Cụ cử Nguyễn Tất Tái (1874 -1946), hay còn gọi là cụ cử Tái, là đời thứ 13 của cụ Thủy tổ họ Nguyễn Giáp Hành Thiện là cụ Nguyễn Thiện Sỹ. Cụ Nguyễn Thiện Sỹ sinh năm 1501, người đầu tiên của làng đậu Hương cống (triều Nguyễn gọi là Cử nhân) năm Nhâm Ngọ 1522 đời Lê Chiêu Tông (1516-1522). Từ đây mở ra một chương mới về truyền thống khoa bảng của làng Hành Thiện, khi đó còn mang tên ấp Hộ Xá.
Cụ Nguyễn Tất Tái sinh ra trong một gia đình nhà nho có cha là cụ Nguyễn Đức Ban, đỗ cử nhân khoa Bính Tuất (1886), triều Đồng Khánh nhưng chỉ làm Huấn Đạo huyện Văn Giang, Hưng Yên trong 3 năm rồi cáo quan về quê mở lớp dạy học và nghiên cứu Đông y. Cụ từng từ chối quan Tổng đốc Vũ Quang Nha khi có nhã ý đề nghị Từ Nha Kinh lược bổ dụng cụ giữ chức Tri huyện Tiên Du (Bắc Ninh) do quý cụ đức độ và từng chữa khỏi bệnh cho con mình. Cụ Đức Ban hành nghề thuốc cũng từ việc kế thừa nghề gia truyền của cụ lang Tài (đời thứ 10) trong dòng tộc Nguyễn Giáp Hành Thiện nêu ở trên vì là học trò của cụ. Các cụ đều rất nổi tiếng nhân đức do hành nghề làm thuốc chữa bệnh cứu người.
Cụ Nguyễn Tất Tái đỗ tú tài khoa Giáp Ngọ (1894) khi mới 20 tuổi và đỗ tú tài lần hai, khoa Đinh Dậu (1897). Đến khoa thi năm Quý Mão (1903) triều Thành Thái cụ đỗ cử nhân, do đó ở quê nhà thường gọi cụ là "cụ cử kép".
Nguyễn Tất Tái vừa là học trò lại vừa là cháu gọi cụ Nguyễn Ngọc Liên, Tiến sĩ, Tri phủ Nam Sách, Hải Dương là chú ruột. Cụ cũng là cậu ruột của cố Tổng Bí thư Trường Chinh (cụ là anh trai của thân mẫu ông Trường Chinh, cụ Nguyễn Thị Từ).
Sau khi đỗ cử nhân, cụ Nguyễn Tất Tái không ra làm quan mà ở nhà nghiên cứu sách thuốc và học nghề Đông y từ cha truyền cho. Việc tinh thông chữ Hán cùng với việc có điêu kiện học hỏi từ những người thây tài năng là cụ nghè Nguyên Ngọc Liên chú ruột), và cụ Nguyễn Đức Ban - Huấn Ban (cha đẻ) đã giúp cụ có điều kiện tìm hiểu sâu hơn các nguyên lý chữa bệnh theo y học cổ truyền, hiểu cặn kẽ nguyên nhân gây bệnh từ những hiểu biết về triết học phương Đông, về mối liên hệ hài hòa giữa con người với thiên nhiên... Vì vậy cụ nổi tiếng về "tinh mạch", phát hiện sớm được bệnh đang ở mức độ nào, là "hàn" hay "nhiệt", là "thực" hay "hư", trong "lục phủ, ngũ tạng" bộ phận nào có vấn đề, gốc bệnh thực sự ở đâu...
Tài năng chẩn mạch, bắt bệnh, chữa bệnh, đặc biệt là chữa được các bệnh nan y của cụ đã sớm được truyền tụng và cụ trở nên nổi tiếng không chi trong tinh Nam Định mà lan truyền khắp cả
Bắc Kỳ (Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nam và Hà Nôi ). Nhiền bệnh nhân đã kí thác tính mệnh vào tav cụ… Người ta thường gọi cụ là “ông Thánh coi mạch". Cụ coi mạch tinh tưởng một cách khác thường, đường như chưa có một vị lương y nào tinh mạch bằng cụ trong những thập ký đó. Trong dân gian còn truyền lại những câu chuyện về tài chữa bệnh của cụ, có nhiều trường hợp, bệnh nhân lâm bệnh nặng chữa khắp nơi không khỏi, đến cụ chữa thì đều khỏi bệnh.
Cụ Cử Tái sớm trở thành một thầy thuốc danh tiếng trong vùng.
