bảo vệ tổ quốc
Đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về quân sự, quốc phòng, an ninh bảo vệ Tổ quốc
Để ngăn ngừa được chiến tranh, giữ vững được hòa bình, chúng ta phải có sức mạnh về mọi mặt, trong đó, nhất định phải có sức mạnh quốc phòng và an ninh, sức mạnh bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, nhận thức, giải quyết vấn đề chiến tranh và hòa bình ở Việt Nam nhất thiết phải gắn với đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc.
Nắm vững nguyên tắc chỉ đạo trong tổ chức hoạt động quốc phòng - an ninh (Phần 2 và hết)
Để khắc phục những mặt yếu kém, bất cập ấy nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động thực tiễn quốc phòng - an ninh gắn với phát triển kinh tế - xã hội, cần nắm vững những vấn đề có tính nguyên tắc chỉ đạo thực tiễn dưới đây.
Nắm vững nguyên tắc chỉ đạo trong tổ chức hoạt động quốc phòng - an ninh (Phần 1)
Trong quá trình tổ chức thực tiễn quốc phòng - an ninh gắn với phát triển kinh tế - xã hội, đã có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, nhất là giữa Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cùng các bộ, ngành thuộc lĩnh vực kinh tế.
Vai trò của Hội đồng Giáo dục quốc phòng, an ninh các cấp đối với công tác tuyên truyền, giáo dục quốc phòng - an ninh
Hội đồng Giáo dục quốc phòng, an ninh các cấp được thành lập có hệ thống từ Trung ương đến cơ sở, hoạt động có kế hoạch, đúng quy chế, phát huy tốt tác dụng, khẳng định được vai trò, vị trí trong tổ chức thực hiện công tác giáo dục quốc phòng, an ninh.
Công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh thông qua các khóa học
Chấp hành Chỉ thị của Bộ Chính trị và Nghị định của Chính phủ, Quy định của Ban Tổ chức Trung ương, nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh cho các đối tượng đã được cấp uỷ đảng, chính quyền từ Trung ương đến các địa phương luôn quan tâm và tổ chức triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, đúng nguyên tắc, đúng nội dung, chương trình, giáo trình và thời gian quy định.
Mục tiêu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (Phần 2 và hết)
Đảng ta luôn nhận rõ và đặt thực tiễn cách mạng, thực tiễn bảo vệ Tổ quốc với lý luận cách mạng, lý luận bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong mối quan hệ biện chứng với nhau trong suốt tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Mục tiêu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (Phần 1)
Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn xuất phát từ tình hình thực tiễn để xác định và cụ thể hóa những nội dung cơ bản về bảo vệ Tổ quốc, nhất là qua các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc.
Tuyên truyền, giáo dục quốc phòng - an ninh gắn với nhận thức, giải quyết vấn đề chiến tranh và hòa bình (Phần 2 và hết)
Hiện nay, tất cả các báo, đài phát thanh - truyền hình địa phương đều có chuyên trang, chuyên mục về quốc phòng - an ninh. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam ngoài các chương trình phát sóng theo kế hoạch, còn chủ động đưa tin, hình ảnh có liên quan đến quốc phòng an ninh nhân dịp kỷ niệm các sự kiện chính trị của đất nước như Kỷ niệm ngày 30 tháng 4 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc; Kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2 tháng 9; Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội...
Tuyên truyền, giáo dục quốc phòng - an ninh gắn với nhận thức, giải quyết vấn đề chiến tranh và hòa bình (Phần 1)
Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định: Tuyên truyền, giáo dục quốc phòng - an ninh là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.
Thực tiễn, phát triển lý luận về xây dựng nền quốc phòng toàn dân
Thực tiễn cho thấy, kể từ sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến nay, Đảng, Nhà nước, nhân dân ta đã tiến hành nhiều biện pháp để tạo dựng và phát huy sức mạnh của toàn dân đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong điều kiện mới.
