 2, và hết)
- Thời kỳ đầu chiến tranh trong chiến cục của Liên Xô chống phát xít Nhật trên chiến trường Viễn Đông (Phần 1)
Về phương thức chuẩn bị và tiến hành chiến tranh cũng có những nét khác so với chiến tranh bằng vũ khí thông thường. Nhìn chung, các cuộc chiến tranh ở vùng Vịnh, Côxôvô, Ápganixtan, Irắc do Mỹ tiến hành đều theo các bước thăm dò, thu xếp dư luận, tạo dụng liên minh, lập kế hoạch, chuẩn bị triển khai lực lượng và thực hiện các chiến dịch tiến công. Tất cả các cuộc chiến tranh trên đều thể hiện kiểu tác chiến phi đối xứng: lấy tiến công đường không bằng vũ khí công nghệ cao vượt trội đối phương làm yếu quyết định. Ngay từ đầu đã tiến công trên toàn tuyến, vào các mục tiêu yếu suốt chiều sâu chiến dịch, chiến lược, đặc biệt là vào thủ đô; thực hiện các đòn đánh chính xác từ xa, không tiếp xúc làm cơ bản; tiêu diệt các lực lượng phương tiện phòng không đối phương để làm chủ không phận tạo điều kiện cho các phương tiện đường không phá hủy các trung tâm chính trị, cơ sở hạ tầng, tiêu diệt lực lượng và chỉ huy.
Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh, để thu xếp dư luận, Mỹ đẩy mạnh ngoại giao thuyết phục lãnh đạo các nước, nhất là khối NATO nhằm tạo tiếng nói ủng hộ, đồng thời thiết lập một liên minh gồm 30 nước. Đồng thời, Mỹ cũng tự nguy trang bằng “tính chính nghĩa” và bức thiết của cuộc chiến trình trước dư luận nhân dân Mỹ và thế giới. Ngay cả Nga và Trung Quốc cũng đồng ý trừng phạt kinh tế và không bán vũ khí cho Vênêxuêla và các nước sản xuất dầu mỏ cam kết tăng sản lượng khai thác bù vào chỗ thiếu do Mỹ cấm vận Irắc. Nhật Bản hứa đóng góp kinh phí. Các nước NATO sẵn sàng cử lực lượng quân sự tham gia. Liên quân do Mỹ đứng đầu đã có nửa năm chuẩn bị, triển khai và tiến hành trinh sát các mục tiêu chủ yếu.
Cuộc tiến công Irắc được thực hiện theo ba giai đoạn: Giai đoạn 1 với chiến dịch “Lá chắn sa mạc” nhằm phong tỏa đường biển đường không đưa lực lượng tiến công áp sát Irắc. Giai đoạn 2 với chiến dịch “Bão táp sa mạc” thực hiện tiến công đường không bằng không quân và tên lửa bắn phá các mục tiêu và khu vực phòng ngự của Irắc, kể cả trên đất Cô-oét, khống chế toàn bộ trên không, vô hiệu hóa bộ binh, thực hiện tác chiến nghi binh trên hướng biên, tạo điều kiện cho chiến dịch tiếp theo. Giai đoạn 3 với chiến dịch “Thanh gươm sa mạc” là sự kết hợp tiến công đường bộ, đường biển với đổ bộ đường không chiến dịch trong chiều sâu chiến lược, thực hành bao vây, chia cắt, thọc sâu với tốc độ nhanh, vô hiệu hóa lục quân Irắc.
Với học thuyết tác chiến liên hợp không - bộ, Mỹ và liên quân đã sử dụng lực lượng áp đảo cả về số lượng và chất lượng, nhất là chiếm ưu thế tuyệt đối về hải quân và không quân, tiên tiến hơn về vũ khí trang bị từ 10 đến 20 năm. Cuộc tấn công bằng hỏa lực cùng với tác chiến diễn từ làm “mềm chiến trường” chi sau 10 phút đầu đã làm “mù, điếc” các mục tiêu. Tiếp đó, trong 38 ngày đêm xuất kích hơn 2 vạn lần chiếc máy bay và chiến dịch tiến công trên bộ trong gần 100 giờ, cuộc chiến tranh kết thúc. Irắc đã bị tiêu diệt và làm tan rã 1200 quân (trong đó có 60.000 quân bị bắt làm tù binh), diệt và thu 2000 xe tăng xe thiết giáp, 87 máy bay, 2.000 khẩu pháo các loại. Điều đáng chú ý là, chỉ với 8% số bom đạn có điều khiển nhưng Mỹ và liên quân đã phá hủy 80% mục tiêu quan trọng của Irắc; chỉ với 25 lần xuất kích trong đêm không kích đầu tiên, máy bay tàng hình F-117A đã thực hiện được 40% nhiệm vụ của không quân và đã tiêu diệt 87 máy bay của Irắc.
