Làng Hành Thiện nổi tiếng về ngành Đông y nhưng có lẽ là người mở ra một nghề mới cho các cụ quê nhà, từ được học và đỗ đạt nhưng không ra làm việc trong triều đình mà ở nhà nghiên cứu nghề thuốc Đông y. Cụ Lang Tài (1792-1869) (tức Nguyễn Thúc Tài), đời thứ 10 của dòng tộc cụ Thuỷ Tổ Nguyễn Thiện Sỹ, vị khai khoa đầu tiên cho Làng Hành Thiện từ năm 1522, cụ được vua phong Hàn lâm viện thị độc (từng chữa bệnh cho nhà vua).
Theo cụ Đặng Xuân Viện cho biết thì cụ Nguyễn Thúc Tài không những là một bậc danh y mà cụ còn là ông Tổ của một chi họ rất đông người tài và thịnh vượng. Người trong chi họ này phần nhiều là những người thông minh, đầy nghị lực, bản chất mạnh mẽ, cang cường và thành đạt trong nhiều lĩnh vực từ chính trường cho đến kinh tế.
Ba con trai của cụ lang Tài đều làm quan. Con trưởng của cụ là Nguyễn Hữu Lợi và con thứ hai của cụ là Nguyễn Hữu Thuận đều làm tới chức quan Án sát. Con trai út là cụ Nguyễn Ngọc Quỳnh làm chức Tri huyện. Nhưng có lẽ đặc biệt còn ở chỗ chắt nội của cụ lang Tài (ngành cụ Ngọc Quỳnh) đã từng là lớp trí thức trẻ, mới và thành danh rất sớm bên nước Pháp mà điển hình nhất, ta không thể không nhắc đến. Đó là ông Nguyễn Thế Truyền với nhiều bằng đại học và đang làm dở bằng Tiến sĩ thì bỏ để dấn thân đấu tranh chống Pháp. Nguyễn Thể Truyền là người từng tham gia trong "Nhóm Ngũ Long" tại Pháp trong đó có các ông Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường,
Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Ái Quốc. Chính họ đã khiến thực dân Pháp bối rối, luôn phải canh chừng và theo dỗi chặt chẽ bởi đó là chính những mầm mống sâu xa dễ thổi bùng lên các cuộc đấu tranh chống Pháp từ trong nước sau này.
Cục lang Tài làm nghề Đông y trong khoảng 35 năm, từ 1825 đến 1860 là năm cụ mệnh chung.
Cụ từng trị mọi bệnh và đã cứu được nhiều bệnh nhân mắc bệnh nguy kịch. Cũng nổi tiếng với cách chữa trị bệnh đậu mùa khi mà thời đó nước nhà đâu có vaccine bị đậu mùa như sau này. Chính vì thế, dịch đậu mua xuất hiện thường làm chết vô cùng nhiều người. Có người nhà sinh 9 con thì chết đến 8.
Những người lên đậu mùa, họ thường nhờ cụ lang Tài bốc thuốc và tỷ lệ người mắc dịch sống sót nhờ cụ rất cao.
Cụ lang Tài có thái độ ông hòa, tính người quả đoán. Khi còn nhỏ cụ theo học chữ Nho nên sau đó học làm thuốc chính là như vậy. Sau này, dòng họ Giáp Nguyễn Hành Thiện có rất nhiều cháu chắt cụ cũng theo học nghề y mà không ra làm quan như các cụ Nguyễn Đức Ban, cụ Nguyễn Tất Tái,...
Cụ lang Tài làm thuốc cũng rất nhân đức được dân ở khắp các vùng xung quanh Nam Định kính trọng...
Khi cụ mất, cụ Hoàng Giáp Phạm Văn Nghị đã phúng đôi câu đối:
Bát thập khang cường, câu tồn hữu khả lạc/Tam tử thành lập, cập kiến vua vi nan
Dịch nghĩa:
"Tám chục khang cường vui cảnh lão/Ba con thành đạt hiếm trên đời".
Nếu cụ Lang Tài được ghi nhận như một nhân vật có công khai mở cho một nghề mới (ngoài nghề dạy học cùng với truyền thống theo nghiệp khoa bảng để làm quan của Hành Thiện) là nghề làm thuốc chữa bệnh cứu người cho dù cũng đỗ đạt cao. Và liệu có phải nhờ đó mà sau này Hành Thiện có rất nhiều thày thuốc? Thời cận, trung đại đã thế nhưng thời hiện đại càng hơn thế. Chỉ cần biết con số sau: hiện làng Hành Thiện đã có đến gần ba chục GS, PGS Y, Dược khoa được Nhà nước phong hàm kể từ 1955 cùng khoảng 25% Tiến sĩ hành nghề Y, Dược (con số tương đối) trong tổng số trên 220 Tiến sĩ của làng là đã có thể hình dung về truyền thống nói trên.
Tài liệu tham khảo:
[1] Hành Thiện xã chí (Đặng Xuân Viện - in tại Sài Gòn năm 1974).
[2] Tiểu sử các vị tiền bối tài đức họ Nguyễn và các họ làng Hành Thiện thời Hán học (Đặng Xuân Viện và Nguyễn Văn Bổn).