Nam Trân - nhà thơ và người dịch xuất sắc “Nhật ký trong tù”

Nhật ký trong tù từ bản in đầu tiên là nhiều vạn bản, qua nhiều lần tái bản, ở nhiều nhà xuất bản trong nước và nước ngoài đã trở thành sự kiện văn học rất lớn từ những năm 1960 thế kỷ XX. Mỗi lần tái bản đều có sửa chữa, bổ sung, kể cả bổ sung tên người dịch đặt dưới ông, hoặc đặt bên cạnh ông. Nhưng phải nói công của ông là lớn nhất, không phải chỉ vì số lượng bài ông dịch là nhiều nhất (trong tất cả các lần in) mà chính vì chất lượng dịch trong bản in đầu tiên năm trí độc giả.

Là sinh viên vừa ra trường đã được phân công về Viện Văn học ngay trong những ngày đầu thành lập, tôi có cái may mắn và vinh dự được học tập và công tác với dàn cán bộ thuộc thế hệ sáng lập, gồm những tên tuổi rất sáng giá của văn chương - học thuật Việt Nam trước 1945. Đó là Đặng Thai Mai, Hoàng Ngọc Phách, Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan,Trần Thanh Mại, Cao Xuân Huy, Nam Trân... Một lớp người tôi được nghe tên, được biết, được đọc, trước khi được học, được gọi họ bằng Thầy - hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp, rồi được tiếp xúc hàng ngày với họ và gần cận họ... Vào lúc này người nhiều tuổi nhất như Hoàng Ngọc Phách, Cao Xuân Huy cũng chỉ mới ngoài 60; Đặng Thai Mai, Vũ Ngọc Phan chỉ gần vào 60; còn thì chỉ ngoài 50, thế mà sao họ lớn đến vậy trong sự ngưỡng mộ của thế hệ chúng tôi (tuổi chỉ mới ngoài 20), bởi cái khoảng cách khá xa vời trên hành trình, và trước các “thần tượng” về văn chương - học thuật.

Tôi từng được biết Nam Trân qua Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, hồi còn là sinh viên. Biết ông có tên thật là Nguyễn Học Sỹ (một cái tên gợi nghĩ kẻ sĩ, và những người có học, mang tầm học giả), mà lại có tư chất một tác giả Thơ mới - lãng mạn; điều ấy khiến tôi không tránh khỏi có chút tò mò trong lần gặp đầu tiên nơi phòng đọc của Thư viện Viện bây giờ; nơi ấy có một bàn làm việc cho ông ở vị trí Trưởng phòng (người từng là công chức bậc cao trong ngạch công chức Pháp và Nam triều, bây giờ cũng có một chức trách ở cấp Ban - Phòng của một Viện như Vũ Ngọc Phan, Trần Thanh Mại, Cao Xuân Huy). Qua Thi nhân Việt Nam, biết ông là người xứ Quảng mà lại làm thơ về Huế, với hai đặc sắc là Đẹp và Thơ. Thì đúng quá đi chứ, qua hình ảnh:

Thuyền nan đủng đỉnh sau hàng phượng

Cô gái Kim Luông yểu điệu chờ

để cùng hô ứng với khổ đầu bài Dửng dưng của Tố Hữu, kèm lời đề tặng, đúng hơn là tranh luận với tác giả Huế đẹp và thơ.

Cô gái thẫn thờ vê áo mỏng

Nghiêng nghiêng vành nón dáng chờ ai

Sau này tôi thường mang theo hình ảnh ấy mỗi khi vào Huế, tất nhiên là có trộn xen với Huế của Tố Hữu, không phải chỉ là Huế trong Dửng dưng mà còn là trong Quê mẹ - “Mây núi hiu hiu, chiều lặng lặng”, cùng với Quê mẹ trong văn xuôi Thanh Tịnh.

Một đề tài về Huế, với cảnh quan và con người xứ Huế, có lẽ Nam Trân là người góp được một nét riêng khá sớm và đặc sắc để nhận được lời khen “chưa ai bằng được Nam Trân” của Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam, với bao địa chỉ nhờ vào thơ mà gắn được vào tâm tưởng của bao người chưa từng đến Huế mà vẫn có thể hình dung về Huế, qua cô gái Kim Luông, vườn cau Nam Phổ, núi Ngự Bình, chùa Thiên Mụ, tiếng chuông Diệu Đế, cùng là mùa đông cánh đồng An Cựu...