Như vậy, cuộc chiến tranh Irắc được ngã ngũ chỉ trong vòng thời kỳ đầu chiến tranh. Thời kỳ chuẩn bị chiến tranh khá dài, nhưng khi khai cuộc, Mỹ và liên quân giành thắng lợi ngay từ thời kỳ đầu do giải quyết được nhiều vấn đề cơ bản.
Trước hết, đó là sự thống nhất chỉ huy, so với các cuộc chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam, đã được nâng cao hơn rõ rệt thể hiện cả trong chỉ huy nội bộ quân đội Mỹ và trong chỉ huy liên quân. Đây cũng là lần đầu tiên tiến công hỏa lực được kết hợp chặt chẽ với chiến tranh thông tin và sử dụng hệ thống chi huy C4I2 trên phạm vi toàn chiến trường, bảo đảm tiến công theo thời gian thực. Việc nhấn mạnh nguyên tắc tác chiến động sự chuyển đổi cơ cấu lực lượng để tăng khả năng cơ động, tập trung sức mạnh quyết định ở khu vực then chốt của chiến trường cho phép Mỹ xác lập được ưu thế tuyệt đối và đạt được kết quả chiến thuật mang tính quyết định một cách quá nhanh chóng. Lực lượng tham chiến vừa chuyên nghiệp hóa cao, vừa có tính tình nguyện, có kinh nghiệm và được huấn luyện tốt hơn các thành phần quân địch mà Mỹ đã triển khai trong các cuộc chiến tranh trước đây. Luận thuyết rõ ràng về các tổn thất phụ cho dân chúng và các cơ sở dân sự của Irắc cũng được Mỹ tính toán cẩn thận nhằm hạn chế tối đa và tranh thủ mị dân.
Trong thực hành chiến dịch, tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng theo học thuyết “tác chiến không - bộ được Mỹ phát triển và sử dụng thành thục trong cuộc chiến. Việc nhấn mạnh nghi binh từ đổi mới chiến lược, chiến thuật làm cho lực lượng Mỹ ở vùng Vịnh tránh được những khuôn mẫu chiến đấu cứng nhắc và phát huy hiệu quả sử dụng công nghệ cao không chỉ vào vũ khí mà còn vào các hệ thống chỉ huy, kiểm soát, tỉnh hảo tác chiến. Nhịp độ hoạt động mới dựa trên những tiến bộ của công nghệ kiểm soát và truyền thông cho phép Mỹ đẩy nhanh tốc độ nắm bắt mục tiêu, thu thập và xử lý tin tình báo, hòa nhập hoạt động hiệp đồng quân, binh chủng. Ném bom chiến được ngăn chặn tập trung được Mỹ sử dụng nhanh chóng và có hiệu quả, tập trung vào các mục tiêu có ý nghĩa chiến lược mà kế hoạch đã xác định, đồng thời tăng khả năng tiêu diệt bằng vũ khí chính xác. Mở rộng chiến trường, đánh có chiều sâu được thực hiện nhờ sử dụng các khả năng tác chiến không - bộ để mở rộng ra ngoài phạm vi tiền duyên trực tiếp, nhanh chóng làm suy yếu lực lượng mặt đất của Irắc. Tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết và ngoài tầm nhìn của mắt thường nhờ có công nghệ bảo đảm và đã được huấn luyện tốt hơn trước đây nhằm chiến đấu liên tục ngày đêm, cả khi thời tiết xấu.
Về phía Irắc, sự thất bại trong cuộc chiến chỉ sau thời kỳ đấu chiến tranh do rất nhiều nguyên nhân. Trước hết, đó là chủ nghĩa độc đoán và cơ cấu tập trung quá mức cầu thiết, thể hiện rõ tăng ở việc tập trung toàn bộ quyền lực vào tay tổng thống, kể tả quyền chỉ huy quân sự, thiếu hẳn một hệ thống tham mưu trung ương có hiệu lực, từng quân chủng báo cáo độc lập qua một dây chuyền chỉ huy, khu vực và binh đoàn. Sự phối hợp giữa lục quân, không quân và phòng không rất yếu kém. Trong lục quân, sự phối hợp giữa các quân đoàn, lực lượng Vệ binh cộng hòa và các binh đoàn chính quy khác cũng không khá hơn. Sự can thiệp của yếu tố lãnh đạo dân sự vào công tác chỉ huy quân sự làm mất hiệu lực chỉ huy. Thiếu khả năng dự báo chiến lược là một trong những điểm yếu chí tử của các nhà lãnh đạo Irắc. Do nhân định thiếu khách quan về tình hình chính trị - quân sự nên khi triển khai lực lượng quân sự đến biên giới, họ không lường được Arập Xêút sẽ phản ứng thế ứng nào. Đồng thời, vẽ cơ bản họ đã phán đoán sai về phản chính trị và khả năng sẵn sàng chiến đấu của Mỹ. Họ giải quyết việc đặt kế hoạch quân sự của chiến lược chủ yếu theo điều kiện của cuộc chiến tranh thông thường như đã tiến hành với Iran, thiếu năng lực nhìn xa hơn khả năng sẽ phải đối đầu về chính trị và quân sự với liên quân, nên không đánh giá được những thay đổi về tình hình cũng như thực lực của liên quân, nhất là dự lường về khả năng tác chiến công nghệ cao ngay từ đầu chiến tranh.
