Nguyễn Huy Tự với “Hoa tiên” trong cảm hứng nhân văn và văn mạch dân tộc

Huyền Văn
Hoa tiên trong sự phát triển của cả một dòng truyện thơ từ bình dân sang bác học quả đã ghi được một dấu ấn quan trọng trên hành trình tinh thần và khát vọng hạnh phúc của con người.

Thế kỷ XVIII là thế kỷ tiếp tục sự suy thoái và đi tới khủng hoảng sâu sắc của xã hội phong kiến Việt Nam. Sau những cuộc thay đổi triều đại và chiến tranh liên miên giữa các tập đoàn phong kiến Lê - Mạc, Trịnh - Nguyễn và những cuộc khởi nghĩa nông dân kéo dài hai thế kỷ dần dần chuyển sang giai đoạn “nhất thống” - không phải chỉ sự “nhất thống” của “Hoàng - Lê” theo như sách của Ngô gia văn phái, mà là nhất thống của Quang Trung, gắn với vinh quang tột đỉnh của một chiến công chống ngoại xâm. Mốc lịch sử 1789, năm Quang Trung đại phá quân Thanh, một năm trước ngày Nguyễn Huy Tự qua đời, là trùng với một niên đại lớn của lịch sử nhân loại - cuộc Đại cách mạng tư sản Pháp; nhưng tình thế đất nước và phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu, phong bế chưa thể tạo một bước ngoặt ở thời điểm đó, lịch sử vẫn cứ trở lại vòng quay cổ điển của nó, để kéo dài thêm một thế kỷ nữa với vương triều Gia Long.

Văn học thế kỷ XVIII in dấu ấn các sự kiện xã hội rộng lớn ấy trong Hoàng Lê nhất thống chí, Thượng Kinh ký sự... Nhưng nếu diện mạo xã hội ở bề mặt, bề rộng là còn mờ nhoà, thì bề sâu lại được ghi nhận với những chuyển động mới mẻ trong thơ ca. Sau Nguyễn Trãi thế kỷ XV, Nguyễn Bỉnh Khiêm thế kỷ XVI sẽ đến sự xuất hiện thật dồi dào các truyện Nôm bình dân khuyết danh thế kỷ XVII, khiến cho Chúa Trịnh Tạc, năm Cảnh Trị thứ nhất, đời Lê Huyền Tông (1663) phải ra nghiêm lệnh: “Thần liêu thông phủ thông truyền cho quân dân toàn quốc biết rằng phàm sách vở có quyển nào quan hệ đến sự giáo hoá trong đời mới được khắc in. Lâu nay những người hiếu sự hay bày đặt ra những truyện bằng Nôm, không phân biệt nên xem hay không cứ đem khắc in mà bán lấy lời. Việc đó cần phải nghiêm cấm. Từ nay về sau nhà nào có tàng trữ sách ấy hay có bản in thì phải giao cho quan xem xét và huỷ đi”. Sau thế kỷ “truyện Nôm bình dân khuyết danh” sẽ chuyển sang thế kỷ XVIII với sự xuất hiện liên tục những tác gia hữu danh, những nhà nho, nhà văn hoá, nhà thơ dân tộc, những tên tuổi sẽ đưa nền văn chương quốc âm lên một tầng cao giá trị. Đó là Đoàn Thị Điểm (1715 - 1748) với bản dịch Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn; là Nguyễn Gia Thiều (1741 - 1790), đau nỗi đau người cung nữ cũng là nỗi đau nhân loại trong Cung oán ngâm; là Nguyễn Huy Tự (1743 - 1790) trong Hoa tiên, rồi Phạm Thái (1777 - 1813) với Sơ kính tân trang, Lý Văn Phức (1785 - 1849) với Tây Sương ký, rồi áng văn Nôm trữ tình khuyết danh Phan Trần... Tất cả sự xuất hiện đó tạo một bối cảnh, một không khí thật sôi nổi, làm nên đặc trưng và xu thế chung của một thế kỷ có thể xem là rực rỡ của văn học dân tộc; và bằng bối cảnh đó, không khí đó mà dẫn tới sự xuất hiện Nguyễn Du với đỉnh cao Truyện Kiều.

