Trường Chinh - Nhân vật kiệt xuất với 3 lần được bầu làm Tổng Bí thư Đảng

Đồng chí Trường Chinh là một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một chiến sỹ cộng sản kiên cường, một nhân cách lớn, nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng và cách mạng Việt Nam, luôn xuất hiện như một ngọn cờ ở những bước ngoặt của cách mạng Việt Nam.
truong-chinh-3-1731403919.JPEG
Trường Chinh - Nhân vật kiệt xuất với 3 lần được bầu làm Tổng Bí thư Đảng

Trường Chinh (9/2/1907 - 30/9/1988), tên thật là Đặng Xuân Khu, bút danh làm thơ là Sóng Hông. Quê ông ở làng Hành Thiện, xã Xuân Hông, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.

Ông sinh ra trong một gia đình trí thức phong kiến nhưng có tinh thần yêu nước, ghét sự thống trị của thực dân Pháp và triều đình phong kiến. Làng quê ông có truyền thống văn hóa và cách mạng, luôn đề cao việc học hành và đạo lý làm người. Cha ông là cụ Đặng Xuân Viện (1880 - 1958), đã từng viết bài cho nhiều tờ báo lớn ở Hà Nội như: Nam Phong, Trung Bắc Tân Văn, Ngọ Báo... Ông là cháu nội của cụ Đặng Xuân Bảng, đỗ Tiến sĩ Tam giáp đệ nhất danh năm 1856. Ngôi nhà của gia đình ông là nơi có tủ sách Hy Long được đánh giá là lớn nhất vùng với rất nhiều sách do cụ Đặng Xuân Bảng sưu tầm, gom góp từ nhiều nguồn, nên ngay từ nhỏ, Đặng Xuân Khu đã làm quen với Tứ thư, Ngũ kinh, thơ Đường và được đào tạo bài bản về văn hóa và lịch sử theo truyền thống Nho học. Khi lớn lên, ông bắt đầu tiếp xúc với Tây học. Vào năm 1923, ông theo học Trường Thành Chung (cao đẳng, tiểu học, trong hệ thống giáo dục Pháp - Việt) tại Nam Định. Tại đây ông được tiếp thu những tư tưởng dân chủ, tư sản mới mẻ từ các tác phẩm của các triết gia phương Tây như Jean-Jacque Rousseau, Montesquieu...

Năm 1925, Đặng Xuân Khu tham gia hoạt động đòi thực dân Pháp ân xá cho chí sĩ Phan Bội Châu. Năm 1926, ông tham gia lãnh đạo cuộc bãi khóa của học sinh các trường Nam Định để truy điệu cụ Phan Chu Trinh. Vì vậy ông bị đuổi học. Năm 1927, ông lên Hà Nội theo học tại Trường Cao đắng Thương mại và gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Năm 1929, ông tham gia cuộc vận động thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng ở Bắc Kỳ và trở thành một trong những đảng viên đầu tiên của Đảng. Năm 1930, ông được chi định vào Ban Tuyên truyền Cổ động Trung ương của Đảng Cộng sản Đông Dương. Cũng cùng năm đó, ông bị thực dân Pháp bắt, kết án 12 năm tù. Ông bị giam ở Huế, ở Hỏa Lò (Hà Nội) và nhà ngục Sơn La. Đến cuối năm 1936, nhờ thắng lợi của Mặt trận bình dân Pháp, ông được trả tự do, và tham gia tích cực vào các hoạt động đòi tự do dân chủ do Đảng phát động. Thời gian này ông hoạt động nửa hợp pháp ở Hà Nội.

Thời kỳ vận động dân chủ năm 1936 - 1939, Đặng Xuân Khu là Xứ Ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ cùng Hoàng Văn Thụ và Hoàng Quốc Việt, đại biểu của Đảng Cộng sản Đông Dương trong Ủy ban Mặt trận Dân chủ Bắc Kỳ. Cuối năm 1939, Chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ, ông chuyển vào hoạt động bí mật.

Năm 1940, ông được cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, là chủ bút tờ báo Giải phóng.

Tại Hội nghị Trung ương 7 họp tại làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh từ ngày 6 đến ngày 9/11/1940, Đặng Xuân Khu được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và được cử làm Quyền Tổng Bí thư (TBT) Đảng thay TBT Nguyễn Văn Cừ bị địch bắt giam.