Tinh chất tác chiến chiến lược của Irắc chủ yếu là phòng ngự và phản ứng theo kiểu phòng ngự tĩnh. Việc bố trí tác chiến phòng thủ tại Thủ đô Bátđa lại càng cứng nhắc. Tác chiến vận động chủ yếu chỉ được coi là để tăng cường các vị trí bị đe dọa hoặc nhằm khai thác một chỗ yếu rõ ràng của đối phương. Vì thế, toàn bộ công cuộc phòng thủ không những không giúp họ đạt được mục tiêu tiêu hao địch như dự kiến, mà còn làm cho họ trở thành mục tiêu của những cuộc tiến công đường không hoặc của thiết giáp liên quân. Ngay cả chiến đấu trong khu vực phòng ngự cũng không có chiều sâu và không vững chắc. Sự yếu kém về mọi mặt cũng được bộc lộ trong điều hành tác chiến chỉ huy, kiểm soát, truyền thông, tình báo và đánh giá khả năng chiến đấu. Irắc không có hệ thống trinh sát đặt trong vũ trụ, chỉ có các hệ trinh sát và tình báo chiến trường, và cũng không phải là các phương tiện hiện đại. Lực lượng quân báo Irắc không được huấn luyện để có đủ khả năng sục sạo tầm xa hoặc quay vòng phản ứng mau lẹ. Tổ chức trinh sát không hiệu quả trong việc nắm bắt mục tiêu cho pháo binh và các lực lượng khác.
Kinh nghiệm tác chiến của các lực lượng vũ trang Irắc đều non kém. Chiến đấu đất đối không và không đối không đều thiếu hiệu quả do trình độ huấn luyện thấp, không có các hệ thống điều hành chiến đấu đường không hiện đại, khả năng quan sát ngoài tầm nhìn bằng mắt thường hạn chế. Không quân không hỗ trợ được việc triển khai phòng ngự của lục quân và phòng không đặt trên mặt đất, và việc đánh chặn trên không phụ thuộc nặng nề vào các hệ thống trên bộ đã làm cho máy bay của Irắc trở thành mục tiêu dễ bị tiêu diệt khi các rađa và trung tâm điều khiển của họ bị đánh phá. Phòng không cũng không được bố trí hợp lý, không triển khai các tên lửa đất đối không tầm xa để bảo vệ lực lượng trên chiến trường Côoét, khiến lực lượng này trở thành mục tiêu của các cuộc tiến công đường không từ tầm xa, ngoài khả năng khống chế của các hệ thống tên lửa của họ vốn chỉ là tầm gần. Hệ thống tên lửa đất đối không của Irắc tập trung bảo vệ thủ đô, các cơ sở then chốt và các khu vực quan trọng, song được bố trí theo đội hình rất dễ bị định vị và tiến công, trong khi thiếu các hệ tiến công tầm xa đặc biệt là phương tiện tác chiến đêm hoặc trong thời tiết xấu. Bộ binh của Irắc không được cơ giới hóa theo hướng có thể vận động hiệu quả hoặc giải quyết các vấn đề phức tạp với tư cách lực lượng chiến đấu có sức liên kết. Pháo binh có số lượng lớn và khá hiện đại, nhưng thiếu huấn luyện chiến thuật, thiếu hệ thống nắm bắt mục tiêu và hệ thống điều khiển hỏa lực. Thiết giáp được huấn luyện tương đối tốt, nhưng thiếu các senxơ (cảm biển) và hệ thống điều khiển hỏa lực nên không thể chiến thắng được các xe tăng cùng hệ thống chống tăng tầm xa tối tân của liên quân. Hơn nữa, lực lượng thiết giáp của Irắc ít được huấn luyện tác chiến đêm hoặc trong điều kiện thời tiết xấu, nên nhịp độ hoạt động kém, hành quân cơ động chậm hơn nhiều so với liên quân.
Một nguyên nhân khác dẫn đến thất bại của Irắc là phân chia lực lượng chiến đấu không hợp lý. Khi liên quân đã giành được ưu thế đường không và bắt đầu tiến công mặt đất, thì Irắc vẫn còn phải loay hoay để cáng đáng cùng lúc cả lực lượng Vệ binh cộng hòa ở phía sau và cả lực lượng cơ giới - thiết giáp của lục quân chính quy tại chiến trường Côoét. Họ đã thực sự tự chia cắt lực lượng của mình, không thể tập trung lực lượng đủ mạnh để tiến hành phản công. Việc sử dụng và triển khai lực lượng dự bị của Irắc cũng không hợp lý, tuy có các đơn vị dự bị mạnh nhưng do bố trí ở quá xa nên không thể xử trí kịp thời. Trong khi đó, liên quân có khả năng đột nhập và khai thác chỗ bị chọc thủng trong tuyến phòng ngự phía trước của Irắc nhanh hơn lực lượng của Irắc có thể phản công, nhất là do đã bị suy yếu bởi các đòn không kích của liên quân.
