bản chất chiến tranh
Quan hệ chuyển hóa giữa chiến tranh và hòa bình
Việc chuyển hóa các yếu tố của chiến tranh sang các yếu tố hòa bình và ngược lại không phải là quá trình tự phát theo ý muốn chủ quan của các chủ thế chính trị, mà luôn tuân theo những quy luật khách quan nhất định. Việc nghiên cứu làm rõ quy luật chuyển hóa đó có ý nghĩa phương pháp luận, lý luận và thực tiễn hết sức quan trọng, nhất là trong bối cảnh thế giới đương đại.
Hiểu rõ về quan hệ chế ước và tương tác giữa chiến tranh và hòa bình
Chiến tranh và hòa bình là hai trạng thái đối lập, có hình thái cấu trúc và cơ chế vận hành trái ngược nhau, song do về bản chất đều là sự kế tục của chính trị nên không chỉ chế ước, quy định, tạo tiền đề cho nhau mà còn tương tác lẫn nhau hết sức mạnh mẽ.
Phân tích quan hệ giữa hòa bình và “diễn biến hòa bình” (Phần 2 và hết)
Tiếp sau sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, các cuộc “cách mạng màu” - một dị bản khác của “diễn biến hòa bình” có kết hợp với yếu tố bạo loạn lật đổ - cũng được chủ nghĩa đế quốc thực hiện thành công ở một loạt nước.
Phân tích quan hệ giữa hòa bình và “diễn biến hòa bình” (Phần 1)
Tiếp cận quan hệ giữa hòa bình và “diễn biến hòa bình” là tiếp cận theo cách nhìn phản biện vấn đề đối với mối quan hệ giữa hòa bình và chính trị. Mặc dù quan hệ giữa hòa bình với chính trị cơ bản là quan hệ đồng thuận và không có nền chính trị nào ổn định hơn là nền chính trị luôn đồng hành với hòa bình, nhưng đã nói đến chính trị là nói đến sự chứa đựng vô số mâu thuẫn đối kháng trong bản thân nền chính trị.
Quy luật của chiến tranh (Phần 2 và hết)
So sánh sức mạnh chính trị tinh thần luôn hợp cùng so sánh sức mạnh kinh tế để tạo thành sức mạnh tổng hợp trong chiến tranh. V.I. Lênin khẳng định: “Trong mọi cuộc chiến tranh rốt cuộc thắng lợi đều phụ thuộc vào tinh thần của quần chúng đang đổ máu trên chiến trường”.
Quy luật của chiến tranh (Phần 1)
Trong lịch sử đã có nhiều nhà tư tưởng quân sự nghiên cứu về quy luật của chiến tranh. Ngô Khởi, nhà tư tưởng quân sự Trung Quốc cổ đại, từng khuyến cáo không nên tiến hành chiến tranh nếu không hội đủ yếu tố lợi thế trước đối phương.
Lực lượng và phương tiện tiến hành chiến tranh
Xét trong tính phổ biến của nó, việc tiến hành chiến tranh xâm lược thường chủ yếu dựa vào sức mạnh quân sự nhà nước và lực lượng vũ trang chuyên biệt là quân đội.
Phương thức tiến hành chiến tranh (Phần 2 và hết)
Trong bối cảnh hiện nay, phương thức vận hành nền chính trị thời chiến có nhiều nét rất mới do tính chất và đặc điểm chiến tranh rất khác trước.
Phương thức tiến hành chiến tranh (Phần 1)
Phương thức tiến hành chiến tranh là tổng hợp mọi hình thức, cách thức, phương pháp, thủ đoạn hoạt động của thể chế chính trị và đất nước nhằm đạt mục đích chính trị khi tham chiến. Đây là vấn đề lý luận - thực tiễn có tầm quan trọng đặc biệt, nhất là đối với các quốc gia, dân tộc dễ bị rơi vào vòng xoáy của chiến tranh.
Các kiểu loại chiến tranh (Phần 3 và hết)
Đối với loại hình chiến tranh truyền thống, cần đặc biệt chú ý tới những cuộc chiến tranh xâm lược núp dưới chiêu bài “trừng phạt”, với việc sử dụng vũ khí công nghệ cao và phương thức tác chiến phi trực tiếp tiếp xúc. Đặc điểm chung của loại hình này là huy động lực lượng đa quốc gia, lấy danh nghĩa Liên hợp quốc, nhằm tiêu diệt lực lượng vũ trang, phá huỷ cơ sở hạ tầng, tiềm lực kinh tế, chính trị, quân sự... của đối phương, kết hợp với chiến tranh thông tin và răn đe quân sự, gây sức ép lật đổ chính quyền sở tại, đưa quốc gia đối phương vào quỹ đạo của mình.
Các kiểu loại chiến tranh (Phần 2)
Các kiểu chiến tranh cơ bản trong thời đại ngày nay rất phức tạp do hệ thống các quan hệ kinh tế - xã hội chứa đựng mâu thuẫn đầy biến động, cùng sự xuất hiện các vấn đề có tính chất toàn cầu như môi trường sinh thái, dân số, tính chất của nền hòa bình, vấn đề sắc tộc, tôn giáo, khủng bố...
Các kiểu loại chiến tranh (Phần 1)
Quan niệm về kiểu loại chiến tranh luôn được giới lãnh đạo chính trị, quân sự các nước và các nhà tư tưởng hết sức quan tâm.
Tính chất xã hội của chiến tranh (Phần 2 và hết)
Tính chất xã hội của chiến tranh còn được đánh giá về nhiều mặt khác. Về mặt pháp quyền là dựa trên cơ sở luật pháp và công ước quốc tế để đánh giá tính hợp pháp hay không hợp pháp của chiến tranh.
Tính chất xã hội của chiến tranh (Phần 1)
Tính chất xã hội của chiến tranh khi được xác định đúng đắn luôn có ý nghĩa quan trọng với tính cách là tiền đề cần thiết để giải quyết vấn đề thái độ của các chủ thể chính trị - nhà nước và nhân dân đối với chiến tranh.