Văn Khiêm Tướng Công Vũ Cẩn (1838 – 1907)

Đinh Thảo
Gia Phả Chi họ Vũ bản gốc, chữ Hán viết trên giấy dó Sắc phong thần được lưu giữ có ghi: Phần nhiều quan lại từ Nhà Tây Hán, Đông Hán đều khắc nghiệt, tham lam, vơ vét các của quý ở Giao Châu như vàng, ngọc trai, long trả, tê, voi, đồi mồi, hương sạ, gỗ quý,… rồi xin đổi đi làm quan nơi khác. Đã thế sưu thuế nặng nề nên người Việt thường xuyên nổi dậy làm loạn. Đến năm Giáp Ngọ (năm 34 sau CN – năm Kiến Võ thứ 10), khi vua Đông Hán Quang Vũ đế sai Tô Định sang làm Thái thú quận Giao Chỉ. Tô Định bản tính rất bạo ngược nên chính lệnh càng thêm hà khắc. Tô Định lại thêm tham bạo, cướp giết nhiều người Việt. Trước cuộc Đại khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm Kỷ Hợi (39 sau CN), tại Giao chỉ đã có nhiều cuộc nổi dậy trước khởi nghĩa Hai Bà Trưng, lớn nhất và tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Tiên La, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình của Bà Vũ thị Thục Nương.

Bà Vũ thị Thục Nương là Nữ Tướng văn võ song toàn, chí khí rất lớn. Bà đã dấy binh khởi nghĩa trước Hai Bà Trưng. Sau này khi Hai Bà Trưng truyền hịch khởi nghĩa có cho sứ giả về mời Bà Vũ thị Thục Nương. Bà nhận tham gia khởi nghĩa Hai Bà Trưng và được Hai Bà Trưng giao cho quyền đứng đầu, thống lĩnh các Vị Nữ Tướng của Hai Bà Trưng. Ngày 17/3 năm Quý Mão (năm 43 sau Công Nguyên) trong trận chiến cuối cùng chống Mã Viện thống lĩnh hàng chục vạn quân Đông Hán, Bà và các nữ binh đã quyết chiến đến cùng không để giặc bắt và tử tiết khi mới 26 tuổi.

Gần 2.000 năm qua, tại Phượng Lâu, Việt Trì, Phú Thọ và các đền thờ Bà ở vùng đồng bằng Bắc bộ đều có Lễ lớn kỷ niệm ngày sinh Thánh Mẫu Vũ thị Thục Nương. Trong tất cả các phong tục thờ Thánh và Thần linh ở Việt Nam, đây là một hiện tượng rất đặc biệt - Lễ sinh nhật duy nhất được nhân dân làm hàng năm chỉ có riêng với Bà Vũ thị Thục Nương.

Bà là con gái Nhà giáo Vũ Công Chất, ông còn là thầy thuốc, ngày nay ở Phú Thọ có đền thờ ông là một trong những thầy giáo Việt dậy chữ Khoa Đẩu là chữ Việt cổ thời bấy giờ. Chi họ Vũ Công vốn định cư ở tả ngạn sông Lô mà dấu tích, thư tịch cổ còn ghi Thủy Tổ họ Vũ gốc Việt Thường là các Cụ Vũ Công Bách – Cao Minh Đại Vương và Vũ Công Điền – Cao Sơn Đại Vương (Hai cụ được thờ ở khắp nước Việt Nam, hai Cụ là bậc Thượng đẳng Phúc Thánh, tượng thờ ngồi hai bên tả, hữu của Đức Tản Viên Sơn Thánh). Sau Chi Họ Vũ Công dời sang cư trú ở hữu ngạn sông Lô đối diện quê cũ. Tại đây, các đời tiếp theo có Nhà giáo thầy thuốc Vũ Công Chất. Mẹ bà Thục Nương là Bà Hoàng thị Mầu, cả hai vợ chồng thân sinh ra Bà Thục Nương đều là người gốc Việt Thường. Sinh thời Bà Vũ thị Thục Nương là một người phụ nữ có nhan sắc tuyệt vời, đoan trang, trung hậu, đảm đang, văn hay võ giỏi nên hiệu là Ngọc Hoa Công chúa. Từ nhỏ, Bà vừa học nghề thuốc, luyện võ và đi chữa bệnh trong dân gian do hai Cụ Thân sinh truyền dậy. Khi 16 tuổi, Bà còn dậy dân phát triển nghề Nông, sáng tác những bài hát dân ca và truyền dậy hát đối, hát xoan, hát đúm vẫn còn truyền lại đến nay ở vùng Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Bà cùng với hai Cụ Thân sinh còn chỉ bảo dân thời ấy quần tụ lại để xây dựng, phát triển Xã - Thôn Việt trong vùng Phong Châu từ những năm đầu thế kỷ I sau Công Nguyên.

