Chiến tranh, hòa bình và những vấn đề mới đặt ra (Phần 2 và hết)

Về nội dung bản chất nhất của sự gắn kết phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh ở nước ta trong thời kỳ mới, đó là: Toàn bộ hoạt động xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội luôn gắn với tăng cường quốc phòng - an ninh; đồng thời, tăng cường quốc phòng - an ninh hợp cùng với phát triển kinh tế - xã hội trở thành nhu cầu, đòi hỏi tất yếu, khách quan của đất nước.
thu-tuong-chi-thi-cac-giai-phap-trong-tam-thuc-day-phat-trien-kinh-te-xa-hoi1713755431-4617-1713799518.jpg
Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với tăng cường quốc phòng - an ninh. Ảnh: Internet

Tính năng động chủ quan của các chủ thể kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh là nhân tố quyết định sự gắn kết đó; vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước bảo đảm cho quá trình thực hiện sự gắn kết phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh có hiệu lực và đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.

Mục đích phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng - an ninh phải nhằm thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong mọi tình huống. 

Về mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng - an ninh, đó là: Khai thác, sử dụng mọi tiềm năng về kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và mọi nguồn lực của đất nước, làm cho kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh đều phát triển cân đối, hài hòa và vững chắc; tạo môi trường quốc tế và trong nước thuận lợi cho phát triển kinh tế, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền công nghiệp quốc phòng từng bước hiện đại, bảo đảm cho các lực lượng vũ trang được trang bị kỹ thuật ngày càng hiện đại; góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp của quốc gia, mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế, kỹ thuật với các nước, tạo sự chuyển biến căn bản cơ cấu nền kinh tế quốc dân, đáp ứng được nhu cầu cải thiện đời sống nhân dân, có tích lũy để phát triển; bảo đảm quốc phòng thường xuyên vững chắc, sẵn sàng và đủ sức đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá, xâm lược của các thế lực thù địch.

anh-t6-1713799518.png
Ảnh: Internet

Mục tiêu có tính tổng quát này phản ánh tư duy mới của Đảng và Nhà nước ta trong việc tìm nguồn lực tạo ra sức mạnh tổng hợp của quốc gia thông qua thực hiện phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng an ninh, phấn đấu vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, thực hiện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc một cách chủ động, vững chắc và có lợi nhất trong bối cảnh diễn biến phức tạp của tình hình khu vực và thế giới hiện nay.

Về yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng an ninh, đó là: góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta; góp phần bảo đảm cho nền kinh tế nước ta phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững luôn thể hiện xuyên suốt, đồng thời có khả năng và luôn ở tư thế sẵn sàng cao nhất về bảo đảm kinh tế cho quốc phòng - an ninh trong mọi tình huống; góp phần khắc phục nguy cơ tụt hậu, khủng hoảng, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh kinh tế và an ninh quốc gia, bảo đảm cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước luôn phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa; góp phần đáp ứng yêu cầu làm cho quốc phòng - an ninh được tăng cường vững chắc, thế trận, lực lượng và tiềm lực quốc phòng an ninh không ngừng được tăng cường, công nghiệp quốc phòng có khả năng bảo đảm trang bị cho các lực lượng vũ trang những vũ khí, phương tiện ngày càng hiện đại, phù hợp với nhu cầu của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc nếu xảy ra.

Rõ ràng, sự ổn định và phát triển bền vững mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội luôn là nền tảng vững chắc của quốc phòng an ninh. Đồng thời, trong quá trình xây dựng tiềm lực, sức mạnh quốc phòng an ninh phải lấy mục tiêu, yêu cầu phát triển kinh tế làm mục đích và tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế - xã hội phát triển. 

Trung tướng, GS.TS Nguyễn Đình Chiến