1. Nhận thức đúng, đầy đủ về hành vi tham nhũng, tiêu cực
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng phòng, chống tham ô, tham nhũng trong Đảng, Nhà nước. Người cho rằng đó là “những căn bệnh nguy hiểm”, “là giặc nội xâm”, không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, mà còn làm suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; làm suy yếu bộ máy của Đảng, Nhà nước; gây mất lòng tin của quần chúng nhân dân.
Nhận diện đúng về “Tham nhũng”, “Tiêu cực”, Tham nhũng (tham ô, nhũng nhiễu) là hiện tượng xã hội xấu xa mà thời nào, chế độ nào, quốc gia nào cũng có; đó là "khuyết tật bẩm sinh" của quyền lực.
Theo Công ước của LHQ về chống Tham nhũng năm 2003: “Tham nhũng là sự lợi dụng quyền lực của nhà nuớc để trục lợi riêng".
Luật PCTN năm 2018 của Việt Nam: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi".
Về bản chất, nói một cách nôm na, dễ hiểu như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy thì tham nhũng là hành vi "ăn cắp của công làm của tư".
Ở Việt Nam, cùng với những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước, tham nhũng, tiêu cực vẫn diễn biến phức tạp, là một trong những nguy cơ đe dọa vai trò lãnh đạo của Đảng, sự tồn vong của chế độ.
So với “tham nhũng”, “tiêu cực” có nghĩa rộng hơn, do đó, phải xác định phạm vi của tiêu cực mà chúng ta cần tập trung phòng, chống là những hành vi có liên quan đến tham nhũng, đó là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống - cái “gốc” của tham nhũng, đó là sự suy thoái về “tư tưởng chính trị”, “đạo đức, lối sống”, nhất là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống có mối quan hệ gắn bó mật thiết, chặt chẽ với nhau; nguyên nhân cơ bản, trực tiếp của Tham nhũng là do suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; Tiêu cực là môi trường làm nảy sinh tham nhũng; tham nhũng tác động trở lại làm trầm trọng hơn tình trạng. Do đó, phòng, chống tiêu cực, mà trọng tâm là phòng, chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, tức là trị tận “gốc” của tham nhũng.
Sự lãnh đạo của Đảng trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là “một cuộc đấu tranh gay go giữa cái tốt và cái xấu, cái cũ và cái mới, giữa đạo đức cách mạng là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư và kẻ địch là tệ tham ô, lãng phí, quan liêu”, phải được tiến hành thường xuyên, kiên quyết, bền bỉ, nhằm mục đích xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Bước vào thời kỳ đổi mới, trước tình trạng tham nhũng, tiêu cực ngày càng bộc lộ rõ nét, diễn biến phức tạp, Đảng ta đã nhiều lần chỉ rõ: Tham nhũng, "làm giảm lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của các cơ quan Nhà nước" (ĐH VI); "đe dọa sự ổn định, phát triển của đất nước" (ĐH XI); "là thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước" (ĐH XIII).
Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII, tham nhũng được Đảng ta nhận diện là một trong bốn nguy cơ đối với Đảng và CMVN, đến ĐH IX đã trở thành “một nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta" và đến nay "vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ" (ĐH XIII).
Sau hơn 35 năm đổi mới, nhận rõ đây là "một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong công tác XD, CĐĐ, xây dựng, củng cố HTCT trong sạch, vững mạnh, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc".
Mở rộng phạm vi đấu tranh, Đấu tranh không chỉ trong khu vực Nhà nước mà còn mở rộng ra cả khu vực ngoài NN. Đặc biệt không chỉ phòng, chống TNLP mà còn gắn PCTN với phòng, chống TC, trọng tâm là phòng, chống sự suy thoái về TTCT, ĐĐ, LS của CB,ĐV
Về tư tưởng, phương châm chỉ đạo xuyên suốt là kiên quyết, kiên trì, liên tục, bền bỉ, không nghỉ, không ngừng; chủ động, tích cực phòng ngừa, đấu tranh PCTNTC, trong đó phòng là chính, là cơ bản, lâu dài, chống là quan trọng, cấp bách; nhân văn, nhân ái, nhân tình.