Bà Vũ Thị Thục Nương lúc đó là Đốc lĩnh Toàn quân trấn giữ Giao Chỉ (Vùng miền Bắc đến miền Trung Việt Nam ngày nay) đã cùng các nữ tướng của Hai Bà Trưng chia quân đón đánh quân Đông Hán. Nhưng thế quân Đông Hán quá lớn, sau nhiều tháng giao tranh, các cánh quân Hai Bà Trưng lần lượt tan vỡ. Hai Bà Trưng chạy về đến xã Hát Môn thuộc huyện Phúc Lộc tỉnh Sơn Tây thì thế bức quá, Hai Bà Trưng gieo mình xuống sông tự tận, bấy giờ nhằm ngày mùng 6 tháng 2 năm Quý Mão (năm 43 sau CN). Tướng Đô Dương chỉ huy một đội quân thua chạy về đến huyện Cư Phong (nay thuộc vùng Thanh Hóa) thì ra hàng quân Đông Hán.

Trên cả đất Giao chỉ, còn lại vùng duyên hải là quân Đông Hán chưa chiếm được (nay là duyên hải miền Bắc Việt Nam). Tại đây, đội Nữ binh tinh nhuệ của Bà Vũ thị Thục Nương cố thủ tiếp tục cầm cự ở vùng Lục Hải (Thái Bình ngày nay) khi đó là vùng sình lầy và rừng ngập mặn. Thấy vậy, Mã Viện cho đại quân Đông Hán tất cả kéo đến vây kín mấy vòng cả trên bộ lẫn dưới sông biển. Sau 42 ngày bị vây hãm, quân của Bà hết lương, tướng sỹ cầm binh khí ngắn đánh giáp công quyết tử không còn một người nào. Quân Đông Hán cũng bị chết rất nhiều.

vu-can-1689568403.png
Lễ Đại tướng Đông Nhung Vũ thị Thục Nương năm Nhâm Thìn 2012 Bút tích của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

Ngày 17 tháng 3 năm Quý Mão (năm 43 sau CN), Bà Vũ thị Thục Nương tay cầm mộc, tay cầm kiếm, một mình một ngựa xông vào tả xung hữu đột chém giết quân Đông Hán như vào chỗ không người, sau gần một ngày quyết chiến, đến chiều tối, chỉ còn có Bà một mình một người một ngựa phá được vòng vây, giặc đuổi theo không kịp. Khi Bà chạy về đến Gò Kim Quy (bây giờ chính là nơi dựng đền Tiên La, nay là thôn Tiên La nơi có địa giới giáp danh hai xã Đoan Hùng và Tân Tiến, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), người và ngựa đều kiệt sức. Mình đầy thương tích nặng, Bà xuống ngựa rồi tự vẫn không để giặc bắt. Dân quá xót thương chôn giấu thi hài của Bà cùng ngựa chiến tại gò Kim quy trong rừng hoang vu rồi xóa hết dấu tích không cho giặc biết. Giặc lùng tìm gắt gao nhiều tháng nhưng không thấy phải rút hết. Dân đã dựng một đền thờ bằng tranh tre trên mộ Bà, nhiều đời sau mới thay bằng gỗ và đá. Gương tiên liệt trung trinh của Bà được loan truyền khắp trong dân Việt lúc bấy giờ, bởi vậy gần hết các Nữ Tướng còn lại của Hai Bà Trưng cũng đều noi gương ấy mà tự vẫn khi đang lẩn trốn không để cho giặc Đông Hán bắt.