Thời kỳ đầu chiến tranh Nam Tư
Trong cuộc chiến tranh Nam Tư, Mỹ cũng đã tính toán đến khả năng giành thắng lợi ngay từ thời kỳ đầu chiến tranh như trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh. Dưới chiêu “nhân quyền”, Mỹ đã tuyên truyền và thực hiện chính sách mới “coi nhân quyền cao hơn chủ quyền”, mở ra một tiền lệ nguy hiểm trong quan hệ giữa các nước, lờ luật pháp quốc tế, xem thường Liên hợp quốc và phản ứng bất bình của Nga, Trung Quốc.
Tận dụng ưu thế của mình, Mỹ đã tập hợp được 13 nước NATO, tạo liên minh chiến lược để chuẩn bị và tiến hành cuộc chiến tranh. Trong việc lập kế hoạch và triển khai lực lượng vì đã xác định phương châm tác chiến là dùng tiến công đường không đánh thẳng vào Bêôgrát buộc chính quyền Milôsêvích hoặc phải chấp nhận điều kiện do Mỹ đặt ra, hoặc suy yếu chia rẽ nội bộ, không đủ sức duy trì chiến đấu và tinh thần độc lập đi theo con đường đã định. Biện pháp tác chiến chiến lược Mỹ vạch ra là: Triệt phá hệ thống phòng không giành quyền làm chủ trên không từ không trung làm chủ mặt đất, phá hủy kết cấu hạ tầng kinh tế, thông tin liên lạc; mở rộng không kích gây sức ép.
Cuộc chiến tranh Nam Tư chỉ bao gồm một chiến dịch mang tên “Sức mạnh đồng minh”, diễn ra trong 28 ngày với bốn giai đoạn: Giai đoạn 1 là cuộc tiến công đường không trên toàn chiến trường với mục tiêu chủ yếu là hệ thống phòng không Nam Tư, nhằm giành quyền kiểm soát trên không. Giai đoạn 2 là không kích “điểm huyệt” các mục tiêu quân sự trọng điểm của Nam Tư như trung tâm chỉ huy và các lực lượng trên bộ nhằm làm tê liệt khả năng tác chiến của đối phương. Giai đoạn 3 là phá hủy các tiềm lực chiến tranh, cơ sở hạ tầng của Nam Tư như trọng điểm giao thông, cơ sở lọc dầu, trung tâm viễn thông, đài phát thanh - truyền hình, nhằm làm tê liệt nền kinh tế, đảo lộn cuộc sống người dân, gây mất ổn định xã hội, rạn nứt quan hệ giữa chính quyền với nhân dân. Giai đoạn 4 là tiến công đường không rộng khắp, toàn diện trên toàn bộ chiến trưởng. Như vậy, tuy chỉ có một chiến dịch, nhưng có thể coi Giai đoạn 1 tương đương với thời kỳ đầu chiến tranh, việc Nam Tư trụ vững được hay không sẽ ảnh hưởng quyết định đến các giai đoạn sau.
Ngay từ ngày đấu, chiến dịch tiến công đường không ở Nam Tư được Mỹ thực hành bôn tập từ xa bằng các máy bay ném bom chiến lược B-52, B-2A. Mỹ và NATO coi trọng việc cung cấp tỉnh báo chỉ huy dẫn đường máy bay và điều khiển tên lửa, bom tử vũ trụ, đánh “điểm huyệt bằng các đòn phẫu thuật chính xác từ xa, nhất là tới các mục tiêu ở Thủ đô Bêôgrát. Thời gian đánh không theo quy luật nào, khi thì chủ yếu đánh ban ngày, khi thì chủ yếu đánh ban đêm, năng hệ thống phòng không thì chủ yếu đánh đêm để tăng cường hiệu quả của máy bay tàng hình. Mỹ và NATO đã sử dụng tới 90% vũ khí công nghệ cao, trong đó có nhiều loại lần đầu tiên xuất hiện như máy bay tàng hình B-2, B-1B, bom E bom chùm BLU-65B…, nhằm dựa vào công nghệ mới để nâng cao hiệu quả tác chiến và giảm tối thiểu tổn thất về lực lượng trên không.
Để thực hiện đòn quyết định giành quyền kiểm soát Mỹ coi việc đánh trước vào lực lượng trên không và lực lượng phòng không của Nam Tư là nhiệm vụ chủ yếu. Mỹ tính toán nếu cố gắng chế áp 80% hoặc phá hủy 50% lực lượng đó thì sẽ giành quyền kiểm soát tuyệt đối trên không bảo đảm cho lực lượng trên không của NATO có thể tiến công thuận lợi vào các mục tiêu sâu trong thủ đô của Nam Tư, và khi nắm được quyền chủ động chiến lược sẽ lấy “oanh kích để gây sức ép”. Đây là quyết định chiến lược hợp lý của Mỹ, vì Nam Tư có một lực lượng phòng không khá mạnh, với 240 máy bay (trong đó có 15 chiếc MiG-29), 48 trực thăng vũ trang, khoảng 40 bệ phóng tên lửa phòng không, 1.850 khẩu pháo phòng không và 1.270 xe tăng cùng hỏa lực đất đối không. Trong các trang bị đó, không chỉ MIG-29 có tính năng tiên tiến mà các loại tên lửa phòng không của Nam Tư đều có thể tạo mối uy hiếp khá lớn, là vật cản chủ yếu lực lượng trên không của NATO.
