thời kỳ đầu chiến tranh
Chiến dịch Bình Giã: Biểu tượng của sự quyết tâm và chiến thắng kiên cường (Phần 1)
Trong thế tiến công của toàn miền, chiến trường miền Đông Nam Bộ được chọn làm hướng tiến công chủ yếu. Ta quyết định mở chiến dịch Bình Giã với mục đích tiêu diệt một bộ phận quân chủ lực ngụy và bọn bảo an dân vệ tại chỗ, đẩy mạnh chiến tranh du kích, hỗ trợ nhân dân tiếp tục phá ấp chiến lược, mở rộng vùng giải phóng nối liền các căn cứ miền Đông với vùng ven biển Khu VI, bảo vệ các bến tiếp nhận hàng hóa bằng đường biển và nâng cao trình độ đánh vận động của bộ đội chủ lực.
Thời kỳ đầu cuộc chiến Ba Gia (Phần 1)
Tại chiến trường Khu V, các trung đoàn chủ lực của ta đã tiến đánh địch, mở rộng vùng giải phóng bắc và nam Tây Nguyên. Ở Quảng Ngãi, Bộ Tư lệnh Quân khu V chuẩn bị mở chiến dịch Ba Gia - chiến dịch tiến công của bộ đội chủ lực nhằm tiêu diệt một bộ phận lực lượng của Sư đoàn 25 ngụy.
Những điều chưa kể về chiến thắng Ấp Bắc (Phần 2)
Sáng sớm ngày 2 tháng 1 năm 1963, máy bay trinh sát của địch quần lượn trên bầu trời Ấp Bắc dẫn đường cho bộ binh và cơ giới tiến công. Trên hướng lộ 4, hai đại đội bảo an từ Điền Huy xông thẳng vào xóm Hội Đồng Vàng (xã Tân Phú) mở màn cuộc hành quân.
Những điều chưa kể về chiến thắng Ấp Bắc (Phần 3 và hết)
Qua một ngày chiến đấu căng thẳng, ác liệt, các lực lượng vũ trang của ta đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bẻ gãy năm đợt tiến công của địch. Ban Chỉ huy trận đánh được lệnh rút toàn bộ lực lượng ra khỏi Ấp Bắc để bảo toàn lực lượng cho những trận đánh tiếp theo.
Chiến dịch Bình Giã: Biểu tượng của sự quyết tâm và chiến thắng kiên cường (Phần 2 và hết)
Để cứu nguy cho Đức Thạnh, lấy lại Bình Giã, ngày 1 tháng 1 năm 1965, địch mở cuộc hành quân giải tỏa mang tên “Hùng Vương 2” với 2.000 quân gồm: Cơ giới, nhảy dù, thủy quân lục chiến, máy bay lên thẳng.
Những điều chưa kể về chiến thắng Ấp Bắc (Phần 1)
Chiến thắng Ấp Bắc là chiến thắng đầu tiên mở ra khả năng cho cách mạng miền Nam tiến lên đánh thắng chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. Trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, Mỹ - Diệm coi bình định, lập ấp chiến lược là xương sống, là yếu tố quan trọng bảo đảm cho mưu đồ “dùng người Việt trị người Việt”.
Phân tích chiến lược chống "chiến tranh đặc biệt” của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Phần 2 và hết)
Ngày 20 tháng 4 năm 1961, trong thư gửi Xứ ủy Nam Bộ, đồng chí Lê Duẩn đã phân tích cụ thể: Trong giai đoạn này, địch tuy thất bại về chính trị nhưng lực lượng quân sự của chúng hầu như còn nguyên vẹn và đang được Mỹ tìm mọi cách tăng cường.
Phân tích chiến lược chống "chiến tranh đặc biệt” của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Phần 1)
Trước mắt, để chống chiến lược "chiến tranh đặc biệt”, chúng ta tập trung giữ vững và mở rộng quyền làm chủ đã giành được ở các vùng giải phóng; khẩn trương xây dựng thực lực cách mạng; tạo thế, thời và lực để đưa cách mạng tiến lên trong tình hình mới.
Những điều chưa kể về “cuộc rút lui thần kỳ” của Trung đoàn Thủ đô (Phần 2 và hết)
Sau khi nghiên cứu kỹ tình hình, kế hoạch rút quân được quyết định như sau: đúng 20 giờ ngày 17 tháng 2 năm 1947 sẽ bắt đầu rút quân.