Không khó khăn lắm trong việc phân biệt Nam Trân với hàng chục tác giả Thơ mới tiêu biểu khác được chọn trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh; trong đó những chủ tướng và những tên tuổi lớn như Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên... cho đến Tế Hanh, Nguyễn Bính, Anh Thơ..., cả trước và sau thời điểm 1945 vẫn tiếp tục tiến lui trong sự nghiệp thơ của mình; vẫn không bao giờ quên tư cách nhà thơ chuyên nghiệp của mình. Còn Nam Trân, hình như ông đã “quên” nó đi ngay sau khi Cách mạng thành công; và cũng theo thời gian thì vang bóng của “Huế đẹp và thơ” ngày càng nhạt mờ bên những hoạt động khác của ông, trong bộ máy hành chính Liên khu V thời chống Pháp, rồi trước và sau 1960, trong tư cách một người  tổ chức công việc tư liệu cho Hội Nhà văn và Viện Văn học, kèm một chuyên gia dịch thuật.

nlntv-tran-nam-1664953837.jpg

Ảnh tư liệu Internet

Trở lại thời của Thi nhân Việt Nam ta có thể chức công việc tư liệu cho Hội Nhà văn và Viện Văn học, kèm một tìm ra lời giải này. Sinh năm 1907, ông là lớp người đứng tuổi thuộc Như Khuê, Trần Tuấn Khải... Trong số 37 bài của Huế đẹp và thơ in thế hệ đàn anh, xích gần với các tên tuổi tiền bối như Đông Hồ, Đoàn lần đầu tiên, năm 1939, thì có đến 35 bài ông viết tặng bè bạn hoặc đồng nghiệp, trong đó chỉ có vài người là bạn thơ, hoặc bạn văn như Thế Lữ, Đoàn Phú Tứ, Trần Thanh Mại, hoặc các trí thức cùng thời như Phan Khôi, Đào Duy Anh, Tạ Quang Bửu... còn thì tất cả đều là những cái tên chỉ có mối thân quen riêng với tác giả. Thơ gửi tặng - đó là loại thơ mang cốt cách các nhà Nho xưa: chỉ viết cho mình hoặc cho bạn bè tri kỷ của mình; là thơ ngụ tình hoặc tức cảnh mang tính thù tạc chứ không phải cho người đọc số đông, và do thế không mang tính chuyên nghiệp. Ngỡ như Nam Trân chỉ là một người bạn ghé đến làng thơ, ghé qua vườn hoa thơ, và nhân tiện mà để lại một chùm, chứ không có chủ định ở lại vườn thơ như nhiều bè bạn khác đã chọn việc viết văn làm thơ như một nghề, với bậc tiền bối đích thực của họ là Tản Đà. Một cuộc chơi, một chuyến ghé thăm thú vị, và chỉ vậy thôi! Có thể là thế chăng, khiến cho Nam Trân không còn tiếp tục làm thơ, hoặc không còn gì để nhớ lắm về thơ trong phần sau của đời mình, khi ông tham gia kháng chiến ở Liên khu V sau 1945; và ra Bắc sau 1954, ở Hà Nội. 

Được đào tạo rất cơ bản ở Trường Quốc học Huế và Trường Bảo hộ Hà Nội, Nam Trân có cả vốn Hán học và Tây học; và với vốn liếng đó, ông đi vào con đường học thuật ở Viện Văn học một cách thuận lợi, với chức trách đầu tiên là Trưởng phòng Thư viện - Tư liệu của Viện. Một Viện nghiên cứu mới thành lập, ngoài lớp cán bộ cốt cán, khoảng trên 10 người, còn phải bắt đầu bằng việc xây dựng một Thư viện có đủ sách cho các chuyên ngành, và một hệ thống tư liệu đủ cho sự tìm tòi tra cứu, và tham khảo của cán bộ thuộc các Ban chuyên môn. Công việc đó đã có một khởi đầu tốt, theo tôi nhớ, với sự chỉ đạo của Nam Trân, và trong nỗ lực của một số tên tuổi rồi trở nên quen thuộc với giới khoa học và nghệ thuật sau này như Hồ Ngọc, Kiều Thu Hoạch, Phạm Tú Châu - Trung văn và Hán văn; Ngô Sinh Nhật, Nguyễn Khắc Toàn và bà Nguyễn Thị Ả (tức Phương Thảo, vợ nhà văn Võ Quảng) - Nga văn; và bà Thịnh (vợ kế nhà thơ Khương Hữu Dụng) chuyên lo đi mua sách ở khắp các hàng sách tư nhân và các thư viện gia đình.