Tháng 5 năm 1941, tại Hội nghị Trung ương 8 họp tại Cao Bằng, ông được bầy làm Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Đông Dương, kiêm Trưởng ban tuyên huấn Trung ương, kiêm Chủ bút báo Cờ giải phóng và Tạp chí Cộng sản, Trưởng ban Công vận Trung ương. Trên số đầu tiên của tờ Cờ Giải Phóng (Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Đông Dương) ra ngày 10/10/1942 bắt dầu xuất hiện bút danh Trường Chinh. Từ tháng 8/1942 đến tháng 9/1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh đi Trung Quốc và bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, đồng chí Hoàng Văn Thụ bị địch bắt và xử bắn, đồng chí Hoàng Quốc Việt được cử đi công tác nước ngoài. Trách nhiệm to lớn của Đảng và cách mạng gần như đặt lên vai một mình Tổng Bí thư Trường Chinh.

Năm 1943, ông bị Pháp kết án tử hình vắng mặt.

Tháng 3 năm 1945, với tư cách là Tổng Bí thư của Đảng, ông triệu tập và chủ trì Hội nghị Thường vụ Trung ương (Tổ chức tại chùa Đồng Ky, Từ Sơn, Bắc Ninh) ra Chi thị nổi tiếng "Nhật Pháp băn nhau và hành động của chúng ta", xác định thời cơ Tông khởi nghĩa gianh chính quyên. Tại Hội nghị toàn quôc của Đảng do ông chủ trì, ông được cử phụ trách Ủy ban khởi nghĩa Toàn quốc và là người có đóng góp đặc biệt xuất sắc vào thành công của Cách mạng tháng Tám vĩ đại.

Năm 1951, tại Đại hội Đảng lân thứ II, Đảng Cộng sản Đông Dương được đổi tên thành Đảng Lao động Việt Nam và ông tiêp tục giữ chức Tổng Bí thư Đảng cho đến năm 1956.

Năm 1958, ông làm Phó Thủ tướng Chính phủ, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước.

Năm 1960, tại Đại hội III của Đảng, ông được tái cử vào Ban Chấp hành Trung ương và ủy viên Bộ Chính trị phụ trách công tác Quốc hội và công tác tư tưởng của Đảng. Ông là đại biểu Quốc hội các khóa: khóa II (1960-1964), khóa III (1964-1971), khóa IV (1971-1975), khóa V (1975-1976), khóa VI (1976-1981) và khóa VII (1981-1987).

Từ khóa II đến khóa VI, ông làm Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 

Từ năm 1981 đến năm 1988 ông là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Tháng 7/1986, tại Hội nghị đặc biệt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, ông được bầu lại làm Tổng Bí thư khi đã ở tuổi 79.

Ngoài ra, ông còn giữ chức Giám đốc Trường Đảng cạo cấp Nguyễn Ái Quốc (1961-1966), Trường Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng, Trường ban Lý luận Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Dự thảo Hiến pháp Quốc hội (1976), trưởng ban Soạn thảo Cương lĩnh của Đảng (tháng 12/1986 - 8/1988).

Ông mất ngày 30/9/1988 tại Hà Nội khi đang tham gia Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng. 

Nói đến tư tường lý luận kiệt xuất và hoạt động thực tiễn quý báu của Trường Chinh, phải nhắc đến sự xuất hiện đúng lúc của ông với tư cách Tổng Bí thư Đảng trong những bước ngoặt quan trọng của Lịch sử Cách mạng nước nhà.