Về phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác PCTNTC không ngừng đổi mới cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.
HNTW 5 khóa XI đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN trực thuộc BCT do TBT làm Trưởng ban chỉ đạo. Năm 2021: BCĐTW về PCTNTC do đồng chí Tổng bí thư làm Trưởng ban chỉ đạo.
HNTW 5 khóa XIII quyết định thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh, thành phố và nhanh chóng đi vào hoạt động, đạt được những kết quả bước đầu.
Thực tiễn phong phú và sinh động của cách mạng Việt Nam 93 năm qua từ khi có sự lãnh đạo của Đảng đã khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng có ý nghĩa quyết định đối với mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Yêu cầu nhiệm vụ cách mạng đặt ra phải thường xuyên quan tâm xây dựng, chỉnh đốn Đảng để bảo đảm giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ rất quan trọng của Đảng và Nhà nước ta.
Thời gian qua, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã được Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, trực tiếp và thường xuyên là Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, bài bản, ngày càng đi vào chiều sâu, có bước chuyển biến mạnh mẽ, đạt nhiều kết quả cụ thể, rất quan trọng, toàn diện, tạo hiệu ứng tích cực, lan toả mạnh mẽ trong toàn xã hội, và thực sự “đã trở thành phong trào, xu thế không thể đảo ngược”, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, ghi nhận, được bạn bè quốc tế đánh giá cao.
Từ lý luận và thực tiễn về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam; khẳng định đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là “một việc làm cần thiết, tất yếu, một xu thế không thể đảo ngược” nhưng cũng là nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp, “không thể chỉ làm một lần là xong; ngược lại, phải làm rất kiên quyết, kiên trì, bền bỉ; làm thường xuyên, liên tục; làm đi làm lại nhiều lần như đánh răng, rửa mặt hằng ngày”; đòi hỏi “phải có quyết tâm rất lớn, thống nhất rất cao, biện pháp thực hiện quyết liệt, khả thi, chỉ đạo chặt chẽ với một phương pháp tư duy đúng đắn, tỉnh táo, bình tĩnh, không cực đoan, không để các thế lực xấu lợi dụng, xuyên tạc, kích động, phá hoại”. Từ đó đề ra các nhiệm vụ, giải pháp hướng tới mục tiêu “không thể”, “không dám”, “không muốn”, “không cần” tham nhũng, tiêu cực.
Vấn đề căn cơ trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là phòng ngừa từ xa, từ sớm mà trọng tâm là xây dựng, chỉnh đốn Đảng và đặc biệt là phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, tức là trị tận gốc tham nhũng, tiêu cực. Với thông điệp chính là “Vấn đề căn cơ trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là phòng ngừa từ xa, từ sớm, mà trọng tâm là xây dựng, chỉnh đốn Đảng và đặc biệt là phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên để trị tận gốc tham nhũng, tiêu cực”.
2. Hoạt động của báo chí, dư luận xã hội trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực
1) Giá trị thông tin trong các sự kiện, sự liên quan, hữu ích và gây được quan tâm là những định hướng khái quát để thẩm định giá trị thông tin của bất kỳ sự kiện, vấn đề hay nhân vật nào. Cùng với những tiêu chí rõ ràng đó, nhà báo còn tìm kiếm những yếu tố đặc trưng hơn tiềm tàng trong mỗi câu chuyện. Quan trọng nhất là những yếu tố sau:
Tác động – Đây là một cách khác để đo mức độ liên quan và hữu ích. Có bao nhiêu người bị ảnh hưởng bởi một sự kiện hay một ý tưởng? Nó ảnh hưởng đến họ nghiêm trọng như thế nào?