nlntv-nguyen-huy-tu-1658467823.jpg
Ảnh minh họa Internet

Như vậy, thế kỷ XVIII đã đưa sự phát triển văn học dân tộc lên một tầng cao, đặc biệt là bộ phận văn học Nôm từ thơ Nôm bình dân sang thơ Nôm bác học. Tính theo thời gian sẽ thấy ở đây có một gia tốc lịch sử đáng kinh ngạc. Từ Hàn Thuyên, Trần Nhân Tông, Huyền Quang phải hai thế kỷ nữa mới có được danh nhân Nguyễn Trãi; để từ đấy nửa thế kỷ sau mới có Lê Thánh Tông; rồi một thế kỷ tiếp mới có thêm Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thế nhưng, chỉ sau Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thấy dồn dập ra đời hàng chục truyện Nôm khuyết danh, do các trí thức biên soạn, những người, tự giác hoặc không tự giác, đã biết tìm chọn con đường gần nhất để đến với công chúng rộng rãi, bằng chính tiếng nói và chữ viết dân tộc và bằng loại hình truyện thơ kể chuyện, ở thể lục bát trong buổi đầu hình thành. Rồi toàn bộ sự phát triển này đến lượt nó, lại chính là một bước chuẩn bị quan trọng và quyết định cho sự thăng hoa của văn chương dân tộc trong thế kỷ sau. Thế kỷ XVIII chứng kiến sự thăng hoa đó, trên một cái nền cao, được bồi đắp nên bởi nhiều tên tuổi các văn gia, thị gia là nhà Nho, kẻ sĩ. Và Nguyễn Huy Tự, trong số đó, có thể xem là một trong những người mở đầu hệ truyện thơ Nôm bác học, viết bằng quốc âm và theo thể lục bát dân tộc. 1826 câu lục bát của Hoa tiên tuy phỏng theo cốt truyện ca bản Đệ bát tài tử Hoa tiên ký của Trung Hoa, nhưng vẫn là hồi quang của chính đời sống dân tộc và văn học dân tộc thế kỷ XVIII; vẫn là nằm trong tiến trình vận động của lịch sử văn học dân tộc, sau hơn 5 thế kỷ tìm kiếm về ngôn ngữ và thể loại.

Nguyên tác Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự đã được Nguyễn 2 Thiện, Vũ Đãi Vấn, Cao Bá Quát nhuận sắc cùng với hàng loạt các tác phẩm viết Nôm hoặc dịch Nôm như đã được kể trên, đều là những tác phẩm được theo đuổi với tất cả tình yêu và nhiệt tâm đối với tiếng nói và chữ viết dân tộc, với tất cả niềm khao khát đưa chính tiếng nói và chữ viết đó biểu đạt đời sống tinh thần với những khát vọng Al god ord on adil vuòdo no a dalt som att pl sâu thẳm của con người, vào một thời kỳ mà các vấn đề của chiến tranh và hoà bình, của nhân sinh và thế sự, của luân lý và đạo đức... cùng nổi lên gay gắt, khẩn thiết đòi giải quyết. Tất cả những nhu cầu bức xúc của sinh hoạt xã hội và của đời sống con người gần như cùng dồn tụ, đòi được thể hiện, bộc lộ trong thơ văn. Và mặt khác, bản thân thơ văn trải qua nhiều thế kỷ cũng thôi thúc một nhu cầu tự thân biến đổi và phát triển; cả hai đều đã tìm được điểm gặp gỡ, hội tụ ở thế kỷ XVIII này. Phải có sự gặp gỡ đó mới có điều kiện tạo nên một cái nền cao, như thế kỷ XVIII; và phải có nền cao đó mới có cơ hội tiếp tục văn chương như Truyện Kiều, cùng những bài thơ nôm của Hồ Xuân Hương... Tôi muốn nói đến vai trò của thơ Nôm quốc âm với một lịch sử kéo dài nhiều thế kỷ, trong đó có những cột mốc quan trọng và những dấu ấn không thể quên, vừa là kết quả để tạo một mặt bằng mới, vừa là sự chuẩn bị trực tiếp cho những đỉnh cao, đó là mốc Hoa tiên và dấu ấn Nguyễn Huy Tự.