Trên thực tế, Mỹ đã lấy lực lượng trên không làm chính, thực hiện tác chiến tầm xa, kết hợp lực lượng đường không với lực lượng vũ trụ. Trong chiến dịch “Sức mạnh đồng minh”, Mỹ chủ yếu sử dụng lực lượng trên không của không quân và hải quân, còn lực lượng hỗ trợ gồm 40 chiến hạm và 334 phân đội tên lửa hành trình chỉ phóng đi một số tên lửa và cung cấp khả năng bảo đảm hậu cần. Ngoài ra, Mỹ lần đầu tiên sử dụng ba loại máy bay ném bom chiến lược được bảo đảm thông tin từ vệ tỉnh cất cánh từ chính quốc hoặc từ các căn cứ cách xa Bêôgrát, thực hành tác chiến từ xa, phát huy tối đa ưu thế lực lượng chiến lược trên không. Mỹ đã vận dụng vào thực tiễn cách đánh không tập nhằm phát huy mọi khả năng của các loại máy bay ném bom chiến lược. Cách thức đó đã thể hiện tư tưởng tác chiến tầm xa trong sự kết hợp chặt chẽ lực lượng đường không với lực lượng vũ trụ. Việc tham chiến của máy bay ném bom chiến lược B-2 có khả năng mang bom hạt nhân cho thấy Mỹ có thể tiến công chiến lược tầm xa trên phạm vi toàn cầu.
Mỹ và NATO cũng đã thực hiện triệt để thuyết “năm vòng tròn mục tiêu”. Thuyết này chia mục tiêu đánh phá thành năm loại lớn: Trung tâm chỉ huy quốc gia, cơ sở năng lượng cơ sở giao thông, lòng người, lực lượng quân sự (gồm 12 cụm mục tiêu). So với trước đây, chiến lược này tăng thêm mục tiêu “lòng người” (tức chiến tranh tâm lý) và loại bỏ mục tiêu “lực lượng hạt nhân”. Việc sắp xếp trình tự đánh cũng khác trước, trung tâm chỉ huy quốc gia được xếp vào loại mục tiêu quan trọng hàng đầu, là vòng tròn trong cùng khác với trước đây Mỹ thường coi lực lượng quân sự đối phương là mục tiêu quan trọng hàng đầu. Mỹ và NATO cũng đã rất coi trọng chiến tranh tâm lý, chú trọng đánh đêm và đơn giản hóa hệ thống chỉ huy.
Tuy nhiên, trong cuộc chiến tranh này, Mỹ và NATO đã vấp phải những sai lớn nhất định ngay từ thời kỳ đầu chiến tranh. Trước hết, đó là đánh giá không đầy đủ về đối phương. Xét về lực lượng thì Nam Tư không mạnh, nhưng xét về tinh thần chiến đấu và trình độ mưu lược thì Mỹ vẫn chưa lường hết. Trong vòng 150 năm, Nam Tư đã trải qua sáu cuộc chiến tranh lớn, có truyền thống chống ngoại xâm ngoan cường. Hơn nữa, Nam Tư đã tích cực nghiên cứu học tập kinh nghiệm chống không tập (kể cả kinh nghiệm của Irắc). Do phán đoán sai những khía cạnh ấy nên Mỹ đã thực hiện không tập vào ban ngày, trong khi về cơ bản chưa khống chế được hệ thống phòng không mặt đất của Nam Tư. Do đó, Nam Tư đã bắn rơi hơn 10 máy bay Mỹ, trong đó ít nhất là 7 chiếc bị bắn rơi vào ban ngày. Dù Mỹ đã sử dụng biện pháp không kích từ ngoài khu vực phòng không song thủ đoạn lại đơn giản, nên chỉ qua mấy ngày chiến đấu, Nam Tư bắt đầu nắm được đường bay và quy luật không tập của NATO. Đó là, trừ tên lửa hành trình, phần lớn các tên lửa không đối đất trang bị trên máy bay của NATO chỉ có tầm bắn hiệu quả từ 80 đến 200km, nên để tiến công mục tiêu thì phải xác định được hướng và cự ly nhất định. Sau khi nắm được quy luật này, Nam Tư tổ chức phục kích ở những khu vực cách mục tiêu khoảng 150km và đã bắn rơi máy bay của NATO.
