chiến tranh nhân dân
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Sức mạnh của trí tuệ và lòng dân
Ngày 7/5/1954, quân và dân Việt Nam lập nên kỳ tích “chấn động địa cầu” khi đập tan Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ- “pháo đài bất khả xâm phạm”, niềm kiêu hãnh của quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Chiến thắng này không chỉ là chiến thắng của sức mạnh trí tuệ và lòng dân, mà còn góp phần quyết định kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta.
Những điều ít biết về hoạt động phục vụ chiến đấu trong chiến tranh (phần 3 và hết)
Trong trạng thái thời chiến, là trạng thái xảy ra khi ở một hay nhiều khu vực hoặc cả nước, tình hình an ninh chính trị bị đe dọa nghiêm trọng; địch tiến hành cấm vận, bao vây, phong tỏa đường biển, đường không, lấn chiếm biên giới, biển, đảo, tập kích hỏa lực hoặc chuẩn bị tiến công xâm lược. Khi Chủ tịch nước ra Tuyên bố tình trạng chiến tranh, phương thức vận hành nền quốc phòng toàn dân thời bình được chuyển hóa hoàn toàn sang phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân.
Những điều ít biết về hoạt động phục vụ chiến đấu trong chiến tranh (phần 2)
Đối với các trường hợp xảy ra bạo loạn vũ trang có sự hỗ trợ hoặc phối hợp của lực lượng từ bên ngoài, cơ quan quân sự dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng và chính quyền địa phương là trung tâm hiệp đồng, chỉ huy thống nhất các lực lượng vũ trang trên địa bàn tiến hành bao vây, ngăn chặn, tiêu diệt lực lượng vũ trang phản động, dập tắt bạo loạn trong nội địa; bảo vệ các mục tiêu trọng yếu của địa phương; kịp thời khắc phục hậu quả, nhanh chóng ổn định tình hình.
Những điều ít biết về hoạt động phục vụ chiến đấu trong chiến tranh (phần 1)
Cùng với các hoạt động tác chiến, việc tổ chức cho toàn dân đánh giặc thời kỳ đầu và xuyên suốt cuộc chiến tranh còn bao gồm các hoạt động phục vụ và bảo đảm chiến đấu.
Phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc
Về phương thức vận hành nền quốc phòng toàn dân gắn với đấu tranh phi vũ trang, có thể thấy hoạt động chiến đấu vũ trang là hoạt động đặc trưng khi đất nước xảy ra chiến tranh, song để hoạt động này đạt hiệu quả ngay thời kỳ đầu chiến tranh thì những tiền đề thiết yếu phải được chuẩn bị đầy đủ qua phương thức vận hành nền quốc phòng toàn dân từ thời bình. Phương thức vận hành hoạt động vũ trang bao gồm hoạt động tác chiến và hoạt động phục vụ, bảo đảm chiến đấu.
Đấu tranh phi vũ trang trong thời kỳ đầu chiến tranh
Nhìn tổng thể, xây dựng phương thức vận hành nền quốc phòng toàn dân đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đầu chiến tranh thể hiện ở sự chuyển hóa sang phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc một cách thuận lợi. Khi có nguy cơ chiến tranh và thực tế bước vào thời kỳ đầu chiến tranh, nhất thiết phải nắm vững nguyên tắc chiến lược cơ bản về kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh vũ trang và phi vũ trang.
Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ đầu chiến tranh (Phần 3 và hết)
Nội dung huấn luyện cần tập trung nâng cao khả năng tác chiến của cấp tiểu đoàn, trung đoàn, các loại hình chiến dịch quy mô nhỏ, các hình thức chiến thuật đánh địch tiến công giữ vững trận địa phòng ngự, phòng thủ, các chiến dịch phản công, tiến công đánh địch đổ bộ đường không, tiến công đường bộ.
Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ đầu chiến tranh (Phần 2)
Để tăng cường sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang, cần nghiên cứu biên chế thêm đối với cấp binh đoàn của quân khu các đơn vị hỏa lực pháo binh, vũ khí chống tăng, hỏa lực phòng không, tác chiến điện tử, công binh, thông tin,... Sau khi động viên, các đơn vị nhanh chóng hoàn chỉnh tổ chức, biên chế, trang bị, đưa nhanh vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu và có thể chiến đấu được ngay.
Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ đầu chiến tranh (Phần 1)
Từ lý luận và thực tiễn về thời kỳ đầu chiến tranh, có thể thấy nâng cao sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang là một trong những vấn đề nòng cốt của việc xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân.
Phân tích tiềm lực của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam (phần 3 và hết)
Cấu trúc của tiềm lực khoa học - công nghệ bao hàm hai phương diện cơ bản là: Khoa học và công nghệ, có sự gắn kết chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể.
Phân tích tiềm lực của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam (phần 2)
Xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần của nền quốc phòng ở nước ta hướng tới đáp ứng đòi hỏi của thời kỳ đầu chiến tranh cần được tiến hành ở cả hai phương diện cơ bản có sự gắn kết chặt chẽ với nhau: Phương diện chính trị và phương diện tinh thần.
Phân tích tiềm lực của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam (phần 1)
Theo Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, quốc phòng là công cuộc giữ nước của một quốc gia, gồm tổng thể các hoạt động đối nội và đối ngoại của nhà nước và nhân dân để phòng thủ đất nước, tạo nên sức mạnh toàn diện, cân đối, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, nhằm giữ vững hòa bình, đẩy lùi, ngăn chặn các hoạt động gây chiến tranh và sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược của kẻ thù dưới mọi hình thức, quy mô. Quốc phòng là hoạt động của cả nước, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt, được kết hợp chặt chẽ với an ninh để bảo vệ chế độ, đồng thời kết hợp chặt chẽ với kinh tế - xã hội để gắn kết giữa bảo vệ và xây dựng đất nước.