Lần đầu được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh (Phần 3 và hết)

Đinh Thảo
Nhà văn Vũ Ngọc Phan và Nhà thơ Hằng Phương có những vinh hạnh được sớm gặp, làm một số việc dưới sự chỉ bảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ những ngày đầu Cách mạng tháng Tám năm 1945. Nhà thơ Hằng Phương (Lê Hằng Phương – Đường Hằng Phương Nữ sỹ) được gặp Người vào Tết Nguyên Đán năm 1946 đã được Nhà văn Vũ Ngọc Phan ghi lại trong quyển Hồi ký Những năm tháng ấy, xin trích dẫn nguyên văn như sau:
phan-boi-hoang-huu-nam-1688714735.png
Nhà Cách mạng kiên trung Phan Bôi – Hoàng Hữu Nam
phan-dien-1688714651.png
Phan Diễn - Người Cộng Sản chân chính

Tháng 01/1946, Hoàng Hữu Nam được Mặt trận Việt Minh tỉnh Quảng Nam giới thiệu ra ứng cử và trúng vào Quốc hội khóa đầu tiên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tháng 3/1946, Chính phủ Liên hiệp kháng chiến được thành lập. Cụ Huỳnh Thúc Kháng người Quảng Nam giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Hoàng Hữu Nam được cử làm Thứ trưởng Bộ Nội vụ. Năm 1946 ông được giao thêm nhiệm vụ Trưởng ban Liên kiểm Việt Pháp. Trong thời gian này ông đã tham gia nhiều quyết định quan trọng của Trung ương để bảo vệ chính quyền còn non trẻ trước tình hình phức tạp lúc bấy giờ. Ngày 13/8/1946 Hoàng Hữu Nam được cử làm Đặc phái viên Quân ủy hội. Ngày 24/9/1946 ông là Chính trị viên Quân đội Tiếp phòng Việt Nam có Tổng chỉ huy là Lê Thiết Hùng). Ngày 7/11/1946 ông được cử làm Trưởng đoàn Việt Nam trong Ủy ban Binh bị Việt - Pháp để thi hành bản Tạm ước Việt - Pháp ngày 14 tháng 9 năm 1946. Hoàng Hữu Nam vừa là Thứ trưởng Bộ Nội vụ lại là Chánh Văn phòng Chủ Tịch Nước ở Bắc bộ phủ, Hà Nội.

Trong thời gian ngắn trước Toàn quốc kháng chiến 12/1946, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã viết hơn 70 thư nay đã giải mật gửi trực tiếp cho một người tên là Nam. Phần lớn đều ghi “Tuyệt Mật / Tối Mật”,… Có nhiều lá thư Hồ Chủ Tịch ghi bên dưới “Đọc xong đốt ngay”, có thể vì công việc vẫn làm tiếp nên đã được Cơ quan Bảo Mật giữ lại. Nhiều thư có nội dung: “Chú – tức Hoàng Hữu Nam – phân công cho Chinh (Trường Chinh), Đồng (Phạm văn Đồng), Giáp (Võ Nguyên Giáp), Ninh (Trần Đăng Ninh),… chính là Hoàng Hữu Nam – Phan Bôi. Giữa Bác Hồ với Phan Bôi – Hoàng Hữu Nam có mối quan hệ đặc biệt, xét trên các góc độ từ lãnh tụ cho đến quan hệ con người. Nếu tính từ ngày Bác viết Thư số 1 cho đến Thư số 69 làm tròn thì 3 tháng 17 ngày, trung bình mỗi tháng có đến 20 thư. Số lượng thư, chỉ thị của Bác gửi Phan Bôi – Hoàng Hữu Nam còn nhiều hơn nhưng đã bị đốt theo lệnh của Bác, có phần lại chưa từng được giải mật.

Ngày nay những lá thư này được bảo quản như những kỷ vật quan trọng của Cách Mạng Việt Nam tại Cục Lưu trữ Quốc gia.

Thứ trưởng Bộ Công An Lê Giản là đồng đội với Hoàng Hữu Nam đã nhận xét:

- “Nhân vật số 2 sau Bác chính là Phan Bôi - Hoàng Hữu Nam”.