Xung đột – Đây là một đề tài muôn thuở trong mọi câu chuyện, dù được thuật lại bởi báo chí, văn chương hay kịch nghệ. Những cuộc đấu tranh giữa người với người, giữa các quốc gia hay với sức mạnh thiên nhiên đều lôi cuốn người ta đọc. Xung đột chính là một yếu tố cơ bản của đời sống, các nhà báo phải tỉnh táo trước cám dỗ muốn làm cho câu chuyện tăng thêm kịch tính hoặc đơn giản hóa thái quá.
Mới lạ – Đây là một yếu tố khác phổ biến cả trong báo chí lẫn các loại hình khác. Con người hay sự kiện có thể gây được hấp dẫn và do đó có giá trị thông tin chỉ vì yếu tố đặc biệt hay kỳ quái.
Danh tiếng – Tên tuổi tạo nên tin tức. Tên tuổi càng lớn chừng nào thì bài báo càng quan trọng chừng đó. Những người dân thường luôn bị kích thích tò mò bởi việc làm của những người giàu có và nổi tiếng.
Gần gũi – Thông thường, người ta thích thú và quan tâm đến những gì diễn ra gần nơi họ ở. Khi họ đọc hay nghe một tin trong nước hay tin thế giới, họ thường muốn biết nó có liên can gì đến cộng đồng của chính họ.
Cấp thời – Tin đòi hỏi phải mới. Nếu tin thích đáng và hữu ích, nó hẳn phải đúng lúc. Ví dụ như khi viết về một vấn đề mà hội đồng thành phố phải đối mặt trước khi nó được quyết định thì sẽ có ích hơn là sau đấy. Những bài báo kịp thời cho người ta cơ hội được tham dự vào các vụ việc chung hơn là chỉ làm một khán giả.
2) Vai trò của báo chí trong đời sống xã hội
Thông tin là chức năng cơ bản, chức năng khởi nguồn của báo chí. Báo chí ra đời là để đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu thông tin giao tiếp của con người và xã hội. Xã hội càng phát triển, con người càng văn minh thì nhu cầu thông tin giao tiếp càng cao, càng đa dạng phong phú. Quá trình đáp ứng nhu cầu này làm cho báo chí phát triển nhanh chóng. Một số yêu cầu của chức năng thông tin.
Chức năng tư tưởng là chức năng xuyên suốt, thể hiện tính mục đích của báo chí. Với chức năng này, theo quan điểm của Đảng ta, báo chí là công cụ, phương tiện quan trọng dùng để truyền bá hệ tư tưởng của Đảng, giáo dục lý luận Mác – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và làm cho hệ tư tưởng - lý luận này trở thành chủ đạo, chiếm ưu thế trong đời sống tinh thần, tư tưởng của đâng đảo nhân dân. Báo chí là một binh chủng xung kích, đi đầu trong công tác tư tưởng của Đảng.
Chức năng khai sáng – giải trí được hiểu rằng, hệ thống giá trị văn hóa được tồn tai và phát triển trong quá trình giao lưu và truyền tải từ người này sang người khác, từ cộng đồng này sang cộng đồng khác và từ thế hệ này đến thế hệ khác. Báo chí là kênh quan trọng cung cấp thông tin, kiến thức, giáo dục, giao lưu, truyền tải, tiếp biến văn hóa có hiệu quả nhất.
Chức năng quản lý, giám sát và phản biện xã hội của báo chí thể hiện ở chỗ, báo chí duy trì và phát triển mối liên hệ chặt chẽ giữa chủ thể và khách thể quản lý thông qua việc duy trì và phát triển dòng thông tin hai chiều, bảo đảm cho các quyết định quản lý được thông suốt và thực thi,...Giám sát có thể được hiểu là “theo dõi, kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy định không”. Điều đó có nghĩa là, giám sát bao gồm hai quá trình, theo dõi và kiểm tra. Giám sát có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo đảm cho hoạt động được thực hiện đúng mục đích và đạt hiệu quả tốt nhất trong điều kiện có thể, theo mục tiêu, chương trình, kế hoạch đã đề ra.
Chức năng kinh tế - dịch vụ. Vấn đề kinh tế và dịch vụ xã hội của báo chí, truyền thông hiện nay.
