Hiện trạng nhà ống Việt Nam
Ngày nay, trong sự phát triển của các thành phố lớn, các cao ốc dường như trở thành minh chứng của sự đô thị hóa mạnh mẽ, khiến cho không gian chung trở nên thiếu tổ chức và vô vị, bởi phần lớn nó khác xa với ý tưởng quy hoạch ban đầu. Chính vì thế, các chính sách quản lý đô thị trở nên yếu kém, làm tiêu tan bất kỳ hướng tiếp cận nào có thể kết cấu lại cuộc sống thị thành. Hơn nữa, với mong muốn sinh lời tối đa của các chủ đầu tư, đất đai đô thị bị khai thác quá mức về mật độ xây dựng và chiều cao cho phép. Điều này cũng chi phối các thiết kế của kiến trúc sư, do đó ràng buộc bất kỳ nghiên cứu nào có thể làm đẹp cảnh quan thành phố.
Tuy đã có nhiều nghiên cứu về các giải pháp kiến trúc cho nhà phố nhưng phần lớn các giải pháp được đề xuất chỉ áp dụng cho các trường hợp mô hình chung, thiếu tính thực tiễn, chưa quan tâm đến nhu cầu và điều kiện thực tế của người dân. Kiến trúc nhà phố hiện nay chủ yếu còn manh mún, riêng lẻ mà ít chú ý đến tổng thể và sự đồng bộ. Các xu hướng kiến trúc nhại cổ, học đòi, tam cấp nhô ra thụt vào, dây điện chằng chịt, biển hiệu kinh doanh không đồng đều, để xe tràn lan không lề lối, bán hàng rong ngay trước cửa nhà, thiếu tính văn hóa cũng rất phổ biến trong kiến trúc nhà phố thời gian qua.
Nhà ống có thể đẹp không?
Đi dọc phố cổ ngoại thành và lan sang cả nông thôn xuất hiện tình trạng nhái cổ, sai tỷ xích này diễn ra nhiều nơi, nhất là trong những tòa nhà riêng lẻ, xây xen lẫn trong các phố nội thành. Nhà ống có thể đẹp không? Tổng thể quy hoạch, trong các khu đô thị mới cũng tổ chức các tuyến đường, tạo ra các phố và chức năng tuyến phố và nhà phố, có cả loại hình nhà ống thương mại thấp tầng, cao tầng, thò thụt, nhà cao, nhà thấp, biển hiệu tự do, xen vào vừa cổ vừa hiện đại mọc lên cạnh nhau nhìn thật hỗn loạn và nhem nhuốc. Tại khu vực nông thôn, việc xây dựng nhà ống khá tuỳ tiện, không có hướng dẫn định hướng cho kiến trúc trong xây dựng nhà ở nông thôn cho người dân. Vì vậy, cấu trúc làng xã đã biến dạng, kiến trúc pha tạp giữa hiện đại và cổ kính đang làm mất dần bản sắc Việt Nam.
Nhà ống của nhân dân tự xây và bộ phận nhà ở nông thôn tại một số tuyến đường mới mở, khu vực dân cư các xã, phường ngoại thành, vùng ven đô và khu vực đô thị hoá, khu giãn dân; các khu tái định cư được chính quyền giao đất làm nhà ở thì tình hình xây dựng còn phức tạp, thiếu quản lý và chưa được định hướng rõ ràng. Nhà ở xuất phát từ văn hóa của người sử dụng. Chúng ta đang có những ngôi nhà “phải” ở chứ không tiện nghi, thói quen của chủ nhà. Người dân Việt Nam đừng quá dễ dãi với chỗ ở của mình. Văn hóa của người sử dụng, chủ đầu tư. Mỗi một con người sở hữu công trình phải tuân thủ cảnh quan.
Mẫu nhà ống ở Châu Âu
Ở Mỹ, một số quy định rất chặt chẽ được đưa ra từ bản thiết kế quy hoạch như: Đường đi trong khu vực, nơi để xe cho nhà tập thể, không gian tư hữu mở, chiều cao và rộng nhà cũng như vật liệu đều có những quy chuẩn riêng. Với Pháp, mặt tiền của ngôi nhà được tổ hợp bởi các hình học đơn giản nhưng thể hiện đầy đủ được bạn chất hướng nội, hướng ngoại của từng nhà toát lên tinh thần của một dân tộc, luôn biết hi sinh lợi ích riêng để phát triển cho lợi ích chung.
Thông tư về áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng quy định tại điểm d khoản 11 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP cũng chỉ rõ: Trường hợp chủ đầu tư không tự giác chấp hành biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm thì bị cưỡng chế thi hành. Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thuê tổ chức tư vấn lập phương án, giải pháp phá dỡ, giao cơ quan chuyên môn về xây dựng cùng cấp thẩm định trước khi quyết định phê duyệt phương án, giải pháp phá dỡ. Chủ đầu tư có trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí liên quan đến việc cưỡng chế tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm: lập, thẩm định, phê duyệt phương án, giải pháp phá dỡ và tổ chức cưỡng chế tháo dỡ.
Kiến trúc không chỉ biểu hiện cho sự phát triển kinh tế xã hội mà nó còn phản ánh nếp sống, văn hóa cũng như bản sắc dân tộc. Quản lý hiện nay mới chỉ nặng về giải quyết sự vụ, hầu như phê duyệt đáp ứng nhu cầu chủ đầu tư chứ không bài bản về cả tổng thể, không thực sự tâm huyết và năng lực trong việc thực hiện chức trách kiểm soát phát triển đô thị theo đúng nghĩa quản lý. Chế tài chưa đủ sức răn đe khi trong điều khoản tổ chức thực hiện không có câu “cán bộ công chức thực thi có trách nhiệm và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về khu vực mình quản lý, theo dõi xuyên suốt từ khi thỏa thuận quy hoạch đến cấp phép xây dựng và hoàn công”.
Kiến trúc nói riêng và ngành Xây dựng nói chung không có tham vọng giải quyết tất cả những vấn đề của nhà ống hiện nay, nhưng hy vọng sẽ đem đến cho các kiến trúc sư, doanh nghiệp trẻ, những người làm truyền thông góc nhìn gợi mở những hướng đi riêng trong việc tìm kiếm giải pháp sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng nhà ống, không gian ở theo xu hướng phát triển bền vững.