Mỹ và NATO cũng không tính hết trở ngại địa hình, thời tiết. Địa hình của Nam Tư phần lớn là rừng rậm, núi cao, thung lũng hẹp, gây rất nhiều khó khăn cho NATO trong việc lựa chọn và tiến công các mục tiêu. Đặc biệt là thời tiết khắc nghiệt trên không phận Nam Tư đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành động không tập. Bởi lẽ, các khu vực này quá nhiều mây, tầm nhìn kém nên để nâng cao độ chính xác, các phi công phải hạ thấp độ cao và giảm tốc độ bay, nhu vậy dù làm tăng nguy cơ bị bắn rơi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng hay làm cho cả F-117A của Mỹ cũng bị bắn rơi. Điều đáng nói là, khả năng tác chiến trong điều kiện thời tiết phức tạp của các hệ thống trang bị trên máy bay không hề thần kỳ như Mỹ vẫn khoe khoang, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết xấu.
Một sai lầm nữa của Mỹ và NATO là chỉ dựa vào không tập nên khó đạt mục đích chiến lược. Mỹ nhấn mạnh lấy tiến công đường không để đạt mục tiêu chiến lược, song họ lại thiếu nhận thức biện chứng về những khía cạnh khác của nghệ thuật chiến tranh. Lực lượng đường không có vị thế cao, uy lực lớn, có thể phá hủy một cách hiệu quả các mục tiêu trên bộ của đối phương, do đó là lực lượng then chốt cần phải sử dụng trong đòn đánh phá đầu tiên, trong đòn đánh quyết định và trong giành chủ động chiến lược của chiến tranh công nghệ cao. Song không gian và thời gian tác dụng của lực lượng tiến công đường không là có hạn, chỉ có thể gây hiệu ứng ngắn từ trên không, không thể trực tiếp chế áp chính quyền của đối phương. Nếu không sử dụng hành động trên bộ thì đòn đánh từ trên không cùng lắm chỉ có thể gây ra sự phá hoại nhất định cho đối phương, mà Mỹ cũng phải chịu tổn thất không nhỏ. Chính vì vậy mà Mỹ và NATO đã rơi vào thế bất lợi ngay thời kỳ đầu chiến tranh.
Về phía Nam Tư, bài học thành công trước hết là chú trọng học tập kinh nghiệm chiến đấu. Những năm trước chiến tranh, Nam Tự đã nghiên cứu chiến tranh vùng Vịnh, đặc biệt là nghiên cứu cách đánh của NATO trong chiến tranh Bôxnia. Nam Tư đã căn cứ vào đặc điểm lực lượng phòng không của mình, nghiên cứu kỹ phương thức và vũ khí không tập mà NATO có thể sử dụng cũng như dựa vào điều kiện thời tiết, khí hậu và địa lý khu vực để xây dựng một số cách đánh chiến thuật có hiệu quả, đồng thời liên tục tiến hành diễn tập phòng không năng cao khả năng đánh trả. Hai ngày đầu sau khi cuộc không tập bắt đầu. Nam Tư giữ im các thiết bị điện tử, sau đó mở máy rađa phòng không một cách gián đoạn, khiến đối phương khó phát chiến và tiến công chính xác vào hệ thống phòng không của mình. Nam Tư cũng áp dụng các thủ đoạn “giấu thực, bày giá” bằng cách cơ động liên tục: trước khi cuộc chiến tranh nổ ra, các hệ thống phòng không được cất giấu, sau khi cuộc chiến mở thì sử dụng các mục tiêu giả cơ động để đánh lửa trinh sát đối phương, do đó bảo toàn được lực lượng. Lợi dụng những nhược điểm của tên lửa hành trình là có thể bị ảnh hưởng bởi nhiễu điện từ, nhiễu màn khói, Nam Tư đã thực hiện các biện pháp gây nhiễu, làm giảm hiệu quả đánh chính xác của tên lửa hành trình. Trước khi cuộc chiến tranh nổ ra, Nam Tư đã ứng dụng công nghệ cao cải tiến một số hệ thống điều khiển của tên lửa phòng không và rađa điều khiển hỏa lực, nâng cao khả năng chống nhiễu điện từ. Hệ thống phòng không chiến thuật của Nam Tư được triển khai theo kiểu phân vùng, các đơn nguyên hóa lực có thể độc lập tác chiến. Những sĩ quan, binh lính phòng không đã từng tham gia chiến tranh ở Côxôvô truyền đạt lại kinh nghiệm chống không kích cho quân đội. Nam Tư còn nghiên cứu kinh nghiệm chiến tranh của Việt Nam đề vận dụng phát triển kỹ, chiến thuật chống không kích của riêng mình: khai thác nhược điểm của máy bay tàng hình để áp dụng biện pháp tương ứng nhằm phát hiện và bắn rơi máy bay chiến đấu ném bom tàng hình F-117A; khai thác khâu yếu của tên lửa hành trình để áp dụng kỹ thuật và chiến thuật đối kháng tương ứng, nhiều lần bắn rơi được tên lửa hành trình; triệt để tại dụng địa hình, bố trí phòng không ở những khu vực đối phương phải bay qua,...