Một điều có vẻ ngẫu nhiên, nhưng không gây ngạc nhiên cũng , cần được nói thêm là dải đất hẹp quanh co như họa đồ, nơi chân Hồng Lĩnh và ven triền sông La này, nơi sinh Nguyễn Huy Tự, nơi có một dòng họ Nguyễn Trường Lưu, chỉ tính riêng Nguyễn Huy Tự và Nguyễn Huy Hổ, trong một khoảng thời gian rất ngắn đã đem lại cho nền thơ ca trữ tình dân tộc hai áng thơ đặc sắc: Hoa tiên và Mai đình mộng ký... Và từ mảnh đất La Sơn này nối dài về phía đông, ăn ra biển là Nghi Xuân, cũng là nơi cư ngụ của cả một dòng họ Nguyễn Tiên Điền:

Bao giờ Ngàn Hống hết cây,

Sông Rum hết nước họ này hết quan

Vẫn cũng dải đất Nghi Xuân, tiếp tục là quê sinh của một danh nhân có tài năng nhiều mặt, một trọng thần từng là tổng đốc lại từng là tổng đốc lại từng có lúc là lính trơn, một tính cách phóng khoáng hào hoa là Nguyễn Công Trứ, người có thuở hàn vi “ngày hai bữa vỗ bụng rau bình bịch, người quân tử ăn chẳng cầu no”, đến tuổi hưu - 73 còn “gót tiên chơi đủng đỉnh một đôi dì, bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng”.

Địa lý văn hoá là một môn học không mới, nhưng vẫn hứa hẹn nhiều chuyện kỳ thú mà chúng ta hôm nay có không ít chuyên gia Người Hà Tĩnh hôm nay, nhìn vào hiện tại, rồi nhìn vào những tầng sâu lịch sử thấy không lúc nào ngừng sinh sản ra các danh nhân, các văn nhân - những người tự đảm nhiệm hoặc được giao trách nhiệm biểu đạt diện mạo tinh thần và phô diễn những nhu cầu khẩn thiết của tình cảm con người trong sự tồn tại khắc nghiệt của thiên nhiên, trong dồn dập các biến thiên xã hội, mà vẫn biết cách bảo tồn và bồi đắp cho biết bao ước mơ và khát vọng của con người - những con người, dường như không một lúc nào nguội tắt đi niềm vui sống.

Hoa tiên trong sự phát triển của cả một dòng truyện thơ từ bình dân sang bác học quả đã ghi được một dấu ấn quan trọng trên hành trình tinh thần và khát vọng hạnh phúc của con người. Đó là cả một câu chuyện tình say đắm, trước hết là giữa hai người: Lương Sinh và Dao Tiên; đến lúc có thêm Ngọc Khanh để phát triển thành ba vẫn không giảm đi sự say đắm; và khi cả hai người hầu là Vân Hương - Bích Nguyệt cũng được đưa tiếp vào guồng tình duyên vẫn thấy thuận lý, thuận tình. Luân lý và đạo đức phong kiến cho phép “đa thể”; cái cảnh “chồng chung chưa dễ ai nhường cho ai” của triết lý dân gian không thấy có ở đây; bởi lẽ vấn đề câu chuyện, cốt truyện với kết cục hôn nhân, không là đối tượng quan tâm của Nguyễn Huy Tự. Cảnh đoàn viên phần cuối chỉ là sự hợp lại khuôn thức cho những gì có vẻ vượt rào, phá khung ở phần đầu. Một chuyện tình đặt vào bối cảnh xã hội có chiến tranh và tạo loạn, có luật nhà và phép nước, có lễ giáo và đạo lý... tất cả đều có các đường biên, và mọi mọi quy chuẩn rút cuộc đều được tuân thủ. Những rung động của tình cảm, những tim tuy manada năng, th ng năm 1 động tận đáy nà nhưng đều ở phía bên này các giới hạn, chưa có dấu hiệu vượt khỏi các quy phạm. Nội dung Hoa tiên, sự khởi động của Hoa tiên trên phương diện một áng thơ trữ tình là vậy; nhưng dẫu chỉ vậy nó vẫn là cái mà toàn bộ truyện thơ Nôm trước đó chưa có. Bởi tất cả các tác gia khuyết danh đều nhằm hướng tới các mục tiêu khác: đó là thế thái - nhân tình, luân lý, đạo đức, tín nghĩa, chứ chưa phải là vấn đề đời sống tình cảm và khát vọng yêu đương ở con người.