3) Một số chú ý từ thực tiễn hoạt động báo chí thời gian qua, thời gian qua, báo chí Việt Nam một số vấn đề chú ý:
Thứ nhất, thông tin sai trái, lệch lạc về quan điểm chính trị, tư tưởng, thông tin chống đối nhà nước CHXHCNVN. Dạng sai phạm này có thể làm cho người đọc phân tâm, hoài nghi về sự lãnh đạo của đảng, sự điều hành của nhà nước, rất dễ bị các thế lực cơ hội, thù địch trong và ngoài nước lợi dụng, xuyên tạc để chống phá chế độ ta, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống chính trị, an toàn xã hội và sự phát triển đất nước.
Thứ hai, thiếu thận trọng, thiếu trách nhiệm khi thông tin các vấn đề phức tạp, nhạy cảm, gây bức xúc dư luận (các vụ bạo loạn chính trị; tranh chấp, xung đột biên giới, hải đảo với các nước khác; vấn đề về tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyền; các vụ án lớn đang trong quá trình điều tra; các động thái có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, ngoại thương, chứng khoán, quản lý giá cả…).
Thứ ba, thông tin xâm phạm đời tư cá nhân; thông tin thiếu chính xác, sai sự thật. bịa đặt còn xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân. Nạn nhân không chỉ là dân thường, mà còn là cán bộ cấp cao.
Thứ tư, thông tin sai tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động. Do áp lực câu “view” để thu hút quảng cáo, nhiều tờ báo đăng tải thông tin “sex, sến, shock” trái với tôn chỉ, mục đích, ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức, lối sống của giới trẻ. Nhiều tờ báo đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truất giấy phép hoạt động.
Thứ năm, báo chí đưa thông tin khá đậm về hành động tội ác và mặt trái xã hội. Đăng tải đậm đặc tin, bài, ảnh về tình dục, tranh, ảnh khỏa thân hòng câu khách, thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu tầm thường của một bộ phận độc giả. Khai thác quá nhiều tin, bài mê tín dị đoan, những hiện tượng kỳ bí. Tiếp nhận dạng thông tin này, không ít người trở thành mê tín dị đoan, sùng bái bói toán và thầy ngoại cảm “rởm”, tìm đến những hành động dị biệt, tiêu cực.
4) Vấn đề đặt ra cho các nhà báo hiện nay:
Thứ nhất, nhà báo cần thu hút sự hợp tác và cùng tham gia của công chúng. Trong môi trường truyền thông mới, quy trình truyền thông đơn nhất đã thay đổi, ranh giới giữa nhà báo và công chúng dần bị xóa nhòa, công chúng ngày càng chủ động và tích cực hơn, khiến chủ thể của truyền thông được chuyển từ sự “lũng đoạn độc quyền” của phóng viên chuyên nghiệp thành phóng viên và công chúng cùng chia sẻ, mô hình truyền thông được chuyển từ (đơn nhất) một chiều sang truyền thông tương tác (đa chiều). Sự nhất thể hóa giữa người truyền thông và công chúng đã trở thành nét đặc trưng chủ yếu của mô hình truyền thông mới trong kỷ nguyên truyền thông hội tụ.
Thứ hai, nhà báo cần biết tổng hợp và chắt lọc thông tin. Trong môi trường truyền thông hội tụ, sự đa dạng hóa của các loại hình truyền thông đã đem lại cho con người nguồn thông tin đa dạng và phong phú, tuy nhiên sự hỗn tạp và thiếu trật tự của thông tin đã khiến công chúng gặp không ít khó khăn trong việc lựa chọn những thông tin hữu ích, thậm chí là bị “quấy rối” trước tình trạng “bùng nổ thông tin”.
