Trong cả 5 đợt tác chiến thời kỳ đầu toàn quốc kháng chiến ở mặt trận Thủ đô, quân và dân Hà Nội đã vận dụng nhiều hình thức tác chiến với tinh thần cách mạng tiến công chứ không hề thụ động. Ngoài các hình thức tác chiến phòng ngự còn có hình thức tác chiến tiến công tập kích địch. Riêng tác chiến phòng ngự cũng rất đa dạng phòng ngự bảo vệ mục tiêu, phòng ngự đường phố, phòng ngự khu vực, phòng ngu chốt chặn (điểm tựa)...
Tác chiến tiến công được thực hiện ngay từ khi nổ súng mở màn toàn quốc kháng chiến tại Thủ đô Hà Nội. Một trong những trận đánh mở màn là trận tập kích địch ở Trường Bưởi ngày 19 tháng 12 năm 1946. Trường Bưởi vốn là một trường trung học bảo hộ thời Pháp thuộc (nay là Trường phổ thông trung học Chu Văn An). Sau khi ký Hiệp định Sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946, ta buộc phải để cho 250 tên Pháp đóng ở đây.
Trường có một dãy ba ngôi nhà ba tầng kiên cố, phía bắc giáp với Hồ Tây, phía nam có sân rộng và tường cao giáp đường Thủ khoa Huân (nay là đường Thụy Khuê). Cổng trường ở góc đông nam, mở ra đường Thụy Khuê cách Phú toàn quyền Pháp khoảng 500m. Tại cổng có một vọng gác của quân Pháp. Để tiêu diệt lực lượng địch ở trong trường, ta sử dụng Tiểu đoàn 145 và một bộ phận tự vệ. Quân số của Tiểu đoàn có 214 người, nhưng phải điều một bộ phận đánh địch ở vị trí khác, nên lực lượng thực tế chỉ còn hơn một đại đội.
Theo kế hoạch, ta tiến công hướng chủ yếu từ phía Thủ khoa Huân đánh vào cổng chính, còn hướng thứ yếu từ giữa phố Thủ khoa Huân ra Hồ Tây thì dùng thuyền quặt vào đánh từ phía bắc xuống sau trường. Tại hướng chính ta ném lựu đạn, bắn súng giết được hai lính gác rồi xông vào sân. Tại hướng thứ yếu, ta cũng đổ bộ bất ngờ vào sau trường. Nhưng hai toán ở cách xa, không liên lạc được với nhau.
Tất cả địch lên gác hai, gác ba, ném lựu đạn và bắn xuống. Không lường trước được tình huống này nên ta không chuẩn bị phương án dùng thang dây leo lên mái nhà để đánh xuống. Do vậy, ta không thể tiến lên được, và cũng không thể thực hiện kế hoạch đốt kho đạn, kho xăng của địch vì chúng đã chuyển đi nơi khác. Ta bắn lên gác, tìm bom để cho nổ nhưng không thấy, nên chỉ đánh giằng co với địch khoảng một giờ đồng hồ rồi rút.
Trận tập kích địch tại Viện Pástơ cũng diễn ra trong ngày 19 tháng 12 năm 1946. Viện Pástơ (nay là Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) là một dinh thự ba tầng kiên cố, dài khoảng trên 100m, nằm trong một khuôn viên rộng ngoảnh mặt về phía bắc, Phía trước có sân và hàng rào thanh bê tông, nối liền với đường Yétsin và vườn hoa Pástơ. Phía nam có nhiều nhà phụ nối liền với khu vực chợ Lê Quý Đôn. Phía tây là đường Lò Đúc. Sau khi Tạm ước ngày 14 tháng 9 năm 1946 được ký kết, Chính phủ ta giao quyền quản lý Viện Pátstơ cho người Pháp.
Quân viễn chinh đã đua hai tiểu đội được trang bị đầy đủ súng trường, tiểu liên, một trung liên và một đại liên đóng ở đây. Viện Pátstơ trở thành trung tâm điều khiển, nắm tin tức và tiếp tế cho các ổ chiến đấu C lập của địch trên địa bàn Liên khu 2 của ta. Trong kế hoạch tác chiến, Liên khu 2 sử dụng hai trung đội của Đại đội 1 và một tiểu đội quyết tử thuộc Tiểu đoàn 212 để tập kích tiêu diệt dịch. Ta chọn hướng tiến công chủ yếu từ vườn hoa Pástơ và hướng thứ yếu từ phía tây vào.
Sau lệnh chiến đấu chung của thành phố, bộ đội ta bắt đầu triển khai lực lượng. Nhưng yếu tố bất ngờ không còn. Địch triển khai lực lượng theo hàng rào phía bắc ngôi nhà dùng đại liên, trung liên và tiểu liên bắn vào đội hình ta tiến vào tù hướng vườn hoa Pástơ. Như vậy, ca ở hướng bắc vào hướng tây, ta bị chặn lại hàng giờ không tiến được. Tuy nhiên trên hướng tây, ta phát hiện một miệng cống ngầm dẫn vào khu sân của dinh thự.
Lập tức, quân ta theo cống ngầm thâm nhập bên trong, đồng loạt ném lựu đạn đánh địch. Địch bị diệt nhiều tên, số ít chạy thoát sang khu vực Nhà thương Đồn Thủy. Quân ta làm chủ Viện Pátstơ, thu một số chiến lợi phẩm rồi rút. Sáng 20, địch đưa quân chiếm lại. Đến đêm, ta tập kích lần thứ hai. Lần này, địch co lên gác cố thủ, ta không lên được nên phải rút Đêm 21, ta tập kích lần thứ ba, nhưng địch lại lên gác, ta không đánh được. Đây là trận duy nhất ở Hà Nội mà bộ đội ta đã lợi dụng được cống ngầm để đánh địch.