tiến công chiến lược
Thời điểm kết thúc phòng thủ trong thời kỳ đầu chiến tranh
Tác chiến phòng thủ chiến lược thời kỳ đầu chiến tranh có thể kết thúc trong trường hợp thuận lợi hoặc trường hợp không thuận lợi, và trong từng trường hợp cần có cách xử lý phù hợp. Trường hợp thuận lợi xuất hiện khi lực lượng địch trên các hướng tiến công chiến lược bị thương vong tổn thất lớn và cơ bản đã bị chặn lại, tốc độ tiến công chậm, suy yếu.
Phương pháp phòng thủ biên giới cho các lực lượng vũ trang (Phần 2 và hết)
Trong giai đoạn địch tiến hành đưa cụm lực lượng Thế đội I chiến lược vào tiến công trên bộ, lực lượng chủ yếu của địch bao gồm cả lực lượng tiến công đường bộ, đổ bộ đường biển, cùng với lực lượng phía trước nhanh chóng phát triển tiến công, thọc sâu, vu hồi bằng các cụm cơ giới, kết hợp với đổ bộ đường không chiến dịch, chiến lược đánh chiếm các khu vực phòng thủ chủ yếu của các quân khu, từng hướng chiến lược và khu vực phòng thủ chiến lược trọng yếu của đất nước.
Phương pháp phòng thủ biên giới cho các lực lượng vũ trang (Phần 1)
Trong giai đoạn tiến công vượt biên giới, đổ bộ đường biển, đổ bộ đường không, địch có thể cùng lúc hoặc lần lượt mở cuộc tiến công trên nhiều hướng.
Tác chiến đánh địch theo hướng đường bộ và đường không
Trong giai đoạn thực hành tiến công hỏa lực đường không, địch cơ động, triển khai cụm lực lượng tiến công trên hướng biển, triển khai các cụm lực lượng Thê đội I tiến công trên bộ, thiết lập các căn cứ hỏa lực, căn cứ hậu cần - kỹ thuật ở một số nước trong khu vực hoặc gần biên giới của ta để chuẩn bị tiến công.
Bản chất của thời kỳ đầu chiến tranh (Phần 2 và hết)
Đối với Việt Nam, do vị thế địa - chiến lược đặc biệt mà từ xa xưa trong lịch sử đến ngày nay đã phải thường xuyên đối phó với những kẻ thù xâm lược mạnh. Để tiến hành chiến tranh chống xâm lược trong điều kiện ấy, không có phương cách nào ưu việt hơn là dựa hẳn vào dân, tìm sức mạnh từ dân và huy động chiến tranh toàn dân giải phóng và bảo vệ đất nước.
Bản chất của thời kỳ đầu chiến tranh (Phần 1)
Chiến tranh, về bản chất, là kế tục chính trị bằng thủ đoạn bạo lực vũ trang mang tính nhà nước. Song nhìn nhận với tư cách là một hiện tượng đời sống xã hội - lịch sử thì từ khi có sự xuất hiện của chiến tranh đến nay, một trong những vấn đề có tính quy luật phổ biến của nó là thường phân chia thành nhiều thời kỳ, giai đoạn, mỗi thời kỳ, giai đoạn lại có vị trí, vai trò riêng đối với tiến trình và kết cục của toàn bộ cuộc chiến tranh. Đặc biệt, thời kỳ bắt đầu bước vào cuộc chiến tranh cũng như tiến hành các hoạt động đấu tranh vũ trang đầu tiên trong chiến tranh là vấn đề đã từ lâu thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà hoạt động nghiên cứu lý luận và lịch sử quân sự và quan điểm chính trị chính thống của các nhà nước.