Sau khi Bà Vũ thị Thục Nương hóa, Nhà Đông Hán căm giận không tìm thấy Bà đã được dân an táng giấu đi trong rừng bạt ngàn Tiên La (nay là huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình có Di tích Đền Tiên La và Lễ Hội cấp quốc gia thờ Đại tướng Đông Nhung Vũ thị Thục Nương – Nữ Anh hung đầu tiên của Dân tộc Việt Nam), Tướng Đông Hán là Mã Viện cho quân truy sát Chi Họ Vũ Phượng Lâu – Đông Mật. Một nhóm người trong Chi họ Vũ lánh nạn về vùng núi Thiên Thai, Bắc Ninh bây giờ lúc đó là rừng núi nguyên sinh hoang vu không một bóng người, nay còn truyền lại Thủy tổ Chi họ Vũ về vùng núi Thiên Thai có hiệu là Phúc Trường, tên húy, ngày kỵ và nơi an tang đều thất truyền. Các con của Cụ theo thứ bậc mà gọi là Chi Ất (Họ Vũ) và Chi Giáp (Họ Vũ) cũng đều cư ngụ quanh vùng núi Thiên Thai.

vu-can-2-1689568403.png
Gia Nghị Đại phu Tả Thị Lang Văn Khiêm Tướng Công Vũ Cẩn (Ảnh truyền thần)

Ông Lê Tự (Trần Bình) Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình thời kỳ 1951 – 1959 có thuật lại trong lần nói chuyện với một số nhà văn thơ Cách mạng vào tháng 9/1958 là: “Trước khi quyết định DC31, Bác Hồ (Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi kể thiếu số 0) đã về thắp hương Bà Vũ thị Thục Nương trong Đền Tiên La”. Lúc đó các Nhà văn nghe biết vậy, không biết DC31 là gì. Rất lâu sau này từ năm 1995 trở về sau mới hiểu đầy đủ lịch sử đã giải mật một phần Đường Trường Sơn – Đường 559, còn được Mỹ gọi là Đường mòn Hồ Chí Minh, tháng 5/1959 thành lập đi mở lại đường do Tiểu đoàn giao liên DC301 do Thượng tá Võ Bẩm làm Tiểu đoàn trưởng, sau là Thiếu tướng Võ Bẩm.

Gia phả ghi rõ:

“Đến đời Đoan Hậu Công Vũ Đức Quang (1819 – 1892) là Danh Nho nổi tiếng lúc bấy giờ có sinh vào giờ Tuất một Trưởng Nam nhằm ngày 19 tháng 10 năm Mậu Tuất (1838) năm Minh Mạng thứ 19. Huyền tích ghi trong Gia phả Chi họ Vũ Thiên thai viết: “Đêm trước khi sinh Cụ Vũ Cẩn, Cụ Vũ Đức Quang mơ thấy đến một vùng rừng núi rất đẹp thấy có một cậu bé xinh đẹp đang tắm dưới sông, da thịt nuột nà đỏ hồng như châu sa. Thích quá, Cụ hỏi thì người ta bảo: “Cậu bé thuộc Hành Hỏa, sắp về nhà Cụ nên tắm đấy”. Cụ vui mừng ra bế về đến nhà thì tỉnh giấc mơ. Đêm hôm sau nhằm ngày 19, giờ Tuất, Phu nhân sinh ra Cụ đặt tên là Vũ Cẩn, tự Bá Ngọc. Hiềm nổi da đỏ quá, sau tắm nước dừa thì trắng dần. Bẩy tuổi đã khai tâm, ông nội là Chiêu Văn Công Thông Mẫn Công Vũ Diệm (1797 – 1855) sau bỏ quan về Thăng Long lập Phường Đồng Lạc nhuộm vải Điều (Đỏ) kèm dậy học – Nay chính là phố Hàng Đào. Ở số nhà 90 Hàng Đào, Hà Nội vẫn còn Đền thờ Thành Hoàng là Cụ Chiêu Văn Quân Thông Mẫn Công Vũ Diệm.