Coi trọng công tác tình báo chiến lược, cơ quan tình báo Nam Tư đã tiến hành kiểm tra thời chiến đối với báo chí, đồng thời tạo thông tin tình báo giả để mê hoặc NATO. Cơ quan phản gián động viên dân chúng lùng bắt gián điệp và đã phá vỡ mạng lưới gián điệp Pula của NATO. Việc hợp tác với cơ quan tình báo Nga và tàu trinh sát Nga đậu ở biển Ađriatich được chú trọng để thu thập tin tức tình báo. Ngoài ra, Nam Tư còn sử dụng các biện pháp đặc biệt để thu thập tình bảo, thậm chí đã thu được tin tức tình báo ngay trong nội bộ NATO nên tránh được thương vong trong mấy đợt không kích quan trọng. Chẳng hạn, khi NATO tập kích trụ sở Bộ Nội vụ, thì đây từ một khu vực nhộn nhịp bỗng trở nên “vườn không, nhà trống”; mấy phút trước khi oanh tạc một cây cầu nào đó, cảnh sát Nam Tư bỗng nhiên đến phong tỏa như là họ đã biết trước cây cầu sắp bị tập kích; trước khi không kích một doanh trại quân đội nào đó, trinh sát của NATO đều nghe thấy tín hiệu vô tuyến điện ra lệnh cho nhân viên rút khỏi doanh trại,...
Đối kháng điện tử cũng được Nam Tư chú trọng, dù mới chỉ là đối kháng hữu hạn. Trước ưu thế trên không của NATO, để đánh trả có hiệu quả và bảo toàn tối đa lực lượng Nam Tư đã áp dụng biện pháp đối kháng điện tử hữu hạn và giành được hiệu quả nhất định. Để bảo vệ rađa phòng không trước đòn tiến công bằng tên lửa chống bức xạ, quân đội Nam Tư đã vận dụng linh hoạt các biện pháp chiến thuật, kỹ thuật phòng ngự điện tử mà điển hình là chiến thuật tiếp sức rađa. Rađa tầm xa mở máy trong thời gian ngắn, sau khi xác định có máy bay đến tập kích thi nhanh chóng tắt máy, khi phán đoán máy bay NATO đã vào trong phạm vi tầm bắn của tên lửa đất đối không thì bất ngờ mở rađa điều khiển tên lửa, đồng thời phóng luôn tên lửa, sau đó nhanh chóng di chuyển ngay; khi phát hiện máy bay NATO phóng tên lửa chống bức xạ thì tắt rada ngay, làm cho tên lửa không bức xạ đi lệch mục tiêu,... Cũng do phán đoán chính xác là khi không kích, trước tiên NATO sẽ sử dụng vũ khí điều khiển chính xác đánh vào các mục tiêu quan trọng nên Nam Tư đã nhanh chóng ngụy trang điện tử cho các mục tiêu này.
Đặc biệt, Nam Tư rất coi trọng chiến tranh tâm lý. Trước việc NATO tiến công rầm rộ trên các phương tiện truyền thông, Nam Tư cũng sử dụng triệt để các đài phát thanh, truyền hình, các mạng quốc tế các phương tiện thông tin đại chúng để phản kích trên lĩnh vực dư luận và tuyên truyền đối ngoại. Thông tấn xã Nam Tư mở địa chỉ trên mạng internet, thường xuyên cung cấp tin tức về tình hình và hậu quả không kích của NATO, kêu gọi người Xécbi trên toàn thế giới đoàn kết chống kẻ thù. Qua mạng, Nam Tư đã tố cáo NATO vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc, can thiệp vào nội bộ của một quốc gia có chủ quyền, sử dụng vũ khí đã bị quốc tế cấm để đánh vào dân thưởng. Tất cả đã có tác dụng nhất định trong việc tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận quốc tế, cổ vũ ý chí của quân và dân cả nước, gây áp lực chính trị đối với NATO và làm lung lay liên minh phương Tây. Các chuyên gia mạng máy tính cũng đã tổ chức đánh trả đòn tuyên truyền trên mạng của NATO. Đồng thời, Chính phủ Nam Tư cho thiếu nhiều bộ phim về ý chí kiên cường của nhân dân Nam Tư chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai, liên tục tổ chức các buổi ca nhạc chống chiến tranh, ra sức tuyên truyền ca ngợi thành tích chiến đấu và kịp thời biểu dương những người lập công trong chiến đấu, khích lệ tinh thần yêu nước của quân đội và nhân dân,...
Công tác chuẩn bị chiến trường tốt cũng là một thành công lớn của Nam Tư. Các kho vũ khí đạn, xăng dầu, lương thực được bố trí phân tán trên nhiều khu vực nên công tác bảo đảm hậu cần kỹ thuật không bị gián đoạn. Hệ thống thông tin liên lạc hữu tuyến được xây dựng rộng khắp nên vẫn chỉ huy được binh lính trong điều kiện bị chế áp điện tử mạnh mẽ. Hệ thống hầm trú ẩn tốt nhất là ở Thủ đô Bêôgrát, thậm chí có cả sân bay ngầm được xây dựng dưới lòng đất ở Pristina. Lực lượng quân sự được bể trị phân tán, xen kẽ trong các khu dân cư, liên tục có động và tổ chức tốt công tác ngụy trang, nghi binh,... trở thành hiện pháp quan trọng giúp Nam Tư bảo tồn được hơn 80% lực lượng sau 78 ngày đêm đánh phá của NATO.