Được truyền nghề từ cha mình, cụ cử Tái lại tiếp tục truyền nghề cho các con trai của mình là ông Nguyễn Tư Tề (trưởng Nam) và ông Nguyễn Tư Phấn, (con trai thứ ba). Ông Nguyễn Tư Tề theo nghề làm thuốc của cha rồi đi chữa bệnh ở vùng Nam Trung Bộ (Khánh Hòà) và Bắc Giang. Các con ông đều học theo cha, có lòng yêu nước. Năm 1930, ông Nguyễn Tư Tề đã giúp đỡ những người cộng sản Việt Nam, dùng ngôi nhà riêng của mình ở số nhà 16 phố Cầu Gỗ, Hà Nội làm nơi để đảng viên Đảng Cộng sản Trần Phú và Nguyễn Thế Rục gặp gỡ bí mật mỗi tuần vài lần để cùng bàn thảo, cho ra đời "Luận cương Chính trị" của Đảng bất chấp mọi nguy hiểm. Cửa hàng bán đồ mây tre đan của vợ ông là bà Đặng Thị Khiêm ở số nhà 102 phố Hàng Gai là nơi chiến sĩ cộng sản Nguyễn Thể Rục ở và sinh hoạt cũng như gặp gỡ anh em, đồng chí, chỉ đạo phong trào cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương trong cao trào vận động dân chủ năm 1936-1939. Nguyễn Thế Rục đã mất tại đây và đám tang của ông Nguyễn Thế Rục, được coi là một cuộc biểu dương lực lượng của những người cộng sản và những người yêu nước cũng được tổ chức tại đây. Hiện nay ngôi nhà của ông bà Nguyễn Tư Tề - Đặng Thị Khiêm được công nhận và gắn biển: Di tích cách mạng.
Người con trai thứ 3 của cụ Nguyễn Tất Tái là Nguyễn Tư Phấn (hiệu Chu Sỹ) cũng được cụ cử Tái truyền nghề thầy thuốc Đông y. Khác với cha mình, do thích giao du, ông Chu Sỹ nổi tiếng khắp cả nước do hành nghề tại nhiều địa phương, thậm chí sang cả Phnompenh (Campuchia). Cũng như cha, anh mình, ông Nguyễn Từ Phấn, tức Chu Sỹ dù không tham gia cách mạng, nhưng là cơ sở nuôi giấu cán bộ cách mạng. Bà Đinh Thị Vân, nữ điệp báo viên Anh hùng Lực lượng Vũ trang cho biết, năm 1955 gia đình ông Chu Sỹ Khi ở Hải Phòng đã giúp bà điều trị cho đồng chí trong đường dây hoạt động bí mật của bà trước khi vào Nam làm nhiệm vụ.
Từ năm 1962 cho đến đầu 1980 của thế kỷ trước, thầy thuốc Chu Sỹ đã được các lãnh tụ của nước nhà như Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng Lê Duần, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trường Chinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Bí thư Trung ương Đảng Song Hào... tin tưởng mời ông chữa bệnh. Việc này hoàn toàn do uy tín, rồi do tiếng lành đồn xa nên được Ban Bảo vệ sức khoe cán bộ Trung ương thâm định, đứng ra mời Danh y Nguyễn Tư Phấn (Chu Sỹ) - theo Giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Trương Việt Bình, nguyên Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Trung ương cho biết: "Thầy thuốc Chu Sỹ là một trong hai danh y của nước ta có khả năng bắt được mạch Thái Tố ở thế kỷ XX. Tức là có khả năng tiên lượng rõ người bệnh sẽ mất khoảng thời gian nào, thậm chí là ngày, giờ nào hoặc liệu có cứu được nữa không?".
Tài năng này, có lẽ là ông đã học được từ cụ cử Tái - cha của mình, rồi tiếp tục phát triển y lý bài bản hơn nữa những bí truyền mà thân phụ mình đã từng nổi tiếng, được dân gọi là "ông Thánh coi mạch" chỉ bảo.
Cụ Nguyễn Tất Tái không chỉ truyền nghề cho các con trai cụ mà còn truyền nghề cho cả người em con chú ruột là cụ Nguyễn Như Lệ (con Tiến sĩ Đệ tam giáp Nguyễn Ngọc Liên) do cụ Ngọc Liên nhờ cháu ruột truyền nghề cho vì biết con trai cụ từ nhỏ sức khoẻ không tốt. Cụ Như Lệ sau này trở thành Phó Chủ tịch Trung ương Hội Đông y Việt Nam. Cụ Như Lệ tiếp tục truyền nghề gia truyền này cho con trai mình là bác sĩ đông y Nguyễn Nhược Kim.
Sau này ông Nhược Kim trở thành GS, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân, Chủ nhiệm Khoa Y học cổ truyền Đại học Y khoa Hà Nội. Ông cũng từng được tín nhiệm bầu giữ chức Phó Chủ tịch Trung ương Hội Đông Y học Việt Nam...
Tài liệu tham khảo:
- Tài liệu biên soạn của cụ Đặng Xuân Viện và Nguyễn Văn Bốn: Tiểu sử các vị tiền bối tài đức họ Nguyễn và các họ làng Hành Thiện thời Hán học (dựa theo Tộc phả Hành Thiện viết bằng chữ Hán được biên soạn lại vào năm 1933 thành chứ Việt).
- Đặng Xuân Viện (1974) - Hành Thiện Xã chí - xuất bản tại Sài Gòn.
- Đặng Hữu Thụ (1991) - Làng Hành Thiện và các nhà nho Hành Thiện Triều Nguyễn - Tái bản tại Paris, Pháp.
- PGS, TSKH Nguyễn Bích Đạt (2022) - Hành Thiện quê ta một trời để nhớ - NXB Hội Nhà Văn; HN.