Với ông, đó không chi là quá trình lãnh đạo cách mạng trong cà một giai đoạn lịch sử đặc biệt từ 1939-1945, ông cùng Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra quyết định kịp thời chuyển hướng chiến lược đấu tranh Cách mạng, phù hợp với bối cảnh lịch sử, tình hình thực tế của đất nước và nhanh nhạy nắm bắt thời cơ trong Cách mạng tháng Tám để đi đến thành công.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 9 năm từ 1946-1954, quan điểm của Đảng về cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ đã được Tổng Bí thự Trường Chinh giải thích và phát triển trong tác phẩm "Kháng chiến nhất định thắng lợi"… Những chủ trương, đường lối đúng đắn đó, cùng với việc phát huy cao độ tinh thân đoàn kêt dân tộc, những kinh nghiệm được đúc kết từ thực tiễn sinh động của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đã đưa cuộc kháng chiến của toàn dân, toàn quân ta đi đến thắng lợi, ghi dấu ấn đậm nét trong lịch sử của dân tộc cũng như nhân dân yêu chuộng hòa bình và tự do trên toàn thế giới. Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận định: "Bác Hồ là linh hồn của cuộc kháng chiến chống Pháp, nhưng đề ra đường lối cụ thể, chỉ đạo cụ thể về lý luận với cuốn Kháng chiến nhất định thắng lợi, là do anh Trường Chinh".

Cống hiến của ông đối với đất nước, không chỉ góp phần quan trọng cùng toàn dân giành thắng lợi vĩ đại trong Cách mạng tháng Tám cũng như trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, mang lại hòa bình cho đất nước với cương vị Tổng Bí thư, người lãnh đạo cao nhất của Đảng, mà sau này, ở tuổi tám mươi, khi đất nước đang đứng bên bờ vực của cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng, một lần nữa, ông lại được bầu giữ chức Tổng Bí thư, là người đứng đầu khởi xướng công cuộc Đổi mới về tư duy, bắt đầu từ tư duy kinh tế. Là một người yêu nước chân chính, một nhà cách mạng kiên cường, luôn phấn đấu không mệt mỏi đúng với tinh thần của người cộng sản bằng chính những năng lực, đóng góp trí tuệ kiệt xuất của mình, ông thực sự trở thành tấm gương tiên phong, là vị kiến trúc sư trưởng trong công cuộc Đổi mới đất nước. Ông nhận định: "Đổi mới là yêu cầu tất yếu khách quan của cuộc sống, là đòi hỏi bức thiết của đất nước và thời đại". Ông chính là vị kiến trúc sư vĩ đại của sự nghiệp Đổi mới 1986.

Trong quá trình hoạt động và lãnh đạo Cách mạng của mình, ông cũng từng cùng tập thể Bộ Chính trị mắc sai lầm trong Cải cách ruộng đất từ năm 1953, và đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Bộ Chính trị nhận khuyết điểm trước Đảng và nhân dân. Với trách nhiệm là Tổng Bí thư Đảng được Bộ Chính trị phân công làm Trưởng ban chỉ đạo Cải cách ruộng đất Trung ương, dù những mặt thành công của nó là không thể phủ nhận nhưng có sai lầm mang tính tập thể trong chỉ đạo. Nhiều cán bộ cao cấp của Đảng và ông Trường Chinh (với tư cách là Tổng Bí thư) đã dũng cảm, chủ động xin từ chức và nhận trách nhiệm chính trị về mình. Việc làm đó của ông đã thể hiện bản lĩnh chính trị và đạo đức của người cộng sản chân chính. 

Sự kiên trung và một lòng một dạ với lý tưởng của Đảng, ông đã là tấm gương cổ vũ mọi người tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin vào chính mình, vào sự phần đấu, cống hiến của bản thân.

Ông là một trong những nhà lãnh đạo kiên trung của cách mạng Việt Nam có nhiều cống hiến to lớn về phương diện lý luận cách mạng.

Ngay trong thời gian ở tù những năm 1930-1936, ông luôn kiên trì học hỏi và bồi dưỡng tri thức cách mạng cho các đồng chí, bạn tù... Ông thường viết tài liệu bí mật với bút danh là "Cây xoan". Trong phong trào Mặt trận bình dân ông đã phụ trách các tờ báo tiếng Pháp như Le Travail, Rassemblement, En Avant và báo Tin tức. Ông cùng với Võ Nguyên Giáp viết cuốn "Vấn đề dân cày" ký tên là Qua Ninh và Võ Nguyên Giáp ký tên là Vân Đình. Đây là cuốn sách khảo cứu quan trọng làm nền tảng cho những quyết định có tính chiến lược trong cuộc vận động cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của Đảng.

Ông là tác giả của nhiều tác phẩm và văn kiện nồi tiếng: Đề cương văn hóa Việt Nam (1943); Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta (tháng 3/1945), Cách mạng tháng Tám (1946), Kháng chiến nhất định thắng lợi (1947), Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam (1948), Bàn về cách mạng Việt Nam (1951) ...