Cụ Hùynh Thúc Kháng đã nói chuyện với cán bộ và nhân dân tỉnh Quảng Nam rằng:

- “Tôi làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nhưng chỉ bàn đường lối chung, công tác lớn, còn mọi việc đều do anh Hòang Hữu Nam đảm trách giải quyết. Thanh niên bây giờ giỏi lắm, đó là lực lượng đáng tin cậy của Nhà nước cách mạng”.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi nhớ về Người Đồng chí thân thiết của mình, đã viết:

“Anh Phan Bôi – Hòang Hữu Nam đối với tôi là bạn đồng học và bạn đấu tranh cách mạng ngay từ thời niên thiếu tại trường Quốc học Huế,… Anh Hòang Hữu Nam là một cán bộ tốt của Đảng, có tinh thần hết lòng phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, lại có tài năng, gần gũi với bạn bè, đòan kết với đồng chí. Anh Hoàng Hữu Nam- người bạn ruột thịt của tôi, có phẩm chất Đảng, đồng thời có tài năng, có kiến thức, có óc tổ chức mọi mặt”.

Bộ trưởng Tài chính Lê Văn Hiến ghi lại trong Nhật ký một Bộ trưởng:

“Nam – một nhân tài xuất sắc, hứa hẹn rất nhiều cho xứ sở”.

Hoàng Tùng nhận định: “Một Tài năng tầm cỡ của Cách mạng nước ta”.

Vũ Đình Hòe nói: “Phan Bôi - Hoàng Hữu Nam: Tài ba, cương trực, sáng suốt, hoà nhã, người nối hai bờ Dân chủ - Cộng sản, một gương sáng chí công vô tư”.

Cù Huy Cận: “Một nhà cách mạng kiên cường, mẫu mực”.

Khi tài năng, đức độ đang độ phát triển sâu sắc, ngày 24 tháng 4 năm1947, trên đường công tác, Nhà Cách mạng Kiệt xuất có Tài đức kinh bang, tế thế Phan Bôi – Hoàng Hữu Nam nghỉ lại rồi xuống tắm tại sông Lô, Tuyên Quang không may bị một dòng xoáy mạnh cuốn đi. Người thư ký nhảy xuống cứu cũng bị cuốn theo, người bảo vệ bơi theo cũng không cứu được. Ông ra đi khi mới 36 tuổi, an táng tại Tuyên Quang. Khi Chính phủ Cách mạng về tiếp quản giải phóng Thủ đô Hà Nội đã cải táng mộ ông về Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.

Phan Bôi – Hoàng Hữu Nam được truy tặng Huân chương Kháng chiến Hạng Nhất.

Ngày 30/4/1947 Hội đồng Chính phủ đã làm Lễ Tưởng niệm Phan Bôi - Hoàng Hữu Nam và cụ Huỳnh Thúc Kháng đã từ trần ngày 21/4/1947. Nhật ký của Bộ trưởng Lê Văn Hiến ghi lại: “Hội đồng hôm nay có hai tin buồn: Cái chết của cụ Huỳnh và Nam. Cụ (tức Bác Hồ) nói qua lịch sử chiến đấu của hai chiến sĩ trong Chính phủ sau khi tất cả đều mặc niệm một phút. Mọi người đều cảm động trước cái chết đau thương của hai người trong lúc quốc dân đang cần nhân tài để đảm đương việc nước. Cụ Chủ tịch nói với một giọng rất đau đớn như mất một người anh và một người con vậy". Bác Hồ phát động Phong trào Phan Bôi và thành lập xưởng Phan Bôi. Giữa lúc trăm công nghìn việc Kháng chiến – Kiến quốc còn rất gian khổ, Bác Hồ vẫn luôn nghĩ và lo lắng đến gia đình Phan Bôi – Hoàng Hữu Nam. Chủ Tịch Hồ Chí Minh còn chỉ thị cho Bộ trưởng Tài chính Lê Văn Hiến cấp trợ cấp giúp vợ Hoàng Hữu Nam để chi tiêu hàng ngày.

Tháng 4/1948, nhân giỗ đầu ngày mất của Phan Bôi - Hoàng Hữu Nam, Bác Hồ đã gửi thư cho gia đình Hoàng Hữu Nam và được đăng trên Báo Cứu quốc, số 930, ngày 10-5-1948. cpv.org.vn:

“Gửi Gia đình bà Hoàng Hữu Nam,

Nhân ngày giỗ nǎm thứ nhất của chú Nam, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, tôi nhân danh tôi và thay mặt Chính phủ, kính cẩn nghiêng mình trước anh hồn chú Nam và gửi lời thân ái thǎm thím và các cháu.