Năm Văn Khiêm Tướng Công 14 tuổi đã đọc thông hết kinh sách, làm văn bấy giờ được hàng Nho gia ngạc nhiên trọng vọng. Nhưng khoa cử thi lật đật mãi vẫn không đỗ. Sau khi Cụ Chiêu Văn Quân từ trần ngày 28 tháng Hai năm Ất Mão, về Hà nội được Phương Đình Nguyễn Siêu (Danh Nho thời ấy làm nghiên mực, tháp bút trước cổng Đền Ngọc Sơn hồ Gươm) thu nhận làm học trò, học mấy tháng đã tiến bộ vượt bậc, Cụ Phương Đình Nguyễn Siêu lấy làm lạ. Luôn mấy năm Quý Hợi (1863) đến năm Ất Sửu (1865), Văn Khiêm Tướng Công thi đều đứng đầu hàng Tỉnh Nguyên. Những bậc lương tướng, hào phú đến xin văn Phương Đình Nguyễn Siêu rất đông, Nguyễn Siêu sai Vũ Cẩn viết thay chép thành một tập. Khi Cụ Nguyễn Siêu sắp mất, đại quan là Phạm văn Khải cùng môn sinh là Phạm Thận Duật đến xin văn bia. Sau khi mất, các bức đại trướng, tiểu trướng rất nhiều đều do Trưởng trường Phương Đình là Vũ Nhự tức Vũ Đông Phần tiến sỹ năm Ất Sửu (1865) soạn, nhưng bị chê bai nên phải giao cho Vũ Cẩn viết lại đến gần chục bức, bức trướng nào cũng được người đời khen tụng nay vẫn còn.

Năm Bính tý (1876), Văn Khiêm Tướng Công Vũ Cẩn đỗ cử nhân cùng 4 người khác. Nhà Vua có chiếu chọn người tài vào Hàn Lâm viện, sau khi tìm chọn mất hai năm thì được Vũ Cẩn, Phạm Bành, Vũ Nhứ. Sau 3 năm, tiếng hay chữ của Cụ Vũ Cẩn nổi như cồn được Triều đình thăng chức Tả Thị Lang, lại được giao làm Tri phủ Phúc Thọ và Quốc Oai. Vừa lúc nhậm chức thì Quân Pháp do Henri Riviere chỉ huy tấn công hạ thành Hà Nội lần thứ hai 1882, Tổng đốc Hoàng Diệu tự vẫn. Triều đình còn tranh tụng chưa ký Hòa ước thì Thống đốc Hoàng Tá Viêm cùng Kinh lược chánh phó sứ Nguyễn Chính, Bùi Ân Niên, quan biện lý hộ bộ là Bùi văn Quế (1) kéo binh về Mỹ Đức hội quân cùng 2 vạn quân Cờ Đen.

Hoàng Tá Viêm cho đòi quan Bố chánh Tôn Thất Úy lo việc quân nhu. Tôn Thất Úy viện cớ từ chối nên Hoàng Tá Viêm giao cho Văn Khiêm Tướng công Vũ Cẩn làm quyền Tổng đốc Sơn Tây để lo quân nhu (Hậu cần), bấy giờ cụ Vũ Cẩn đã thăng hạng Gia nghị Tả Thị lang. Cụ Vũ Cẩn làm ngày đêm, đốc thúc đủ quân lương cho bốn vạn quân, lại thường phải lên thưa báo với Hoàng Tá Viêm, chỉ trong 3 ngày đã cấp đủ nên Hoàng Tá Viêm đánh Pháp liên tiếp không chịu lui binh theo chiếu chỉ của Vua Dực tông Nhà Nguyễn (Vua là Hoàng tử thứ hai húy là Hồng Nhậm 1847 - 1883, niên hiệu Tự Đức nguyên niên năm Mậu Thân 1848). Ngày 13 tháng 4 năm Quý Mùi (1883) cho quân, binh Cờ Đen phục ở Cầu Giấy giết được Đại tá Henri Riviere cùng hơn 100 lính Pháp.

