Ý nghĩa và nguyên nhân thắng lợi của cuộc chiến 60 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thủ đô

Lương Đàm
Trong suốt thời gian 60 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thủ đô, nhiều tấm gương điển hình xả thân vì nước đã xuất hiện. Đồng bào Thủ đô đã thực hiện mỗi công nhân, học sinh đều trở thành tự vệ chiến đấu. Khắp nơi trong thành phố đều có trận địa của ta.
1812quyettu2-1687935611.jpg
Cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân Thủ đô trong 60 ngày đêm một lần nữa thể hiện rõ khí phách cha ông và hồn thiêng sông núi, làm rạng rỡ thêm hùng khí đất Thăng Long-Đông Đô-Hà Nội. Đó cũng tiêu biểu cho truyền thống cả nước đánh giặc, toàn dân ra trận với tinh thần thà chết chứ không chịu làm nô lệ. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Cuộc chiến giữa ta và địch đã diễn ra trong từng căn nhà, từng góc phố, thậm chí đối diện nhau ở ngay hai bên lễ đường, vỉa hè.... Các chiến sĩ Thủ đô đã xứng đáng với lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các em là đội cảm tử. Các em cảm tử để cho Tổ quốc quyết sinh. Các em là đại biểu cái tinh thần tự tôn, tự lập của dân tộc ta mấy nghìn năm để lại”. Hai tháng giam chân địch trong thành phố, quân và dân Thủ đô đã làm thất bại âm mưu của quân Pháp hòng tiêu diệt cơ quan đầu não và lực lượng vũ trang cách mạng ở Hà Nội.

Cũng trong 60 ngày đêm đó, chúng ta đã kịp thời tản cư được phần lớn số dân, sơ tán và đưa một khối lượng lớn máy móc, thiết bị ra An toàn khu. Đồng thời, ta đã diệt được gần 1.800 tên địch, bắt sống gần 400 tên, phá hỏng 22 xe tăng - thiết giáp, 31 xe vận tải, bắn rơi và phá hỏng 8 máy bay, bắn chìm 2 canô,.. của địch. Quân địch thực sự kinh sợ trước ý chí quyết tâm và nghị lực phi thường của quân và dân Hà Nội trong cuộc chiến không cân sức để bảo vệ những thành quả cách mạng của mình.

Như vậy, thời kỳ đầu chiến tranh trong cuộc kháng chiến của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đã hoàn thành được các mục tiêu chiến lược cơ bản, tạo tiền để quan trọng để toàn dân bước vào những giai đoạn mới, đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Ở chiến trường miền Nam cũng như trên mặt trận Thủ đô Hà Nội, ta đã bảo vệ được đầu não của cuộc kháng chiến, bảo toàn các lực lượng vũ trang chủ lực làm phá sản chiến lược chiến tranh “đánh nhanh thắng nhanh” của quân Pháp, mở ra cục diện chiến lược cho phép các lực lượng kháng chiến, nhất là lực lượng vũ trang, từng bước trưởng thành và lớn mạnh.

Bước vào cuộc kháng chiến, ta thực hiện phương châm chủ động đánh địch ngay trong thời kỳ đấu chiến tranh, vừa đánh vừa giam chân địch, vừa bảo toàn lực lượng và tranh thủ mọi điều kiện để phát triển lực lượng. Ta không chỉ giam chân mà còn tiêu hao sinh lực địch, đồng thời rèn giũa, tích lũy kinh nghiệm chiến đấu cho bộ đội. Việc chủ động chọn thời điểm rút Trung đoàn Thủ đô là hết sức chính xác, vừa dựa trên kinh nghiệm thực tế, vừa khéo lái sự thương thuyết của Tổng lãnh sự Trung Hoa dân quốc đề nghị hai bên tạm ngừng bắn để Hoa kiều tản cư sang ngày 18 tháng 2 nhằm nghi binh, bảo đảm rút quân vào đêm 17 tháng 2 bí mật, an toàn. Cuộc kháng chiến trường kỳ tại Thủ đô đã hình thành và phát triển tư tưởng quân sự về đánh địch ngay tại nơi đầu não, tạo thuận lợi cho các chiến trường giành thắng lợi đồng thời phối hợp tiến hành chiến tranh du kích, biến hậu phương địch thành liên tuyến của ta.