Các bài viết của ông sau này được tập hợp trong bộ sách gồm 2 tập: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam, do Nhà xuất bản Sự thật xuất bản năm 1975.

Một điều đặc biệt, không thể không nhắc đến khi nói đến lĩnh vực văn hóa văn nghệ. Trường Chinh gần như là một tổng công trình sư giữ vai trò thiết kế cương lĩnh của Đảng và đường lối văn hóá Việt Nam ngay từ những ngày đầu cách mạng.

Cống hiến đặc biệt quan trọng ở lĩnh vực này của ông là bản "Đề cương văn hóa Việt Nam" được viết năm 1943. Trong bổi cảnh những năm đầu thế kỷ XX, khi mà nhiều hệ tư tưởng cùng diễn ra, cùng chung sống và đấu tranh với nhau hết sức quyết liệt, thì tư tưởng của ông, xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước, tinh thần nhân bản, ý thức cộng đồng của một dân tộc phương Đông, kết hợp và tiếp thu những giá trị văn hóa mới sẽ là đòn bây đưa quá trình hiện đại hóa văn hóá Việt Nam đi nhanh hơn, tiếp cận với thế giới, nhất là thế giới văn minh, hiện đại trong bối cảnh nước nhà vẫn còn là một nước nghèo nàn, lạc hậu và đang bị đô hộ. Những tư tưởng của ông Trường Chinh về văn hóa Việt Nam đã trở thành cương lĩnh văn hóa của Đảng ta trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Không chỉ là một nhà lãnh đạo chính trị, tư tưởng, ông còn là một nhà báo lớn, nhà thơ, nhà văn hóa xuất sắc. Nhà báo Hồng Chương (1921-1989), nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam từng nhận xét: "Nếu Bác Hồ là người cha của báo chí cách mạng Việt Nam, thì đồng chí Trường Chinh là người anh cả trong làng báo cách mạng nước ta. Đồng chí Trường Chinh cũng là nhà báo có một không hai trong lịch sử báo chí thế giới khi liên tục chủ trì, tổ chức hàng chục tờ báo để "dùng bút làm đòn chuyển xoay chế độ". Trường Chinh, một nhà báo sắc sảo nhưng rất khiêm tốn và giản dị. Ngay từ khi vào Đảng, ông Trường Chinh đã lấy bí danh là Kỳ, sau đó lại có thêm bí danh là Quyết, Toàn, Duyệt rồi Thận. Trong tác phẩm "Vấn đề dân cày" viết chung với Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh đã lấy bút danh là Qua Ninh...

Trên số đầu tiên của tờ Cờ Giải Phóng (Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Đông Dương) ra ngày 10/10/1942 bắt đầu xuất hiện bút danh Trường Chinh. Lúc đó ông là Tổng Bí thư của Đảng, đương nhiên cũng là linh hồn của tờ báo, đồng thời là người lãnh đạo và tổ chức tờ báo có định hướng và tiêu chí phục vụ chính trị rõ ràng.

Những bài báo ký tên Trường Chinh hay Tân Trào trên tờ Cờ Giải Phóng ý tứ sắc bén, văn phong đanh thép, bổ cục khúc chiết, chữ dùng rất chuẩn xác, rất chắc và khỏe. Nhờ đọc Cờ Giải Phóng bạn đọc thấy rõ sức mạnh của phong trào, càng tin tưởng hơn ở Đảng ta, hướng về cách mạng.

Khi tiếp xúc với các nhà báo, ông luôn luôn nhắc nhở phương châm viết báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Viết cho ai? Viết để làm gì. Nhân cách, tác phong làm việc, đức tính khiêm tốn và giản dị của đồng chí Trường Chinh là một tấm gương để các thế hệ những người cầm bút noi theo.

Là một nhà cách mạng, nhà báo, Trường Chinh còn là nhà thơ. Những bài thơ với bút danh Sóng Hồng, ông sáng tác từ 1927 đến 1973 được tập hợp tuyển lựa in trong hai tập thơ "Sóng Hồng" tập 1 (1966), tập 2 (1974), tái bản năm 1983 có bổ sung thêm luôn thể hiện rõ một tinh thần chủ đạo: Nhà thơ cũng là người chiến sĩ chiến đấu bằng ngòi bút: "Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ" (ý thơ Sóng Hồng).