Quan Đại thần Hoàng Tá Viêm nói: “Thoạt đầu, ta ngỡ nhà ngươi chỉ tài ứng biến. Nay ta biết bài văn của Bùi văn Quế được ngự lãm vào tết Nguyên Đán là do ngươi viết, nay ta được vua có chỉ dụ phong làm Đông Các Đại học sỹ, Tham tá rồi Tham tri. Hai bài tạ biểu này ngươi phải lo giúp ta”. Văn Khiêm tướng công Vũ Cẩn cố sức chối từ không được phải viết thay. Hoàng Tá Viêm cười: “ Với tài nhà người văn hàn loại này khó khăn gì, chỉ một đêm là xong, thôi đừng từ chối”. Không thoái thác được, đêm viết xong thì sang trình lên Hoàng Tá Viêm. Nước sông Nhị hà ( sông Hồng) lên to, canh hai thuyền Tây đánh vào thủy trại quân lương, Cụ Vũ Cẩn điều binh ra sức chống trả nên thuyền Tây phải lui. Đến sang sớm trên bến có rất đông người mang hương, hoa ra bái đảo mới biết người coi sung là Hoàng văn Lập bắn phát nào cũng đều trúng thuyền Tây.

Vị Đại thần Tổng đốc Tam tuyên là Hoàng Tá Viêm cùng Tham tán Tôn Thất Thuyết mới xem biểu Cụ Vũ Cẩn viết: “Thần tự thụ mệnh thiết kế quân mưu, tư dân an nguy, hệ chiến thắng bại. Nại thương khổ lui pháp, kế quân phí nhi khả vi hàn tâm, huống vũ lạo tiến chăn, dịch bì dân tắc mồi chi hạ thủ. Địch trá hữu bách xuất chi biến, ngã quân phi nhất luật khả tề,....” thì cười lớn mà nói: “Trong Văn sỹ mà có Tướng tài” rồi cải bổ Cụ Vũ Cẩn vào Nội các, tâu về Kinh xin bổ Cụ Vũ Cẩn làm quan Án sát tỉnh lớn. Vừa hay được chiếu chỉ bổ dụng thì quân Pháp phá đê Hà để nước lũ ngập An Sơn. Mùa Đông năm đó tình thành Sơn tây thất thủ. Dù triều đình đã ký Hòa ước năm Quý Mùi 1883 nhưng một số quan trong triều đình và quan các nơi không theo phục. Ở Bắc kỳ những vị quan chống Pháp đã cùng Gia Nghị Đại phu Tả thị Lang Văn Khiêm Tướng công Vũ Cẩn tự chiêu mộ dân binh đánh Tây, lại thêm dân đói khổ, giặc dã nổi lên khắp nơi “Tứ phương giặc cỏ nổi lên như ong”.

Cụ Vũ Cẩn ở lại Phủ đường chiêu mộ nghĩa dũng truyền rằng: “Làm người phải biết hiếu trung trước đã. Nay chúng ta chỉ nên thành tâm liên kết, tận lực trừ giặc yên dân mà thôi”.

Được mọi người hưởng ứng, đội nghĩa binh Cụ Vũ Cẩn gây thanh thế hùng cứ một phương, chợt nhận được cáo chiếu triều đình mang niên hiệu Kiến Phúc mới biết trong có hơn một tháng đã thay đổi đến 3 Vua. Tổng đốc Hà Nội Nguyễn Hữu Độ thân hành đến gặp Gia Nghị Đại phu Tả thị Lang Vũ Cẩn nói đưa quân đến cùng đóng quân. Lệnh này làm quân cụ Vũ Cẩn hoang mang, Cụ biết vậy chia quân ra đóng 10 đồn. Nguyễn Hữu Độ bèn lệnh cho Cụ Vũ Cẩn phải về Hà nội. Khi Cụ từ biệt, quân quan thuộc hạ đều khóc như ri, dân chứng kiến cảnh ấy không ai là không rơi lụy”.

