Luận bàn về chiến tranh và hòa bình trong Chiến tranh thế giới thứ II (Phần 2)

Nhận thức, giải quyết vấn đề chiến tranh và hòa bình trong thời đoạn nóng bỏng khi cuộc chiến tranh đang đến gần là vấn đề hết sức nhạy cảm, phụ thuộc rất lớn vào bản chất chế độ chính trị có cho phép quy tụ được sức mạnh tổng hợp của cả quốc gia, dân tộc hay không.
tumblr-n30dzfhxh31r3eyedo1-1280-0-1702827858.jpg
Hồng quân Liên Xô từng gặp nhiều thất bại nặng nề ở giai đoạn đầu cuộc chiến. Ảnh Getty Image

Đối với Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai, điều đó đã trở thành điển hình sống động. Đứng trước tình hình nguy cấp, ngay trong những ngày đầu chiến tranh, Đảng Cộng sản Liên Xô đã tiến hành một loạt biện pháp để động viên toàn đất nước đứng lên chống xâm lược. Những biện pháp đó đã trở thành cơ sở vững chắc để khắc phục khó khăn trước mắt, củng cố niềm tin vào thắng lợi cuối cùng trong cuộc chiến tranh đánh bại chủ nghĩa phátxít, mang lại hòa bình cho đất nước.

Về biện pháp quân sự, đó là triển khai các hoạt động chiến đấu theo kế hoạch phòng thủ ở tuyến biên giới, triển khai hoạt động tác chiến chiến lược của các lực lượng vũ trang Xôviết trên toàn mặt trận. Ý định của Bộ Tổng Tư lệnh tối cao là giành lại quyền chủ động về chiến lược bằng cách mở một loạt cuộc tiến công trên một số hướng. Các lực lượng vũ trang Xôviết chuyển vào trạng thái phòng ngự chiến lược trên toàn chiến trường.

Các cơ quan chỉ đạo chiến lược và cơ cấu tổ chức biên chế trang bị của quân đội được cải tổ. Cùng với việc tổ chức Bộ Tổng Tư lệnh tối cao là việc tổ chức ra các Bộ Tổng Tư lệnh trên một số hướng chiến lược và Bộ Tư lệnh một số binh chủng. Cơ cấu tổ chức của Bộ Tổng Tham mưu và các cơ quan thuộc Hội đồng Quốc phòng được cải tổ cùng với sự thay đổi một số cơ cấu tổ chức biên chế của lục quân và không quân. Trong lực lượng vũ trang đã tổ chức các tập đoàn phòng ngự mới, điều động các lực lượng dự bị chiến lược tới các hướng đang bị uy hiếp nghiêm trọng, tổ chức xây dựng các tuyến phòng ngự hậu phương; hình thành các đơn vị dân quân tự vệ trong nhiều thành phố như Lêningrát, Mátxcơva và một số thành phố khác.

main-1200-6-1702827858.jpg
Quân dân Liên Xô đã đánh bật được kẻ thù ra khỏi thủ đô tới vài trăm kilomet. Ảnh Getty Image

Về biện pháp chính trị, đó là công cuộc tổng động viên chính trị - tinh thần cho toàn thể nhân dân Liên Xô đứng lên đấu tranh chống phátxít xâm lược. Ngay ngày đầu của cuộc chiến tranh, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xôviết tối cao Liên Xô đã ban hành lệnh tổng động viên đối với những người phải làm nghĩa vụ quân sự trong quân đội và hạm đội, đồng thời ban bố chuyển sang hoạt động thời chiến đối với một số nước cộng hòa ở vùng biên giới và trong một số khu vực của nước Cộng hòa Liên bang Nga, phê chuẩn việc xác định hoạt động của toà án quân sự trong các khu vực đang tác chiến và trên các lãnh thổ đã được đặt vào tình trạng có chiến tranh.