Những điều chưa kể về “cuộc rút lui thần kỳ” của Trung đoàn Thủ đô (Phần 1)
Cuộc rút quân thắng lợi của Trung đoàn Thủ đô ngày 17 và 18 tháng 2 năm 1947 là một trong những chiến công lớn trong sáu mươi ngày đêm Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.
Những dấu ấn lịch sử gắn liền với trận phòng ngự ở chợ Đồng Xuân (Phần 2 và hết)
Khoảng 9 giờ, địch tiếp tục tiến công. Chúng cho quân tiến vào phố Hàng Chiếu, Ô Quan Chưởng. Ta chặn đánh địch trước các baricát, tiêu diệt hàng chục tên. Địch ùn lại ở đầu phố Thanh Hà, một bộ phận dùng hỏa lực bắn mạnh vào khẩu trung liên của ta, nhưng vẫn không tiến vào được, mà còn bị khẩu trung liên của ta ở vị trí lợi hại tiêu diệt gần 70 tên.
Những dấu ấn lịch sử gắn liền với trận phòng ngự ở chợ Đồng Xuân (Phần 1)
Tiêu biểu cho lối đánh tiến công trong tác chiến phòng ngự chốt chặn là trận phục kích địch ở chợ Đồng Xuân ngày 14 tháng 2 năm 1947, trận đánh lớn trước khi Trung đoàn Thủ đô rút quân.
Nhìn lại 6 trận phòng ngự tiêu biểu ở Hà Nội những ngày đầu năm 1947 (phần 2 và hết)
Các trận phòng ngự giam chân địch trong thành phố của quân-dân Thủ đô là sự kế thừa truyền thống “lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn” của dân tộc Việt Nam lên một tầm cao mới.
Nhìn lại 6 trận phòng ngự tiêu biểu ở Hà Nội những ngày đầu năm 1947 (phần 1)
Trong lịch sử hiện đại, quân và dân thủ đô Hà Nội sẽ mãi tự hào với hàng loạt trận chiến dữ dội, rực lửa trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô quả cảm đã lao vào cuộc chiến đấu bảo vệ Hà Nội thân yêu với lực lượng, vũ khí và trang bị rất chênh lệch so với kẻ thù.
Ý nghĩa và nguyên nhân thắng lợi của cuộc chiến 60 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thủ đô
Trong suốt thời gian 60 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thủ đô, nhiều tấm gương điển hình xả thân vì nước đã xuất hiện. Đồng bào Thủ đô đã thực hiện mỗi công nhân, học sinh đều trở thành tự vệ chiến đấu. Khắp nơi trong thành phố đều có trận địa của ta.
Những điều chưa kể về trận phòng ngự Ô Chợ Dừa - Nam Đồng
Một trận phòng ngự khu vực tiêu biểu đánh địch nống ra cửa ô là trận phòng ngự Ô Chợ Dừa - Nam Đồng, diễn ra ngày 6 tháng 1 năm 1947. Đoạn đường Ô Chợ Dừa - Nam Đồng rộng khoảng 25m, hai bên có nhiều nhà một tầng xen kẽ với một số nhà cao tầng.
Thời kỳ đầu trận chiến phòng ngự ở đường Đội Cấn
Trận phòng ngự ở đường Đội Cấn là một trận phòng ngự chạy từ ngã tư phố Ngọc Hà - Tôn Thất Thuyết diễn ra trong ngày 3 tháng 1 năm 1947. Đường Đội Cấn - Lê Hồng Phong đến ngã ba đê La Thành - Cống Vị.
Thời kỳ đầu cuộc chiến phòng ngự ở Ô Cầu Dền
Trận phòng ngự Ô Cầu Dền diễn ra từ ngày 26 đến 28 tháng 12 năm 1946 cũng là một trận phòng ngự đường phố tiêu biểu. Ô Cầu Dền là ngã tư nối phố Duy Tân (nay là phổ Huế), phố Nam Bộ (nay là Bạch Mai), phố Đại Cồ Việt với để Binh Lao (nay là đường Trần Khát Chân). Đây là một trong các cửa ngõ ra vào nội thành từ phía Nam.
Thời kỳ đầu trận chiến bảo vệ trụ sở Bộ Quốc phòng
Ngày 21 tháng 12 năm 1946 diễn ra trận bảo vệ trụ sở Bộ Quốc phòng. Sau Cách mạng Tháng Tám, trụ sở Bộ Quốc phòng của ta đặt tại số nhà 28 phố Hàng Bài.