Thứ ba, nhanh nhưng phải chính xác. Trong kỷ nguyên truyền thông hội tụ, mặc dù cách thức truyền thông luôn được đổi mới, nhưng “nội dung là số một” vẫn là yếu tố then chốt để các hãng truyền thông cạnh tranh với nhau và yêu cầu về chất lượng nội dung cũng cao hơn. Sự hội tụ về mặt công nghệ đã khiến tốc độ truyền phát thông tin tăng lên nhanh chóng, nhưng chất lượng nội dung không cao và xem nhẹ tính khách quan của báo chí; tin, bài thiếu chiều sâu, hiện tượng đồng nhất hóa (giống nhau) khá nghiêm trọng.
Thứ tư, nhà báo cần có tư duy đa phương tiện. nhà báo cần phải có “tư duy mobile” khi tác nghiệp.
3. Mạng xã hội tại Việt Nam và đánh giá tác động:
1) Thực trạng
Việt Nam có 70 triệu người dùng mạng xã hội, tương đương 71,0% tổng dân số; trong đó có 64,4 triệu người trong độ tuổi từ 18 tuổi trở lên, chiếm 89% tổng dân số từ 18 tuổi trở lên của cả nước. Thêm vào đó, có 89,8% người dùng Internet tại Việt Nam (không phân biệt độ tuổi) đã có sử dụng ít nhất một mạng xã hội.[1] Một số nền tảng mạng xã hội được sử dụng nhiều tại Việt Nam như: Facebook, Youtube, Zalo, TikTok, Facebook Messenger, Instagram,…
Đến tháng 01/2023, Việt Nam có khoảng 77,93 triệu người dùng internet, tương ứng với 79,1% dân số cả nước, tăng thêm 5,3 triệu người (+7.3%) so với đầu năm 2022. Trung bình, mỗi người dùng tại Việt Nam dành khoảng 6 giờ 23 phút trực tuyến trên Internet, trong đó 55,4% thời gian sử dụng Internet thông qua thiết bị di động.
Những con số trên cho thấy tỉ lệ rất cao người dân Việt Nam sử dụng Internet và mạng xã hội. Đây là cơ hội để hội nhập sâu rộng vào không gian mạng toàn cầu, từ đó tiếp cận với những cơ hội phát triển mới cho đất nước và con người Việt Nam, nhất là công cuộc chuyển đổi số quốc gia của Việt Nam. Tuy nhiên, song song với những cơ hội cũng đặt ra không ít thách thức.
2) Ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội tại Việt Nam
Bên cạnh những lợi ích của không gian mạng nói chung và mạng xã hội nói riêng, đã xuất hiện một số nguy cơ liên quan đến mạng xã hội, thách thức công tác thông tin, tuyên truyền, bảo vệ an ninh tư tưởng và đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, cụ thể như sau:
Thứ nhất, mạng xã hội đang bị các thế lực thù địch, phản động lợi dụng triệt để nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta. Nhiều lực lượng thù địch, phản động đã lập ra các trang web, các kênh trên nền tảng mạng xã hội trực tuyến như Facebook, Instagram, Youtube... tuyên truyền sai sự thật, xúi giục, kích động hằn thù, gây chia rẽ nội bộ trong nước; kêu gọi người dân trong nước đi theo họ và tiến hành các hành vi gây rối, làm mất trật tự trị an; thậm chí còn kết nối, tập hợp lực lượng qua mạng xã hội nhằm chuẩn bị cho các cuộc bạo loạn, lật đổ, chống đối Đảng, Nhà nước ta.