Công tác chính trị tư tưởng có tính chất quần chúng rộng khắp được triển khai trong toàn đất nước, nêu bật tính chất chính nghĩa của cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại, xây dựng niềm tin tất thắng. Để tiến hành công tác chính trị rộng lớn như vậy, Đảng và Nhà nước Liên Xô đã huy động lực lượng đông đảo cán bộ tuyên truyền, giải thích và hàng loạt cơ sở thông tin ấn loát, đài phát thanh, thông tin tư liệu thời sự cùng các đoàn nghệ thuật. Bộ máy lãnh đạo chính trị trong lực lượng vũ trang được cải tổ nhằm tăng cường công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội và hạm đội. thành khối Đồng minh.

Về biện pháp đối ngoại, đó là hình mới chống phátxít. Đảng và Nhà nước Liên Xô đã xác định cương lĩnh chính trị đối ngoại của Liên Xô, nêu rõ nhiệm vụ của nhân dân và các lực lượng vũ trang Liên Xô không chỉ giải phóng riêng cho Liên Xô mà còn giúp đỡ các dân tộc thoát khỏi họa nô dịch phátxít. Đường lối, chính sách đối ngoại đó đã được nhân dân toàn thế giới đồng tình và nhiệt liệt ủng hộ, bởi nhận rõ Liên Xô là đồng minh trung thành nhất trong công cuộc đấu tranh để giành lại quyền dân tộc, độc lập và tự do của mình.

1569917014-1569917069-1702827858.jpg
Cuộc phản công của Hồng quân ở khu vực Kharkov. Ảnh Getty Image

Trong việc tổ chức khối chống phátxít, Liên Xô đã kiên trì đề nghị liên minh cùng Mỹ và Anh thống nhất hành động chung. Các chính phủ Mỹ, Anh đã chấp nhận tham gia khối liên minh do tính toán đến khả năng thực tế và tình hình đang xấu đi sau khi phátxít Đức đã đánh bại Pháp và các nước khác ở Tây Âu. Tiếp đó, Chính phủ Liên Xô đã tiến hành ký kết phối hợp hành động chung với Chính phủ Tiệp Khắc và Chính phủ Ba Lan. Việc đàm phán với các nước Đồng minh phương Tây về mở mặt trận thứ hai tại châu Âu cũng bắt đầu.

Về biện pháp kinh tế, đó là công cuộc cải tổ lại nền kinh tế Liên Xô để bảo đảm yêu cầu của chiến tranh. Hậu phương chỉ trong thời gian ngắn cần trang bị cho lực lượng vũ trang những phương tiện khí tài chiến đấu mới, trước hết là cho không quân và xe tăng. Kế hoạch động viên kinh tế đã phải thay đổi lại để tập trung sản xuất đạn dược, và kế hoạch kinh tế quốc dân được thay bằng một kế hoạch mới, trong đó quy định chỉ tiêu nhanh chóng sản xuất các phương tiện, khí tài chiến đấu và trang thiết bị quân sự. Một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng khác là phải nhanh chóng vận chuyển toàn bộ người, phương tiện máy móc, khí tài của các nhà máy lớn từ những vùng đang bị chiến tranh uy hiếp tới các vùng hậu phương phía đông đất nước, đồng thời phải nhanh chóng xây dựng và phục hồi hoạt động để bảo đảm cho nhu cầu của mặt trận.

Cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại của Liên Xô chống phátxít Đức xâm lược nổ ra ngày 22 tháng 6 năm 1941, và chỉ bước sang ngày thứ hai của cuộc chiến tranh, Đại bản doanh của Bộ Tổng Tư lệnh tối cao đã được tổ chức để chỉ đạo hoạt động chiến đấu của các lực lượng vũ trang. Tới đầu tháng 8 năm 1941, để phù hợp hơn nữa với yêu cầu của cuộc chiến tranh đang đòi hỏi, một loạt thay đổi lớn trong khối cơ quan của Hội đồng Quốc phòng mà trước hết là Bộ Tổng Tham mưu được thực hiện.

Bộ Tổng Tham mưu trở thành cơ quan công tác trực thuộc Đại bản doanh về mặt chỉ đạo hoạt động tác chiến, còn Hội đồng Uỷ viên nhân dân quốc phòng là cơ quan công tác của Hội đồng Quốc phòng chịu trách nhiệm về mặt tổ chức động viên, chuẩn bị tổ chức lực lượng dự bị chiến lược.

Trung tướng, GS.TS Nguyễn Đình Chiến