Trường Chinh là một nhà lãnh đạo chính trị kiệt xuất, một nhà văn hóa lớn và nhà báo nổi tiếng của nước nhà trong thế kỷ XX. Ông cũng là một tấm gương sáng ngời của người chiến sĩ Cách mạng, một nhà lãnh đạo cộng sản với nhiều cống hiến cho Cách mạng. Đảng ta và dân tộc ta đã tôn vinh đồng chí là người học trò xuất sắc, người cộng sự đắc lực và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ông từng tham gia soạn thảo Hiến pháp qua các thời kỳ. Khi làm cố vấn Ban Chấp hành Trung ương (sau 1986), ông là Phó Trưởng ban soạn thảo Cương lĩnh và chiến lược kinh tế kiêm Trưởng Tiểu ban soạn thảo cương lĩnh của Đảng. Mặc dù qua đời năm 1988 nhưng "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội" thông qua tại đại hội VII vẫn có dấu ấn đóng góp của ông.

Ngày 1/8/1987, ông đã được trao Huân chương Sao Vàng, Huân chương cao quý nhất của Đảng và Nhà nước ta. Ông cũng có vinh dự được nhận nhiều Huân chương cao quý của bạn bè Quốc tế tặng.

Tại Nam Định hiện có Trường Đảng của Đảng bộ tỉnh Nam Định mang tên Trường Chinh. Tại huyện lỵ Xuân Trường có tượng đài Trường Chinh rất lớn. Tại xã Xuân Hồng, hiện có Nhà Lưu niệm Cố Tổng Bí thư Trường Chinh tại ngay chính tư gia của ông và thân phụ ông. Ngôi nhà nằm trên mảng đất có diện tích khoảng 530m2. Tại đây hiện có các công trình Nhà Lưu niệm (Nhà thờ), Nhà khách, Nhà dưới và một ao cá nhỏ với nhiều cây lâu năm xanh mát. Nhà Lưu niệm được công nhận là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia từ năm 1994.

Tên của ông được đặt cho các đường phố ở Hà Nội (nối đường Đại La với đường Láng). Thành phố Hồ Chí Minh (nối đường Cách mạng tháng Tám với đường Xuyên Á). Nam Định (một trong những con đường lớn nhất TP. Nam Định, quê hương ông). Đà Nẵng (nối đường Tôn Đức Thắng với Quốc lộ 1). Hải Phòng (nối đường Lê Duẩn với đường Cầu Niệm). TP. Đồng Hới, Quảng Bình (nối đường F325 với đường Hữu Nghị). TP. Huế (nối đường Tôn Đức Thắng với đường Hoàng Quốc Việt). Tuy Hoà, Phú Yên (nối đường Trần Phú với đường Lý Thường Kiệt). TP. Vinh, Nghệ An (nối đường Lệ Ninh và đường Trần Hưng Đạo). TP. Pleiku, Gia Lai (nối từ ngã 3 Phù Đổng đi núi Hàm Rồng). TP. Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn, nối đường Phùng Chí Kiên với đường Nguyễn Thị Minh Khai). Đồng Nai: Đường ra cảng Phước An ở huyện Nhơn Trạch...

Tên ông cũng được đặt cho nhiều trường học ở Nam Định, Gia Lai, Thành phố Hồ Chí Minh... và tại xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường - quê hương ông.

Tài liệu tham khảo:

- Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (1981). NXB Sự thật - HN.

- Trường Chinh, tiểu sử (2007). NXB Chính trị Quốc gia - HN.

- Trường Chinh, một nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của Cách mạng Việt Nam (2002). Hồi ký. NXB Chính trị Quốc gia - HN.

Đồng chí Trường Chinh, nhà lãnh đạo kiệt xuất của Cách mạng Việt Nam (2007). Do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tập hợp). NXB Lý luận chính trị, HN.

- Đồng chí Trường Chinh (2007). (Tiếng Việt và Tiếng Anh). NXB Thông tấn, HN.

Nhà báo Nguyễn Quốc Phong