Thứ hai, mạng xã hội đang là không gian thực hiện các chiến lược thông tin, tuyên truyền về nhiều luồng tư tưởng, hệ giá trị khác nhau, gây ra sự dao động, hoài nghi trong cộng đồng cư dân mạng đối với hệ tư tưởng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Mạng xã hội đã trở thành một không gian mới cho cuộc sống của con người, và Internet đã trở thành phương tiện truyền thông chủ đạo để nuôi dưỡng thói quen đọc, cách suy nghĩ và lối sống của đông đảo cư dân mạng. Tuy nhiên Trên mạng xã hội hiện nay có không ít những hiện tượng như: tạo và lan truyền một số tin đồn trực tuyến với mục đích xấu, xuyên tạc sự thật, cắt ghép hình ảnh, video, tin tức làm sai bối cảnh... hoặc một số người lợi dụng quyền tự do ngôn luận, sử dụng lời nói cực đoan, kích động để cường điệu hóa một số sự kiện, hiện tượng xã hội vì mục đích cá nhân, hoặc truyền bá các loại văn hóa phẩm đồi trụy, thô tục, thông tin sai lệch và tài liệu nghe nhìn có hại, tổ chức đánh bạc, môi giới mại dâm, phát tán ảnh đồi trụy, hình ảnh riêng tư để làm nhục người khác…
Thứ ba, Việc các đối tượng sử dụng các mạng xã hội để tán phát các thông tin, tài liệu sai sự thật ít nhiều làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, tuyên truyền kích động quần chúng, phá hoại tư tưởng, phá hoại nội bộ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kích động biểu tình, phá rối an ninh. Điều này gây ra những thách thức to lớn cho việc kiểm soát hoạt động của mạng xã hội và từ đó gây ra những nguy cơ về an ninh tư tưởng, những thách thức đối với công tác thông tin, tuyên truyền nói chung và cuộc đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, phản động nói riêng.
3) Khuyến nghị một số biện pháp quản lý, thúc đẩy sử dụng mạng xã hội có trách nhiệm tại Việt Nam
Một là, quán triệt và tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thông tin, tuyên truyền và an ninh tư tưởng nói riêng và an ninh quốc gia nói chung. Thời gian gần đây, nhiều nghị quyết, chỉ thị, văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành, như: Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 25/7/2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng; Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 25/7/2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược an ninh mạng quốc gia; Luật An toàn thông tin mạng năm 2015; Luật An ninh mạng năm 2018; Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 18/10/2019 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới; Nghị quyết số 51-NQ/TW, ngày 5/9/2019, của Bộ Chính trị, về “Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia” .
Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã xác định: "Bảo đảm an toàn, an ninh mạng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia; nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, xây dựng chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số, công dân số trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030".
Hai là, xây dựng “văn hóa mạng” và “văn hóa số” và chủ động, tích cực tuyên tryền bằng các biện pháp thích hợp tới nhân dân. Chủ động, tích cực tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, làm cho nhân dân thấy rõ tính hai mặt của mạng xã hội, nhất là mặt tiêu cực, tác động do âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá, tránh tình trạng vô tình tiếp tay cho các hoạt động chống phá và các hành vi tiêu cực, phản cảm, thiếu văn hóa trên mạng xã hội. Đồng thời tăng cường sự giám sát, phát hiện thông tin sai phạm từ cộng đồng.
Khuyến khích thành lập và xây dựng những tài khoản trên mạng xã hội có sự đầu tư thích đáng từ Nhà nước để tạo thành những kênh truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cho chính người sử dụng mạng xã hội. Trong hoạt động này, cần đặc biệt chú ý tranh thủ “những người dẫn dắt dư luận chủ chốt trên không gian mạng (key opinion leaders)” để chủ động định hướng hành vi sử dụng mạng xã hội của cộng đồng mạng theo hướng tích cực, có trách nhiệm.
Ba là, theo dõi giám sát, phát hiện, cảnh báo sớm các thông tin trên mạng, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội; triển khai nhiều giải pháp đấu tranh về pháp lý, kinh tế, kỹ thuật nhằm buộc các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới (Facebook, Google) tuân thủ pháp luật Việt Nam, kiểm soát, hạn chế, ngăn chặn, gỡ bỏ kịp thời thông tin giả, xấu, độc hại, phản cảm trên mạng xã hội; thông tin xuyên tạc chủ trương, đường lối và phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thông tin lừa đảo, đánh bạc, quảng cáo không đúng sự thật, thông tin gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân; thông tin độc hại đối với trẻ em.
Bốn là, triển khai đồng bộ và nhất quán công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kỹ năng bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho người dân; cung cấp kịp thời các thông tin chính thống để người dân biết, cùng phản biện tin giả, thông tin vi phạm pháp luật trên không gian mạng./.