Khu vực kết tinh các giá trị nhân văn và nội dung trữ tình, hướng về con người trong tư cách cá nhân, trong các khát khao giải phóng và hưởng thụ cá nhân, trong những ham muốn tìm đến hạnh phúc riêng... quả đã từng có lúc len lỏi thành những mạch ngầm trong văn mạch dân tộc, nhưng phải đến thế kỷ XVIII mới thành một dòng chảy tuôn trào mạnh mẽ, thành một sự dồn tụ, có lúc tưởng tràn bờ tựa như thời Phục hưng thế kỷ XV - XVI ở phương Tây, khiến gây nên sự kinh sợ không chỉ cho luân lý, đạo đức, mà còn cả thiết chế chính trị phong kiến:
Đàn ông chớ kể Phan Trần/ Đàn bà chớ kể Thuý Vân, Thuý Kiều

Nhưng thật ra cái sức công phá của Truyện Kiều và Phan Trần đều đã được dự báo, hơn thế, được chuẩn bị từ chính Hoa tiên.

Giá trị văn chương cổ điển dân tộc từng được khẳng định ở chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng - nó là công cụ, là sức mạnh tinh thần để bảo vệ đất nước và giải phóng dân tộc, những lúc có ngoại xâm. Giá trị văn chương dân tộc cũng cần được biểu dương ở các giá trị nhân văn trong nhịp sống đời thường, nhằm bảo vệ và khẳng định những nhu cầu phát triển tinh thần và tình cảm của con người - vốn luôn bị thắt buộc, kìm hãm trong cả một lịch sử kéo quá dài của thiết chế chính trị và hệ ý thức phong kiến khắc nghiệt.

Cố nhiên, công cuộc giải phóng cá nhân này còn phải chịu bao bủa vây, ràng buộc và mỗi bước tiến mà nó nhích lên được còn phải trải bao gian khổ, vất vả. Số phận Hoa tiên, do ở sự khởi đầu của nó không long đong như Truyện Kiều. Nhưng dù đã cố thu xếp cho tình yêu và lễ giáo có được một “ngôi nhà chung”, có được sự chung sống hoà bình, đến cuối đời, Nguyễn Huy Tự vẫn phải nhắc nhở con cháu: “Loại sách ấy có thể di hại tính tình, mày cùng con cháu thì chớ nên, chớ nên...”.

Nhưng dù tác giả có phủ định - thật tâm hoặc vờ gượng, thì người đời, không chờ đến chúng ta, kể từ Nguyễn Thiện, Vũ Đãi Vấn, Cao Bá Quát vẫn cứ tiếp nhận ở Hoa tiên cái mạch ngầm giải phóng ấy,cái sức sống của tình yêu ấy. Họ đã bỏ công sức để chăm sóc cho sự biểu đạt nội dung ấy được hoàn thiện và hấp dẫn hơn, say người hơn.

Sự thống trị của những quan niệm phong kiến thể hiện trong triết học, đạo đức, luân lý và văn chương... thật quả là dai dẳng cho đến cả thế kỷ XX. Nhà Nho Võ Liêm Sơn - người Can Lộc, khi hạ câu bình về Nguyễn Du: “Bạc đầu còn dịch truyện Thanh Tâm”, có lẽ vẫn là người có cùng quan niệm, cùng sự đồng cảm với học giả Ngô Đức Kế, cũng người Can Lộc, trong những phán quyết nghiêm khắc về Truyện Kiều: “Văn tuy hay mà truyện là truyện phong tình thì cái vẻ “ai, dâm, sầu, oán, đạo, dục, tăng, bi”, tám chữ ấy không tránh đằng nào cho khỏi!”.

Đó là chuyện còn diễn ra gần 200 năm sau Nguyễn Huy Tự. Một khoảng cách 200 năm tính từ ngày Nguyễn Huy Tự quyết định chọn một ca bản có nhan đề Đệ bát tài tử Hoa tiên ký của Trung Hoa, nói theo Tĩnh Tịnh Trai, là một truyện “khởi bằng gió trăng, kết bằng gió trăng, mà trong khoảng giữa, không có chỗ điểm xuyết nào thoát đám ra khỏi những chuyện gió trăng” để tạo một thế giới rạo rực say trong Hoa tiên của mình, mới thấy hành trình tinh thần của con người và mục tiêu đi tìm sự giải phóng từng phần cho tình cảm cá nhân con người, cho con người cá nhân, quả là gian nan, vất vả.

Biết vậy mới thấy một tiếng nói như tiếng nói của Hoa tiên ở giữa thế kỷ XVIII là can đảm và quý giá biết chừng nào, tiếng nói ấy khơi gợi cảm hứng nhân văn và vang vọng xuyên suốt văn mạch dân tộc.

GS. Phong Lê