Nắm vững tương quan lực lượng địch mạnh ta yếu so sánh lực lượng hết sức chênh lệch, Bộ Chỉ huy kháng chiến thấy rõ ta không thể tiến công tiêu diệt toàn bộ quân địch, cũng không thể đặt vấn đề tử thủ thành phố đến cùng. Nếu đề ra nhiệm vụ tiến công tiêu địch thì vượt quá khả năng của ta và rất mạo hiểm, không những đánh không nổi mà dễ đi đến thất bại nặng nề ngay từ đầu kháng chiến. Nếu đề ra phòng ngự giữ thành phố đến cùng thì phải đem toàn lực quyết chiến, chắc chắn dẫn đến tổn thất nghiêm trọng, bất lợi cho kháng chiến lâu dài.

Tất nhiên, ta không thể để địch chiếm thành phố một cách dễ dàng, vì trận đánh ở Thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải tiêu biểu cho tinh thần kháng chiến của cả nước. Ta phải tiến hành phòng ngự một thời gian, tích cực tiêu hao, tiêu diệt địch, ngăn chặn, làm chậm bước tiến của địch càng lâu càng tốt rồi mới rút lui đúng lúc để bảo toàn lực lượng kháng chiến lâu dài. Chính từ sự chỉ đạo đó mà cuộc kháng chiến luôn giữ được thế chủ động trong suốt thời kỳ đầu chiến tranh: chủ động tiến công địch trước, chủ động trong quá trình chiến đấu làm cho địch luôn phải bị động đánh theo cách đánh của ta, và cuối cùng là chủ động rút quân an toàn. Sở dĩ đạt được thành tựu trên là do ta đã giải quyết một loạt vấn đề:

Một là, thường xuyên giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ, của cấp ủy và định quyền các địa phương. Các chủ trương, nghị quyết của Đảng được trực tiếp phổ biến, quán triệt cho quân và dân luôn xác định đúng nhiệm vụ đề ra. Bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Trung ương Đảng trực tiếp kiện toàn các tổ chức Đảng, bộ máy chính quyền các địa phương và bộ chỉ thay các mặt trận; lãnh đạo xây dựng lực lượng chính trị tuyên truyền,bồi dưỡng giáo dục tinh thần kháng chiến cho toàn dân, huy động mọi tầng lớp nhân dân tham gia đóng góp sức người, sức của cho kháng chiến. Các lực lượng được tăng cường, bảo đảm cả về vật chất và tinh thần được chỉ đạo những vấn đề mẫu về cách đánh, xây dựng kế hoạch và chuẩn bị tác chiến. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp, nhân dân và lực lượng vũ trang luôn chủ động đề xuất hình thức biện pháp sáng tạo trong chiến tranh cách mạng càng đánh càng tiến bộ.

Hai là, nêu cao cảnh giác cách mạng, khéo phân hóa kẻ thù, kết hợp chống thù trong giặc ngoài. Việc xác định, đánh giá đúng kẻ thù là điều kiện tiên quyết hoạch định hướng đấu tranh, đồng thời phải phân hóa kẻ thù để tập trung vào kẻ thù chính và kết hợp chống thủ trong với giặc ngoài thì mới bước vào cuộc kháng chiến một cách chủ động. Do nhận định, đánh giá đúng âm mưu, thế và lực của các kẻ thù, Đảng ta đã thành công trong lợi dụng mâu thuẫn giữa chúng, trước hết tạm thời hòa hoãn với Tưởng để tập trung kháng chiến chống thực dân Pháp ở miền Nam, cô lập và trừng trị bọn phản cách mạng tay sai, giữ vững chủ quyền dân tộc; tiếp đó nhận định đúng về sự đổi chác giữa chúng để tạm hòa hoãn với Pháp, đuổi nhanh quân Tưởng và quét sạch bọn Việt quốc Việt cách. Để kết hợp chống giặc ngoài với dẹp thù trong công tác trấn áp bọn phản cách mạng được tiến hành kiên quyết và thận trọng, điển hình là khám phá “vụ án Ôn Như Hầu” bắt gọn lũ phản động.

03-1687935652.jpg
Một tổ chiến đấu tiếp giáp với quân địch ở dãy phố trước mặt trong phố Hàng Chiếu, năm 1946-1947. Tác giả: Nguyễn Bá Khoản (Nguồn: Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam).