Tuy vậy, qua cuộc chiến, Liên bang Nam Tư cũng bộc lộ những nhược điểm. Trước hết là sự phân tán trong sử dụng lực lượng không quân. Trong điều kiện chênh lệch lớn về so sánh lực lượng, không quân Nam Tư không sợ địch mạnh, có những chiếc máy bay đơn độc ứng chiến với từng tốp máy bay của NATO và đã bắn rơi máy bay địch. Điều đó vừa phản ánh tinh thần không quản hy sinh để bảo vệ bầu trời Tổ quốc, vừa thể hiện kỹ thuật không chiến cao siêu của phi công Nam Tư. Song xét về chiến lược, chiến thuật, Nam Tư đã không sử dụng tập trung MIG-29, một loại vũ khí trang bị mạnh, để tạo đòn đánh bất ngờ mà lại sử dụng phân tán, nhỏ lẻ, với số lượng có hạn nên không thu được kết quả rõ ràng. Nam Tư cũng chưa có hành động phòng ngự tích cực là đánh vào nơi tập kết lực lượng của Mỹ và NATO, mới chỉ tập trung đánh trả trực tiếp lực lượng ném bom oanh tạc. Lúc đó, NATO đều có quân đội đóng ở các nước xung quanh, nếu Nam Tư nắm chắc thời cơ này, mạnh dạn điều lực lượng đặc biệt vượt biên giới, đánh đòn du kích thì chắc chắn sẽ gây tổn thất cho quân NATO, chuyện hóa được cục diện bị động ở chung mục nhất định.
Thiếu lực lượng tiến công đường không là một trong những điểm yếu cơ bản của Nam Tư. Khi xây dựng trận địa phòng không quân đội Nam Tư chú trọng cấu trúc công sự ngầm, sống lại không phát triển lực lượng phòng không lớn mạnh, đặc biệt là lực lượng tiến công trên không nên làm hạn chế khả năng chống lại cuộc tập kích đường không. Các loại khí tài bảo đảm tác chiến của không quân và phòng không (khí tài trinh sát, khí tài nhìn đêm, hệ khi tài điều khiển hỏa lực,...) còn lạc hậu nhiều thế hệ so với NATO, nên hiệu quả bị hạn chế. Máy bay của Nam Tư tuy xuất kích được, nhưng hệ thống dẫn đường, trinh sát chỉ thị mục tiêu kém nên thường bị bắn rơi.
Đặc biệt, các vấn đề dân chủ, tôn giáo, sắc tộc.... không được giải quyết tối đã dẫn đến khủng hoảng để kẻ thù lợi dụng là điểm yếu chí tử của Nam Tư. Có thể nói Nam Tư đã đứng vững trong thời kỳ đầu chiến tranh về mặt quân sự, nhưng lại thua toàn bộ cuộc chiến vì lý do chính trị. Côxôvô là một tỉnh của nước Cộng hòa Xécbia thuộc Nam Tư, nằm sát Anbani và ở trung tâm của hại tôn giáo siêu dân tộc là đạo Hồi và đạo Thiên Chúa vốn có mâu thuẫn rất sâu sắc. Năm 1989, Côxôvô được hưởng quy chế tự trị, nhưng trước khi Liên bang Nam Tư (cũ) tan rã, quy chế này bị thu hồi. Khi người gốc Anbani chống lại quyết định này, đáng lẽ chính quyền Xécbia cần có biện pháp mềm dẻo, giải quyết từng bước, giữ vùng ổn định chính trị, thì lại dùng biện pháp cứng rắn đưa lực lượng an ninh và cảnh sát chống bạo động đến lập lại trật tự. Nhân cơ hội ngàn vàng đó, Mỹ thành lập "Nhóm tiếp xúc" gồm sáu nước lớn làm trung gian cho các bến xung đột thông qua đàm phán. Chính quyền Xécbia và Nam Tư bác bỏ đề nghị này, cho rằng Côxôvô là vấn đề nội bộ của Nam Tư, nên đầu năm 1999, chiến sự bùng trò lại “Nhóm tiếp xúc" buộc các bên xung đột kỷ dự thảo Hiệp định hòa bình do họ soạn thảo. Đàm phán đổ vỡ khi phái đoàn Xécbia không ký Hiệp định và không chấp nhận cho NATO triển khai 26.000 quân ở Côxôvô để giảm sát thực thi Hiệp định. Đó chính là cái cớ để Mỹ và NATO lợi dụng can thiệp quân sự, mặc dù sau đó Nam Tư đã nhượng bộ, đưa ra nhiều sáng kiến nhằm chấm dứt chiến tranh.