Trước sức ép của Pháp, Triều đình lại cho dụ triệu Hoàng Tá Viêm cát cứ Sơn Tây và Trương Quang Đản cát cứ ở Bắc Ninh chống Pháp về triều (2).

Triều đình vẫn nghi kỵ Danh sỹ Bắc Hà nên niên hiệu Đồng Khánh, năm Ất Dậu (1885) tháng Tám đổi Cụ Vũ Cẩn làm Tri Phủ Ninh Bình, Hàn Lâm Viện thị giảng. Bấy giờ Trung kỳ đang có biến Tôn Thất Thuyết và Phong trào Cần Vương. Một hôm công sứ Tây cho giải 26 người do Mã Sơn bắt được bảo phải xử chem. Ba ngày sau Cụ Vũ Cẩn chưa phúc án, viên quan Tây đến hầm hầm tức giận: “Bọn giặc ấy ông sợ chi mà chưa chém?”. Cụ Vũ Cẩn ung dung trả lời: “ Nay đã giao cho thiểm chức tất phải cứu xét cho đích đáng. Mạng người không thể kinh xuất được. Thiểm chức có sợ là sợ Trời mà thôi chớ có sợ chi”. Sau Cụ Vũ Cẩn xét rồi cho phóng thích. Từ đó trở đi, Cụ Vũ Cẩn được tín dụng, lời nói nào cũng đắt, dân trong hạt nhờ ơn Cụ Vũ Cẩn mà lạc nghiệp. Năm Đinh Hợi (1887) Cụ được thăng Thị Giảng Học sỹ Hàn lâm viện, Kinh lược sứ Nha Sự vụ, Hồng Lô Tự Khanh. Cụ bà cũng được phong Tòng Ngũ phẩm Nghi nhân.

Sang tháng Chín (1888) thăng Quang Lộc Tự Khanh, Cụ Vũ Cẩn xin nghỉ, trong đơn có câu: “Ngày tháng phục vụ Chính phủ còn dài chứ bóng quang âm nuôi dưỡng người thân thì có hạn”. Trong học trò Cụ có đến 20 người trong ba khoa Tân Mão (1891) đến khao Đinh Dậu (1897) đều đỗ Cử Nhân, ba người đỗ tiến Sỹ, bốn người làm đến Tuần Phủ, còn 16 người làm đến Tri Phủ. Năm Thành Thái thứ 10 (1898) vì thấy Cụ Vũ Cẩn khí khái nên triều đình cho giữ nguyên hàm vị mà đổi làm Đốc Học Bắc Ninh.

Tháng 8 năm Thành Thái thứ 19 (1907) Cụ yếu mệt, con cháu, học trò kéo về luân phiên hầu hạ. Đến đêm 15 tháng 9, Cụ Vũ Cẩn mộng thấy một người đến nói: “Ta là Thần Đất. Ông Công thành, Danh toại rồi, sớm nên về thôi”. Cụ Vũ Cẩn bèn ngồi dậy lậy bút giấy chép lời ấy. Đến giờ Tuất đêm 24 thì Cụ Vũ Cẩn thọ chung, đúng 70 tuổi. Mộ Cụ tang ở sườn núi Phúc Đức tục gọi là Núi Nác, sau này là đất Trường Cao đẳng Sư phạm, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Sinh thời, Cụ Vũ Cẩn người trông vẻ sáng suốt, nghiêm nghị. Bề ngoài trông oai nghiêm nhưng trong lòng thì khoan hậu. Tính ham kinh sử, từ nhỏ cho đến lúc làm quan cũng không rời quyển sách. Càng về già sức học càng uyên bác. Cụ có mấy tập thơ văn như: Hàn Lâm Văn Thảo, Thai Lộc Văn Thảo, Thai Lộc Thi Thảo và mấy tập câu đối được ghi lại. Cụ Vũ Cẩn có 3 bà phu nhân và 10 người con sau đều là văn nhân.