Ba là, ngay từ ngày đầu chiến tranh đã kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa anh hùng cách mạng nêu cao ý chí “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự lực, tự cường, lòng tự hào và tự tôn dân tộc, tạo cho nhân dân Việt Nam sức mạnh đánh thắng những tên xâm lược hung hãn và tàn bạo nhất. Trong thời đại mới, truyền thống yêu nước Việt nam gắn với lý luận cách mạng đã ở thành chủ nghĩa yêu nước mới - dân tộc độc lập gắn liền với dân quyền lại do và dân sinh hạnh phúc. Và, chủ nghĩa yêu nước đã đã hình thành nên chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong, trong đó kết tinh phẩm chất ưu tú, lòng dũng cảm, ý chí quyết tâm cùng tinh thần sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc.

Với ước nguyện độc lập dân tộc, hòa bình và không muốn chiến tranh, ta đã nhân nhượng nhiều lần, nhưng thực dân Pháp vẫn lấn tới. Trước mọi thủ đoạn khiêu khích của địch, quân và dân ta vẫn kiềm chế ng xử trí khéo léo các tình huống phức tạp không để xảy ra manh động vừa sẵn sàng chiến đấu. Khi Hà Nội nổ súng mở đầu toàn quốc kháng chiến, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam luôn bừng lên trong huyết quản mỗi người dân và mỗi chiến sĩ, làm quân thù khiếp đảm.

Bốn là, hình thành và phát triển nghệ thuật chiến tranh nhân dân, vừa chiến đấu vừa bảo toàn và phát triển lực lượng vũ trang, bám trụ chiến đấu và phối hợp với chiến trường cả nước. Tiếp nối truyền thống “cả nước nghênh địch, trăm họ là binh", chiến tranh nhân dân do Đảng lãnh đạo có mục đích tối tượng vì dân, do nhân dân tiến hành cả về xây dựng lực lượng thế trận và cách đánh, thắng lợi cuối cùng do sức mạnh tổng hợp của nhân dân quyết định. Về thế trận, chiến tranh nhân dân được xây dựng trong sự kết hợp với xây dựng thế trận lòng dân và căn cứ địa cách mạng, nên đã bảo vệ an toàn cơ quan đầu não và lãnh tụ, bảo vệ lực lượng vũ trang trong suốt cuộc trường kỳ kháng chiến, mở mặt trận đấu tranh quyết với địch cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quân sự để phối hợp với chiến trường cả nước.

Về lực lượng, không chỉ có lực lượng vũ trang mà còn có sự tham gia của tất cả các tầng lớp nhân dân, là người ủng hộ tích cực luôn trực tiếp đánh giặc đấu tranh mặt đối mặt với quân thù. Về cách đánh, vận dụng phương thức truyền thống của chiến tranh toàn dân trong lịch sử dân tộc, nhân dân và lực lượng vũ trang của ta đã sáng tạo, cách đánh đa dạng, làm cho đội quân nhà nghề Pháp không sao tìm ra cách ứng phó. Đó là cách đánh kết hợp giữa trận địa chiến với du kích chiến; là cách đánh liên hoàn, rộng khắp trên cơ sở thế trận liên thông chiến đấu; là cách đánh đồng thời nhiều thứ quân dưới sự chỉ huy, chỉ đạo thống nhất; là cách đánh kết hợp chặt chẽ giữa tiến đánh và chốt giữ để giam chân địch....

Năm là, xác định và vận dụng sáng tạo nghệ thuật mở đầu chiến tranh tại Hà Nội, phát huy hiệu quả đối với cuộc kháng chiến trên cả nước. Vấn đề mở đầu chiến tranh thuộc phạm vi chiến lược, và thời cơ mở đầu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình và kết cục chiến tranh. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, quyết định chủ động mở đầu chiến tranh trên địa bàn Thủ đô là căn cứ vào điều kiện khách quan và chủ quan, tình hình thế giới và trong nước, so sánh lực lượng địch và ta, dự kiến đúng sự phát triển tình hình chung. Hơn nữa, đây là đòn quyết định, vì trực tiếp đối mặt với lực lượng đông và mạnh nhất của quân Pháp trên chiến trường Đông Dương, đồng thời thể hiện không chỉ ở chỗ đã tiêu hao nhiều địch nhất, mà quan trọng hơn là giam chân địch vượt yêu cầu thời gian đặt ra từ trước. Đây là thắng lợi tạo tiền đề cực kỳ quan trọng đối với toàn bộ cuộc kháng chiến, khẳng định ta hoàn toàn có thể lấy nhỏ thắng lớn, ít địch nhiều.

Trung tướng, GS.TS Nguyễn Đình Chiến