Cũng ngay trong những ngày đầu thành lập Viện này đã đến với ông một sự nghiệp lớn, rồi sẽ làm rạng danh ông ở tư cách nhà dịch thuật, nhà thơ - đó là công việc dịch Ngục trung nhật ký của Hồ Chí Minh mà ông là người tổ chức và chủ trì việc dịch theo sự tin cậy của Tố Hữu, Đặng Thai Mai, Hoài Thanh. Và sau đó là chủ trì việc tuyển chọn, giới thiệu và dịch Thơ Đường (2 tập) và Thơ Tống. Cả một sự nghiệp dịch và giới thiệu văn hóa cổ phương Đông, trong đó có vài năm ông gắn bó với một công việc lớn gắn với thời kỳ đầu xây dựng Viện Văn học - đó là giảng dạy khoa Đại học Hán học đầu tiên của Viện, và cũng là của nền Dân chủ Cộng hòa. 

nlntv-nam-tran2-1664955413.jpg
Ảnh tư liêu Internet

Nhật ký trong tù từ bản in đầu tiên là nhiều vạn bản, qua nhiều lần tái bản, ở nhiều nhà xuất bản trong nước và nước ngoài đã trở thành sự kiện văn học rất lớn từ những năm 1960 thế kỷ XX. Mỗi lần tái bản đều có sửa chữa, bổ sung, kể cả bổ sung tên người dịch đặt dưới ông, hoặc đặt bên cạnh ông. Nhưng phải nói công của ông là lớn nhất, không phải chỉ vì số lượng bài ông dịch là nhiều nhất (trong tất cả các lần in) mà chính vì chất lượng dịch trong bản in đầu tiên năm trí độc giả. Ở một số bài, bàn thì cứ bàn, chung quanh một vài câu hoặc chữ, cho một sự hoàn thiện tương đối bản dịch; nhưng với mấy thế hệ đọc đầu tiên, như thế hệ chúng tôi, từ năm 1960 đến 1983 (là năm tái bản có bổ sung), rồi đến năm 1990 (là năm có bản dịch đầy đủ gồm 135 bài), thì những bản dịch của Nam Trân vẫn là có sức gắn lâu bền nhất, khó mà thay đổi được. 

Xây dựng kho sách và hệ thống tư liệu ban đầu cho một Viện nghiên cứu; thuộc trong đội ngũ những người thầy Hán học uyên thâm; góp công đầu vào việc dịch Ngục trung nhật ký... bấy nhiêu công việc trong 7 năm đầu xây dựng Viện Văn học, theo tôi đã làm nên gương mặt Nam Trân trong dàn cán bộ lão thành sáng lập Viện Văn học. Thế nhưng trong cảm nhận của tôi, ông là một người quá khiêm nhường, ít khi có mặt hoặc nói to trong đám đông, kèm một chút lặng lẽ và lủi thủi. Mất năm 1967, ở tuổi chẵn 60, khi cuộc chiến cả nước chống Mỹ ở giai đoạn quyết liệt, đám tang của ông ở Hà Nội, chúng tôi đang trong sơ tán ở Bắc Giang, ít người được về dự. Cái lý lịch ngoài Đảng, và một lịch sử có dính với quan lại Nam triều (là Tá lý Bộ Lại - tam phẩm, rồi Thị lang Bộ Lại - Chánh tam phẩm, và Án sát Bình Định), và là công chức cao của chính quyền thực dân (Tham tá Tòa Công sứ Thanh Hóa, rồi Khâm sứ Huế) khiến cho ông, cùng một số đồng nghiệp khác của ông ở Viện có phần thu mình lại. Riêng với tôi, vì xa về chuyên môn, lại không là học viên lớp Hán học, nên lúc sinh thời ít được gần ông, để hiểu và kính trọng ông, như lòng mình mong muốn. Đó là lý do, khiến cho đến bây giờ, nhân kỷ niệm 100 năm sinh, tôi mới viết được về ông; sau vài dịp để lỡ. 

GS. Phong Lê