Lý luận về chiến tranh và hòa bình, tư tưởng chiến tranh nhân dân
Sau khi kết thúc thắng lợi các cuộc chiến tranh chống thực dân, đế quốc xâm lược, chiến tranh biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, Đảng, Nhà nước, nhân dân ta đã quan tâm đúng mức đến công tác tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về chiến tranh và hòa bình.
Bàn về công tác giáo dục quốc phòng - an ninh trong trường học
Giáo dục quốc phòng - an ninh là một nội dung cơ bản của nền giáo dục quốc gia, có ý nghĩa chiến lược trong đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa.
Nhận thức và trách nhiệm của các các lực lượng vũ trang về chiến tranh và hòa bình
Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ - lực lượng nòng cốt của quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân và tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, nhận thức của các lực lượng vũ trang nhân dân về chiến tranh, về hòa bình, về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, về bảo vệ Tổ quốc có vai trò vô cùng quan trọng.
Nhận thức và trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân về chiến tranh và hòa bình
Nhân dân Việt Nam có truyền thống yêu nước nồng nàn, một truyền thống đã được hun đúc qua mấy nghìn năm lịch sử dựng nước luôn đi đôi với giữ nước của dân tộc.
Nhận thức và trách nhiệm của hệ thống chính trị về vấn đề chiến tranh và hòa bình (Phần 3 và hết)
Trên cơ sở tư duy mới của Đảng về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nhận thức của các tổ chức trong hệ thống chính trị về quốc phòng toàn dân và xây dựng nền quốc phòng toàn dân ngày càng đầy đủ hơn.
Nhận thức và trách nhiệm của hệ thống chính trị về vấn đề chiến tranh và hòa bình (Phần 2)
Trước đây, tư duy về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của chúng ta chủ yếu tập trung vào các giải pháp quân sự, trực tiếp chuẩn bị để đánh thắng chiến tranh xâm lược quy mô lớn.
Nhận thức và trách nhiệm của hệ thống chính trị về vấn đề chiến tranh và hòa bình (Phần 1)
Quốc phòng là vấn đề lớn, vô cùng quan trọng của mỗi quốc gia có độc lập chủ quyền, liên quan đến sự mất còn của chế độ chính trị xã hội; sự tồn vong, an nguy, thịnh suy của đất nước; sự sống chết của nhân dân.
Bạo loạn lật đổ, “cách mạng màu” và tác động đến vấn đề chiến tranh - hòa bình ở Việt Nam (Phần 2 và hết)
Mới đây, lợi dụng cuộc khủng hoảng chính trị tại các nước Trung Đông - Bắc Phi, giới chống Việt Nam tại Mỹ đã đúc kết kinh nghiệm và đưa ra biện pháp để lật đổ chính quyền ở Việt Nam như sau: Nhanh chóng huấn luyện công nghệ thông tin cho giới trẻ và tạo điều kiện cho họ liên kết với nhau bằng các mạng xã hội để gây hiệu ứng đồng thuận; tìm ra sự kiện nhạy cảm khiến giới trẻ bất bình nhất làm ngòi nổ để kích động, mở đầu cho phong trào dân chủ trong nước; kích động biểu tình đông người, khởi đầu ở các khu dân cư nghèo, sau đó lôi kéo sự hưởng ứng tham gia của đông đảo người dân; đẩy mạnh chiến dịch truyền thông để phân hóa lực lượng vũ trang; không dừng lại khi mục đích cuối cùng là lật đổ chế độ chưa đạt được; sử dụng các hội đoàn người Việt ở Ba Lan, Đức, Ôxtrâylia..., nhất là ở Mỹ, để tác động tới chính phủ các nước đó có các chính sách cứng rắn với Việt Nam.
Bạo loạn lật đổ, “cách mạng màu” và tác động đến vấn đề chiến tranh - hòa bình ở Việt Nam (Phần 1)
Trong những năm tới cũng cần hết sức đề phòng tình huống: “bạo loạn chính trị”, “cách mạng màu” phát triển thành bạo loạn vũ trang.