Nhật ký Văn học sử - Sổ gốc của Nhà văn Vũ Ngọc Phan có ghi: “Mùa Thu năm 1956, có về Thị xã Bắc Ninh để tìm mộ Cụ Vũ Cẩn nhưng cây rậm hoang vu, tiếng quạ kêu chiều nghe buồn thê lương. Đi mãi thấy có chỗ đất trống Hằng Phương mới lấy trong làn xách theo đĩa xôi và con gà luộc. Đang chống mê tín dị đoan mà không biết kiếm đâu được mấy nén hương, thành ra để lên đất có kê mấy viên đá để Lễ Cụ,…”.

Đến năm 1968, Ủy ban Hành chính Bắc Ninh mới có cán bộ tìm về Viện Văn học gặp Nhà văn Vũ Ngọc Phan hỏi có phải gia đình có một Cụ Đốc học Bắc Ninh trên sườn núi Nác? Nay đang san nền cho trường Cao Đẳng Sư phạm Bắc Ninh mới thành lập, gặp lúc chạm quách mộ, hỏi khắp nơi sau biết có một Làng ở chân núi vốn khi xưa là học trò Cụ ở lại trông Mộ Thầy, nay thành một Thôn biết chuyện nói về Viện Văn gặp ông Vũ Ngọc Phan. Vợ chồng Nhà văn Vũ Ngọc Phan, Nhà thơ Lê Hằng Phương vội về Bắc Ninh, được chỉ dẫn đến mộ Cụ Vũ Cẩn thấy ba hòn đá kê đĩa xôi, con gà năm xưa vẫn còn dưới chân mộ. Vì mộ trong quan, ngoài quách lớn nặng lại nữa xe oto cứ đến gần mộ là chết máy phải kéo xa ra mới nổ máy lại nên Ủy Ban Hành chính Bắc Ninh quyết định giữ nguyên mộ, chỉ xây vòng tròn như một bồn hoa ngoài mộ.

Từ đó đến nay nhiều Cán bộ tỉnh, Cán bộ Thị xã (Thành phố Bắc Ninh sau này) và ở trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh thường đến thắp hương Lễ Cụ Vũ Cẩn trước mộ đều ứng nghiệm. Trong lúc chuẩn bị xây Đền thờ Gia nghị Đại phu Tả Thị Lang Văn Khiêm Tướng Công Vũ Cẩn ở Bắc Ninh có nhiều thơ, câu đối gửi về, đáng chú ý đôi câu đối:

1/ Danh sỹ Bắc Hà uy trấn mãi,
Nước Nam soi tỏ tấm lòng trung.

2/ Thác mà linh đình miếu để mà thờ,
Tiếng thơm trải muôn đời ai cũng mộ.

Kính đề

Hà Nội, ngày 16 tháng 07 năm 2023


(1) Con trai Cụ Bùi văn Quế là Bùi Thức đỗ Tiến sỹ, là anh em đồng hao với Cụ Vũ Kỳ Sâm – Là con trai cụ Vũ Cẩn và là thân sinh Nhà văn Vũ Ngọc Phan. Bùi Thức sinh Bùi Kỷ. Bùi Kỷ sinh Bùi Diễm là Đại sứ Việt nam Cộng Hòa năm 1967 – 1972 tại Washington D.C – Hoa Kỳ. Cụ Bùi văn Quế cũng là an hem chú bác với Cụ Bùi Ân Niên tức Danh Nhân Bùi Dị.

(2) Hiện không rõ chữ Hán trong Gia phả gốc Chi họ Vũ dịch là “Hoàng Tá Viêm” với Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim ghi là “Hoàng Kế Viêm” tại sao?

Vũ Ngọc Phương (Hiện đương nhiệm Chủ Tịch trung ương Hội Khoa học phát triển nguồn Nhân Lực – Nhân Tài Việt nam qua các kỳ Đại Hội Toàn quốc 2012 – 2027)