Tháng 4 nǎm 1948

HỒ CHÍ MINH”

Ghi công Người Chiến sỹ Cách mạng đã hy sinh vì Độc lập – Tự do của Dân tộc Việt Nam, tại thành phố Đà Nằng có đường phố Phan Bôi tại Quận Sơn Trà và Thành phố Hồ Chí Minh có đường phố Hoàng Hữu Nam tại phường Long Thạnh Mỹ, Quận 9, nay là thành phố Thủ Đức.

Tại Việt Nam có Trường Tình báo mang tên Hoàng Hữu Nam.

Khi sinh thời, trong những lúc kể chuyện cho các con, Nhà văn Vũ Ngọc Phan – Nhà thơ Hằng Phương có nói:

“Trung tướng Lục quân Nhật Bản là Tsuchihashi Yuitsu (1891 – 1972) là Tổng Tư lệnh quân Nhật tại Đông Dương đã có quyết định rất quan trọng là ngày 12/03/1945 chỉ thị cho thống sứ Bắc Kỳ Nishimura trao trả lại (trên danh nghĩa) vùng đất Bắc hà và ngày 14/3/1945 trao trả lãnh thổ Nam Kỳ (thuộc Pháp) cho chính phủ Trần Trọng Kim thay vì Cao Miên (Campuchia).

Đức độ của Cụ Hồ lớn đến mức khi Đế quốc Nhật Bản được Thiên hoàng Hirohito tuyên bố vào ngày 15/8/1945 và được ký chính thức vào ngày 2/9/1945 kết thúc chiến tranh Thế giới thứ hai thì toàn bộ quân đội, tướng lĩnh Nhật Bản phải nộp kiếm cho Đồng minh. Tsuchihashi Yuitsu không nộp kiếm gia bảo cho Đồng minh đã xin gặp Cụ Hồ để xin giao kiếm.

Cậu Phan Bôi đã cầm về cùng với thư của Tướng Tsuchihashi Yuitsu trình Bác Hồ cất ở nhà Cha – Mẹ ở Thái Hà Ấp. Thanh kiếm dài chừng một mét, lưỡi bị mẻ một ít, còn kèm theo một thứ bột mầu trắng để lau kiếm. Thanh kiếm dựng cạnh tủ sách, khi cả nhà đi kháng chiến đã để lại tất cả cùng hơn 2,000 sách và tài liệu đã bị các cố đạo Dòng Chúa cứu thế ở Nam Đồng lấy đi mất cả. Đến năm 1954 họ chuyển gần hết vào miền Nam rồi nay không biết đi đâu”.

Kể về Cậu Phan Bôi – Hoàng Hữu Nam, các Thân tôi nói:

“ Khi còn nhỏ, ông ngoại các con là Cụ Lê Dư (Học giả có biệt hiệu là Sở Cuồng) rất giỏi về Tử Vi có xem người trong họ, nói về Cậu Bôi – Số thằng này sau chết vì sông nước. Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, cậu Bôi về thăm Cha – Mẹ có kể chuyện khi được OSS – Tình báo Mỹ là tiền thân CIA sau này chở trên một máy bay bay Dacotar bay rất thấp để tránh rada Nhật trên biển Ấn độ dương lúc biển động, máy bay chao đảo em cứ nghĩ đến Ông Lê Dư nói tưởng máy bay rơi xuống biển không thoát được. Nay thoát rồi Chị ạ! Thật không ngờ rồi Cậu Bôi lại chết ở sông Lô.” – Đến đây cả hai Thân đều lặng lẽ, ngậm ngùi. Đấy là lần duy nhất các Thân kể sau bữa cơm trưa một ngày Chủ nhật tháng 8 năm 1965, tất cả im lặng, anh Vũ Hoài Tuân dặng hắng mấy tiếng. Mấy ngày sau thấy Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam và báo Nhân Dân đưa tin Mỹ ném bom miền Bắc ngày 5/8/1965. Nhà thơ Hằng Phương viết bài thơ “Tiễn con ra trận” có đoạn:

“Con hành quân đi qua ghé lại
Mươi phút thôi, thăm hỏi mẹ cha
Để ngày mai con ra tiền tuyến
Diệt quân thù vì nước vì nhà.
Mẹ cầm tay người chiến sỹ Điên Biên,
Tuổi chưa bao nhiêu đã hai lần ra trận,"

Rồi trong bài thơ "Vui ngày kỷ niệm" có câu :

"Con lớn đi bộ đội
Pháp thua trận Điện Biên
Qua chín năm kháng chiến
Mới lại có hòa binh.
Từ núi rừng chiến thắng
Về thăm lại vườn xưa
Giặc đốt nhà cháy trụi
Trơ nền cũ nắng mưa
Rồi đến ngày chống Mỹ
Con út tuổi nên người
Mơ Đảng cho đôi cánh
Được diệt giặc trên trời.

