Nhận thức và trách nhiệm của hệ thống chính trị về vấn đề chiến tranh và hòa bình (Phần 1)

Quốc phòng là vấn đề lớn, vô cùng quan trọng của mỗi quốc gia có độc lập chủ quyền, liên quan đến sự mất còn của chế độ chính trị xã hội; sự tồn vong, an nguy, thịnh suy của đất nước; sự sống chết của nhân dân.
gucixssx-1710859970.jpg
Xe tăng diễn tập bắn đạn thật tiêu diệt các mục tiêu. Ảnh: Tuổi trẻ

Bởi vậy, từ xưa đến nay, mọi quốc gia, không kể nước lớn hay nước nhỏ, dù ở bất cứ chế độ chính trị nào cũng đều phải chăm lo cho sự nghiệp củng cố quốc phòng nhằm bảo vệ chế độ chính trị, chủ quyền lãnh thổ và an ninh quốc gia. Ở Việt Nam, trong các thời kỳ lịch sử, dân tộc ta đã phải đối phó với rất nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang, nên để tồn tại và phát triển đã thấm thía được quy luật thép “dựng nước đi đôi với giữ nước”. Thực tiễn lịch sử cho thấy, xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh là phương thức tốt nhất để bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Chính vì vậy, nghiên cứu thực tiễn nhận thức về vấn đề chiến tranh và hòa bình có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vừa cơ bản lâu dài, vừa cấp thiết đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Hệ thống chính trị ở nước ta bao gồm các tổ chức: Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân (Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Công đoàn, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam). Nhận thức về vấn đề chiến tranh và hòa bình, về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của hệ thống chính trị là vấn đề vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến việc xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân. Bởi vì, thực tiễn đã chứng tỏ, hệ thống chính trị ở nước ta luôn là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ bản có nhận thức . xác đáng về chiến tranh và hòa bình, xác định tâm thế và thái độ đúng đắn, nhất là sự sẵn sàng đối với khả năng chuyển trạng thái từ chiến tranh sang hòa bình hoặc từ hòa bình sang chiến tranh. Đây chính là một nét đặc sắc về văn hoá giữ nước truyền thống của dân tộc. Việt Nam là nước phải trải qua và gánh chịu nhiều hậu quả của chiến tranh; do vậy nhân dân Việt Nam luôn nhận thức rõ về chiến tranh, về giá trị của hòa bình, ổn định đối với sự nghiệp xây dựng đất nước.

dveadp6h-1710859999.jpg
Lực lượng bộ binh huấn luyện chuẩn bị vượt cửa mở đánh vào các mục tiêu . Ảnh: Tuổi trẻ
oyuwzdyt-1710859970.jpg
Bộ binh huấn luyện vượt cửa mở  đánh chiếm mục tiêu. Ảnh: Tuổi trẻ

Trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và khu fvvực, nhất là trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng nước ta của các thế lực thù địch, Đảng ta đã dự báo các tình huống chiến lược về quốc phòng, an ninh có thể xảy ra, trong đó có dự báo tình huống chiến tranh xâm lược của các thế lực hiếu chiến đối với Việt Nam. Theo đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn phát huy vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị, chủ động tiến hành các biện pháp ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng đối phó thắng lợi với chiến tranh nếu xảy ra.

Kế thừa và phát triển kinh nghiệm chỉ đạo tiến hành chiến tranh trong lịch sử dân tộc, Đảng và Nhà nước ta nhận thức rõ và khẳng định phương thức tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện. Từ đó, Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo, chỉ đạo tiến hành công tác chuẩn bị về mọi mặt từ thời bình, chuẩn bị cả về thế trận và lực lượng để sẵn sàng tiến hành thắng lợi chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa nếu xảy ra.

Gần đây, các thế lực hiếu chiến đã tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược kiểu mới ở một số nơi trên thế giới, được che đậy dưới nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi. Nhưng với thế giới quan khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức trong hệ thống chính trị đã tỉnh táo nhận định, đánh giá đúng bản chất, tính chất của từng cuộc chiến tranh, từ đó phân biệt rõ đâu là chiến tranh phi nghĩa, đâu là chiến tranh chính nghĩa và tích cực ủng hộ chiến tranh chính nghĩa, kiên quyết lên án chiến tranh phi nghĩa.

ublfaylj-1710859970.jpg
Lực lượng không quân huấn luyện tấn công địch từ trên cao. Ảnh: Tuổi trẻ

Tuy vậy, sau một thời gian mấy chục năm ra khỏi chiến tranh, sống trong hòa bình, nhận thức về chiến tranh của một bộ phận trong tổ chức đảng, chính quyền các cấp và các đoàn thể nhân dân trong hệ thống chính trị đã có những khía cạnh lệch lạc, từ đó dẫn đến mơ hồ, chủ quan, mất cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực hiếu chiến, phản động, nhất là ở lớp cán bộ trẻ trưởng thành sau chiến tranh.

Về xác định trách nhiệm, từ nhận thức đúng đắn về chiến tranh và hòa bình, các tổ chức trong hệ thống chính trị đã tỏ rõ trách nhiệm trong xây dựng và vận hành nền quốc phòng toàn dân. Đặc biệt, quán triệt và vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nước ta, đồng thời kế thừa truyền thống giữ nước của dân tộc và tinh hoa quân sự của nhân loại, Đảng ta đã đề ra và thực hiện chủ trương, đường lối xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Đồng thời, nhận thức, tư duy của Đảng ta về xây dựng nền quốc phòng toàn dân ngày càng có những phát triển mới phù hợp với diễn biến của tình hình.

Trung tướng, GS.TS Nguyễn Đình Chiến