Thời kỳ đầu cuộc chiến phòng ngự ở Ô Cầu Dền

Lương Đàm
Trận phòng ngự Ô Cầu Dền diễn ra từ ngày 26 đến 28 tháng 12 năm 1946 cũng là một trận phòng ngự đường phố tiêu biểu. Ô Cầu Dền là ngã tư nối phố Duy Tân (nay là phổ Huế), phố Nam Bộ (nay là Bạch Mai), phố Đại Cồ Việt với để Binh Lao (nay là đường Trần Khát Chân). Đây là một trong các cửa ngõ ra vào nội thành từ phía Nam.
5b62daade950d315e4a4427f8959dceaocauden-20-copy-1686199445.jpg
Một góc Chiến lũy Ô Cầu Dền tháng 12 năm 1946. Ảnh: Quốc phòng Thủ đô

Nút Duy Tân - Nam Bộ trong phạm vi gần cửa ô có một số nhà hai tầng như trường học Duy Tân, nhà Vạn Vân, nhà sữa Minh Ngọc. Đường Nam Bộ là độc đạo xuống ngã tư Trung Hiền. Hai bên đường Đại Cồ Việt - Bình Lao là bãi và ruộng trồng rau xen kẽ hồ ao. Địa hình tại đây tạo thuận lợi cho ta tổ chức một chốt phòng ngự chặn địch.

Đối với Liên khu 2 thì chốt Ô Cầu Dền là nơi chặn địch tiến vào căn cứ của Liên khu. Sau khi chiếm được Bộ Tổng Tham mưu và chợ Hôm Đúc Viên, ngày 23 tháng 12 năm 1946, địch không chế được khu vực phía Bắc. đường Đại Cồ Việt, phố Duy Tân. Chúng chiếm trường học. Duy Tân, nhà nước mắm Vạn Vân, nhà sữa Minh Ngọc. Gần đó, địch đóng ở nghĩa địa Tây, nhà rượu, nhà diêm và một số nhà cao tầng ở phố Duy Tân, phố Lê Bình,...

Ô Cầu Dền là điểm ta và địch trực tiếp tiếp xúc, chỉ cách nhau chừng 50m. Nhiệm vụ giữ cửa ngõ này được giao cho Đại đội 3 Tiểu đoàn 77, gồm một trung đội phía đường Đại Cồ Việt, một trung đội tự vệ phía Duy Tân và hai tiểu đội phía đê Bình Lao để ngăn địch từ phía Đông Mác đánh vào. Vũ khí gồm có: Một đại liên bố trí cạnh chiến lũy, một khẩu trung liên bố trí ở đình Tô Hoàng chặn địch phía đường Đại Cồ Việt, một khẩu trung liên phía đề Bình Lao.

Đơn vị được tăng cường hai bom ba càng và một khẩu bazôka Mỹ với năm viên đạn - khẩu bazôka duy nhất của Hà Nội ở thời điểm này. Ngay từ giữa tháng 12, ta đã bí mật đắp một ụ đất phía Nam chặn suốt chiều ngang đường Nam Bộ. Hàng trăm cọc sắt, tà vẹt, cọc tre đóng chặt xuống đường rồi xếp bao cát đắp cao tới 4m, chân rộng 8m, mặt rộng 5m. Rất nhiều bàn, ghế, tủ, giường, đồ vật công kênh được xếp quanh ụ. Phía đường Duy Tân, ta úp nồi niêu, rổ, rá, rải rơm, xếp bàn, ghế, tủ, giường khắp nẻo đường kéo dài hàng trăm mét để nghi binh lừa địch. Phía đê Bình Lao, tạ lợi dụng mương đào hào chặn xe tăng địch, đồng thời làm hào giao thông để cơ động lực lượng về phía sau.

2016-11-10-o-cau-den-4-1686199512.jpg
Các chiến sĩ giải phóng quân bày kế kìm chân địch. Ảnh: Thế giới di sản.

Ngày 26 tháng 12, địch tiến đánh Ô Cầu Dền để mở thông đường La Thành và chuẩn bị tiến xuống ngã tư Trung Hiền. Từ sáng sớm, địch cho máy bay đến ném bom dọc các phố Duy Tân và Nam Bộ, trong đó trọng điểm là chiến lũy Cầu Dền, làm nhiều nhà cửa đổ sập. Tiếp đến, một xe tăng và một xe bọc thép dẫn hơn 100 lính Pháp từ phố Duy Tân vừa tiến xuống vừa bắn vào hai bên dãy phố và vào chiến lũy.

Bọn địch ở nhà Vạn Vân, trường Duy Tân, nhà sữa Minh Ngọc cũng dùng đại liên bản dữ dội. Ta kiên quyết đánh trả khiến dịch không thể tiến lên được. Chúng cho xe tăng vòng qua, dùng pháo trên xe và súng 12 ly 7 bắn vào bên sườn chiến lũy và đình Tô Hoàng, nơi đặt khẩu trung liên của ta. Ta kiên trì chặn địch. Đến 17 giờ, địch vẫn không đột phá được nên phải ngừng tiến công và rút lui về phía sau. Đêm đó, ta củng cố lại chiến lũy.

Sớm ngày 27/12, địch tiến công lần thứ hai. Quân ta rút kinh nghiệm, bố trí lực lượng kiềm chế các hóa khi của địch. Do vậy, tuy một nhóm địch đã chiếm được ụ và đặt trung liên trên các nhà cao tầng bắn về phía ta, song đã bị ta đánh trả buộc phải rút. Cuộc tiến công lần này của địch cũng không có hiệu quả. Ngày 28/12, địch mở cuộc tiến công thứ ba. Tới gần cửa ô, xe tăng, xe thiết giáp địch đi chậm lại để bộ binh tiến lên kiểm tra, phá bỏ các nồi niêu, rổ rá úp trên đường vì sợ có mìn thật. Từ sau chiến lũy và nhà cao tầng, ta nổ súng, ném lựu đạn diệt tốp địch đi phá mìn. Xe tăng địch yểm trợ bắn phá dữ dội vào chiến lũy.

Xạ thủ bazôka của ta bắn ba phát đạn, diệt một xe tăng phá hỏng một xe thiết giáp. Địch khiếp sợ tháo chạy. Ta thừa thắng xuất kích chiếm lại một số vị trí, tiêu diệt ổ đại liên ở ngã ba Đại Cồ Việt - Lê Bình, đánh vào trường học Duy Tân. Địch bị tiêu diệt khoảng 20 tên, và một xe tăng một xe thiết giáp bị phá hỏng, hai xe tải bị đốt cháy. Sau thất bại của đợt tiến công này, từ ngày 28 tháng 12 địch không dám xuống Ô Cầu Dền. Mãi đến ngày 15 tháng 1 năm 1947, chúng từ Vĩnh Tuy và Tư Vọng đánh sang ngã tư Trung Hiền thì lực lượng giữ Ô Cầu Dền của ta mới vượt vây, rút về Nam Du.

Trung tướng, GS.TS Nguyễn Đình Chiến