25/12/1965"

Sau này, trong các bút tích, di cảo của Nhà văn Vũ Ngọc Phan và Nhà thơ Hằng Phương để lại còn có một quyển vở bìa xanh lá cây đã bạc mầu, nhiều chữ đã nhòe vì rơi xuống sông Lô. Trong vở, Nhà thơ Hằng Phương ghi nhiều nội dung xem Tử vi cho gia đình và mấy người bạn thân thiết. Có thể dẫn ra nội dung về người anh Vũ Hồng Côn “Nhìn con mặt đẹp sáng như Trăng Rằm mà lòng mẹ đau thắt. Số con Nhật, Nguyệt lạc hãm – Người ta ở đời không có Âm, Dương làm sao sống được. Con không chết năm lên 9 thì cũng mất năm 16”. Sau đúng như vậy, anh Vũ Hồng Côn ốm nặng năm lên 9 tuổi, đến năm 16 tuổi thì mất. Nhà thơ Lê Hằng Phương đã có bài thơ đau xé lòng nổi tiếng một thời “Hồng Côn con yêu của mẹ”, đến các chiến sỹ ngoài mặt trận chống Mỹ cũng thuộc còn đọc lại khi Nhà thơ Hằng Phương đi vào tuyến lửa những năm 1960.

Về bản thân, Nhà thơ Hằng Phương tự xem cho mình có ghi : “Bẩy ba không chết thì què. Chỉ sống đến bẩy lăm tuổi”. Năm Bà bẩy ba tuổi bị tai biến mạch máu não liệt nửa người bên phải, đến năm bẩy lăm tuổi thì mất. Thời ấy chống mê tín dị đoan rất gắt gao, một số người biết Nhà thơ Hằng Phương uyên thâm Hán học và Tử vi nên hay đến nhờ xem và bàn luận. Nhà thơ Hằng Phương thường đi bộ từ nhà 23 Lý Thái Tổ đến nhà ông bà Đỗ Xuân Hợp là Đại tá, Cục Trưởng Cục Quân y Bộ Quốc phòng trong khu tập thể quân đội có nhiều biệt thự hai tầng trước Tây xây ở số 4 Tăng Bạt Hổ, Hà Nội. Bà vợ Đại tá Quân y Đỗ Xuân Hợp có nước da trắng, búi tóc, đẹp thanh thoát rất quý phái. Bà Đỗ Xuân Hợp cũng biết về Tử Vi.

Chiến sỹ Vũ Hoài Tuân – Chuyên gia đầu tiên về Vũ khí Nguyên tử của Quân đội Nhân dân Việt Nam nhập ngũ từ năm nhỏ tuổi, trải qua nhiều trận đánh cực kỳ ác liệt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Đến năm 1979, được Đại Tướng Võ Nguyên Giáp ủy nhiệm thay mặt Đại tướng đi Đà Nẵng đã hy sinh cùng nhiều đồng chí, đồng đội trong tai nạn máy bay gần bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng.

Mấy người bạn là Tướng lĩnh Quân đội của Liệt sỹ Vũ Hoài Tuân nay đã trên 90 tuổi hay đi lễ chùa, đền, dự các Lễ Hầu Thánh bảo :

- “Tuân giờ hiển linh rồi em ạ, Nó là Vương Quan đệ Nhị Quan Giám sát đấy. Hôm rồi các anh đi Lễ thì Tuân có về gặp các anh.”

Tôi nghe chỉ biết vâng dạ bởi tình cảm sâu nặng của những người Đồng chí – Đồng đội Liệt sỹ Vũ Hoài Tuân. Trong bao nhiêu là chuyện huyền thoại cảm động của người dân Việt đã trải qua vô cùng những cuộc chiến tranh đau thương, bất khuất triền miên suốt chiều dài lịch sử Dân tộc Việt Nam đã được viết, được kể như những huyền thoại hình thành nên Non sông - Đất Nước Việt Nam!

Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 2022.


Vũ Ngọc Phương hiện là Chủ Tịch Trung ương Hội Khoa học phát triển nguồn Nhân Lực – Nhân Tài Việt Nam. Là con trai út Nhà văn Vũ Ngọc Phan và Nhà thơ Hằng Phương (Lê Hằng Phương).

Vũ Ngọc Phương