cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Thời kỳ đầu chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân (Phần 2 và hết)
Ngày 27 tháng 3 năm 1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập Hội nghị chính trị đặc biệt. Trong báo cáo tại Hội nghị, Người chỉ rõ âm mưu và hành động chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Người khẳng định sự thất bại của “chiến tranh đặc biệt” là không tránh khỏi.
Thời kỳ đầu chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân (Phần 1)
Quá trình phát triển chiến lược quân sự cách mạng của Đảng về giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước chính là quá trình kết hợp nhuần nhuyễn giữa hậu phương lớn và tiền tuyến lớn, giữa đánh thắng ở chiến trường miền Nam và đánh thắng chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của địch ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Nếu xét với tư cách hình thái chiến tranh tương đối độc lập - chiến tranh bảo vệ Tổ quốc - thì thời kỳ đầu chiến tranh tương đồng với cuộc chiến chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ lần thứ nhất (1964-1967).
Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968 và bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mỹ
Tháng 1 năm 1968, Hội nghị Trung ương 14 (khóa III) đã thông qua Nghị quyết của Bộ Chính trị, đồng thời xác định mục đích chiến lược của đợt tổng công kích - tổng khởi nghĩa là: Thứ nhất, tiêu diệt và làm tan rã đại bộ phận quân ngụy, đánh đổ ngụy quyền các cấp, giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân. Thứ hai, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực và phương tiện chiến tranh của Mỹ, làm cho quân Mỹ không thực hiện được các kế hoạch quân sự và chính trị của chúng. Thứ ba, trên cơ sở đập tan ý chí xâm lược của Mỹ, buộc Mỹ phải chịu thua ở miền Nam, chấm dứt mọi hành động chiến tranh với miền Bắc.
Phân tích nguyên nhân quân Mỹ thất bại trong chiến dịch Gianxơnxiti (phần 2 và hết)
Ngày 22 tháng 2 năm 1967, địch bắt đầu tiến hành cuộc hành quân Gianxơnxiti đánh phá căn cứ Dương Minh Châu. Chúng thực hiện kết hợp đổ quân bằng máy bay lên thẳng với tiến quân bằng cơ giới.
Phân tích nguyên nhân quân Mỹ thất bại trong chiến dịch Gianxơnxiti (phần 1)
Trong khi quân và dân Khu V ra quân đánh Mỹ giành thắng lợi giòn giã trong các trận Núi Thành, Vạn Tường, Plây Me, thì ở miền Đông Nam Bộ, địch triển khai Sư đoàn bộ binh số 1 “Anh cả đỏ” và Lữ đoàn 173 cơ động đường không đổ quân xuống Biên Hòa nhằm thực hiện kế hoạch “tìm diệt” quân chủ lực của ta và nới rộng vành đai an ninh cho căn cứ này.
Những cuộc phản công nhanh chóng và bất ngờ trong chiến dịch Plây Me (Phần 2 và hết)
Sau khi đã thực hiện được ý định kéo Mỹ ra để diệt, Bộ Tư lệnh Quân khu V tiến hành đợt hai của chiến dịch và chọn thung lũng Ya Đrăng cách đồn Plây Me khoảng 25km về phía tây nam (sâu trong hậu cứ ta) làm điểm quyết chiến chiến dịch.
Những cuộc phản công nhanh chóng và bất ngờ trong chiến dịch Plây Me (Phần 1)
Với các trận đầu đánh Mỹ như Núi Thành, Vạn Tường, ta đã thắng với các hình thức tác chiến tập kích, phản kích.
Trận Vạn Tường và chiến thắng khó tin trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Tiếp nối chiến thắng Núi Thành, chiến thắng Vạn Tường chứng minh quân và dân ta hoàn toàn có khả năng đánh bại quân đội Mỹ trong điều kiện chúng có ưu thế về binh hỏa lực và sức cơ động.
Trận Núi Thành: Biểu tượng chiến thắng của đấu tranh dân tộc Việt Nam
Đảng ta chủ trương đánh mạnh quân ngụy trong Thu - Đông 1965, nhằm làm cho quân ngụy quỵ hẳn, không thể làm chỗ dựa cho lính Mỹ.
Cuộc chiến mùa khô 1966 và lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Phần 1)
Về phía địch, ngay từ tháng 1 năm 1966, đế quốc Mỹ đã huy động toàn bộ lực lượng quân Mỹ - ngụy và chư hầu mở cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất trên chiến trường miền Nam. Trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 5 năm 1966, chúng mở tới 450 cuộc hành quân càn quét, trong đó có 20 cuộc hành quân lớn.
Cuộc chiến mùa khô 1966 và lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Phần 2 và hết)
Hưởng ứng Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để thực hiện quyết tâm chiến thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua Lệnh động viên cục bộ.
Đánh thắng chiến lược “chiến tranh cục bộ” trong cuộc đối đầu trực tiếp với đế quốc Mỹ xâm lược (Phần 2 và hết)
Dựa trên thế trận đã bố trí sẵn, ngay khi quân Mỹ mới vào, theo chủ trương của Đảng, quân và dân miền Nam đã tổ chức những trận đánh phủ đầu quân Mỹ, giữ vững quyền chủ động chiến trường.
Đánh thắng chiến lược “chiến tranh cục bộ” trong cuộc đối đầu trực tiếp với đế quốc Mỹ xâm lược (Phần 1)
Cuối năm 1964, mặc dù đế quốc Mỹ từng bước leo thang đưa chiến lược “chiến tranh đặc biệt” lên đỉnh cao, có những yếu tố của “chiến tranh cục bộ” và mở rộng chiến tranh ra miền Bắc bằng không quân và hải quân, song chúng không thể đảo ngược được tình thế.
Những điều góp phần làm nên chiến thắng Đồng Xoài
Đêm mùng 10 rạng sáng 11 tháng 5 năm 1965, chiến dịch Đồng Xoài bắt đầu. Tiểu đoàn 1 thuộc Trung đoàn 1 chủ lực Miền, Tiểu đoàn 840 của Quân khu miền Đông và lực lượng pháo binh, đặc công của ta đồng loạt tiến công Tiểu khu Phước Long.
Thời kỳ đầu cuộc chiến Ba Gia (Phần 1)
Tại chiến trường Khu V, các trung đoàn chủ lực của ta đã tiến đánh địch, mở rộng vùng giải phóng bắc và nam Tây Nguyên. Ở Quảng Ngãi, Bộ Tư lệnh Quân khu V chuẩn bị mở chiến dịch Ba Gia - chiến dịch tiến công của bộ đội chủ lực nhằm tiêu diệt một bộ phận lực lượng của Sư đoàn 25 ngụy.
(Infographic) Đỉnh cao của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 - Mốc son chói lọi trong dòng chảy lịch sử dân tộc
Ngày này cách đây 47 năm, ngày 26/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh chính thức mở màn. Đây là chiến dịch quyết chiến chiến lược lớn nhất của quân và dân ta đánh vào trung tâm đầu não và lực lượng quan trọng nhất của chính quyền, quân đội Nguỵ ở Sài Gòn-Gia Định và các vùng phụ cận, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.