GS. Phạm Thiều - một trí thức tiêu biểu, nhà Nho xứ Nghệ

Huyền Văn
Sinh năm 1904, quê ở Diễn Châu, Nghệ An, có thể xem Phạm Thiều là một trí thức tiêu biểu mang rất rõ cốt tính nhà Nho xứ Nghệ. Chọn bút danh Miễn Trai - gắng gìn giữ sự trong sạch, nếu cách hiểu đó là đúng thì bút hiệu ấy tôi thấy thật không ai thích hợp hơn Giáo sư Phạm Thiều, người tôi không có vinh dự được trực tiếp là trò, nhưng vẫn có sự may mắn được gần gũi với ông trong cùng cơ quan Viện Văn học từ năm 1965, là năm khai giảng lớp Đại học Hán học, đến năm 1971, là năm ông được điều động sang xây dựng Ban Hán Nôm vừa mới thành lập, tiền thân của Viện Hán Nôm hiện nay. 

Sinh năm 1904, quê ở Diễn Châu, Nghệ An, có thể xem Phạm Thiều là một trí thức tiêu biểu mang rất rõ cốt tính nhà Nho xứ Nghệ. Chọn bút danh Miễn Trai - gắng gìn giữ sự trong sạch, nếu cách hiểu đó là đúng thì bút hiệu ấy tôi thấy thật không ai thích hợp hơn Giáo sư Phạm Thiều, người tôi không có vinh dự được trực tiếp là trò, nhưng vẫn có sự may mắn được gần gũi với ông trong cùng cơ quan Viện Văn học từ năm 1965, là năm khai giảng lớp Đại học Hán học, đến năm 1971, là năm ông được điều động sang xây dựng Ban Hán Nôm vừa mới thành lập, tiền thân của Viện Hán Nôm hiện nay.

giao-su-pham-thieu-5416-1624212955-1659496323.jpg
Ảnh minh họa NXB Chính trị quốc 

Trước khi được cùng sinh hoạt với ông, tôi đã có “biết” ông qua thái độ trân trọng của Giáo sư Viện trưởng Đặng Thai Mai - người đồng hương xứ Nghệ và có thời cùng là đồng môn ở trường Quốc học Vinh và trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Phạm Thiều nổi tiếng là học giỏi, luôn luôn đứng vị trí đầu lớp. Câu chuyện đó sau này Đặng Thai Mai đã có dịp viết trong hồi ký của mình: “Anh Phạm Thiều bé như cái “định mén”, nhưng nói đến chuyện học thì không chê vào đâu được: ngày học, đêm học, nắng hè như thiêu như đốt, trời đông giá lạnh vẫn học 11, 12 giờ đêm. Ngày hè, tháng nghỉ, anh vẫn mê mết với sách vở, với những bài toán của chương trình những năm sắp tới. Đối với anh, hình như trong danh bạ của lớp học chỉ có một chỗ ngồi xứng đáng là địa vị đầu lớp”

Có thể nói ở Phạm Thiều là sự chung đúc bản chất, tính cách của một lớp học trò xứ Nghệ, vốn là cả một danh sách dài, có không ít người nổi tiếng vào những năm 1920 và 1930, để sau 1945 trở thành đội ngũ cán bộ văn hoá, khoa học cốt cán và đầu đàn của đất nước.

Một điều cũng đáng chú ý là lớp trí thức yêu nước xứ Nghệ ra đi từ nguồn Quốc học Vinh ấy gồm những Hoàng Ngọc Phách, Cao Xuân Huy, Tôn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai, Phạm Thiều, Nguyễn Xiển, Hoàng Xuân Hãn... tiếp đến là Hoài Thanh, Nguyễn Khắc Viện... số lớn đều hành hương ra Bắc, còn Phạm Thiều lại thuộc số ít vào Nam.

Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, Phạm Thiều đã được giao chức trách Giám đốc Sở Thông tin Nam Bộ, Chủ tịch Uỷ ban Hành chính Gia Định - Chợ Lớn, rồi Giám đốc Nha Giáo dục phổ thông Nam Bộ. Không kể trước đó ông đã là bậc thầy nổi tiếng về hai môn Hán văn và Việt văn của trường trung học Trương Vĩnh Ký. Trên cương vị một trí thức tên tuổi cùng lứa với Đặng Thai Mai, Ca Văn Thỉnh... tuổi 40 sung sức của Phạm Thiều đã dành cho Nam Bộ nói chung, Sài Gòn - Gia Định nói riêng. Để rồi - chẵn 30 năm sau, sau hai cuộc trường chinh của dân tộc đi đến Đại thắng mùa xuân 1975, ông lại cùng gia đình chuyển vào Sài Gòn tiếp quản những công việc mới mà ông đã có kinh nghiệm trong nhiều năm ở Hà Nội. Ở tuổi 70, sau khi rời chức trách Trưởng ban Hán Nôm của Viện Khoa học xã hội, chuyển vào Sài Gòn, ông vẫn tiếp tục công việc nghiên cứu Hán Nôm, và phụ trách Thư viện khoa học xã hội. Trong hơn mười năm cuối đời, sống và công tác ở thành phố Hồ Chí Minh, ông đã tham gia chủ trì nhiều chương trình nghiên cứu khoa học xã hội, nhiều hội thảo lớn về danh nhân văn hoá như Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông... Ông lại đang có dự định cùng học giả Ca Văn Thỉnh làm một công trình nghiên cứu về Nam Bộ và văn hoá Nam Bộ trước khi Pháp sang - rất có thể đó sẽ là công trình có đóng góp cho đề tài 300 năm Sài Gòn. Đáng tiếc là công trình này cả hai ông đều chưa thực hiện được.

Kỷ niệm còn lưu giữ được khá sâu về Giáo sư Phạm Thiều đối với chúng tôi là mấy năm ông về Viện Văn học, sau khi thôi công tác đại sứ một số nước Đông Âu, để làm thầy lớp Đại học Hán học. Gọi ông là Giáo sư là hoàn toàn đúng dẫu ông chưa hề nhận học hàm Giáo sư, bởi ông là một trí thức có kiến văn kỹ lưỡng về văn hoá phương Đông và nền văn hoá cổ dân tộc. Ông là người có phương pháp sư phạm để truyền thụ một cách rất hấp dẫn các kiến thức khó theo đúng nghĩa một người thầy. Còn hơn thế nữa, đối với lớp thanh niên Viện Văn học chúng tôi, thầy Thiều hay bác Thiều, hay cố Tư, hay Phạm Mỗ đều là hiện thân gần như trọn vẹn sự toàn tâm toàn ý với các công việc được giao mà không có chút bận tâm gì về quyền lợi, về đãi ngộ. Là người có thể gom đủ, hơn thế, là kết tinh cao các phẩm chất: cần cù, giản dị, tận tuỵ, nghiêm túc, liêm khiết, trong sạch, nhân hậu... Khó có thể chê, hoặc bàn tán gì về ông trong tất cả mọi hành vi, ứng xử của đời công và đời tư. Nét sống nổi bật của ông theo như tôi nghĩ, là tuyệt đối không làm phiền ai. Tuyệt đối không nhờ cậy, nương dựa ai. Việc chợ búa nơi cơ quan sơ tán ông tự lo. quan ông nhường hết cho lớp cán bộ nghèo. Ăn cơm tập thể ông cũng sắp hàng như mọi người. Lên xe về Hà Nội ông nhường chỗ tốt cho phụ nữ và trẻ con. Tóm lại, đó là tấm gương của sự nhường nhịn, hy sinh, đôi khi đến như khắc khổ và có phần cố chấp, khiến ai không thật hiểu ông đều có thể ít nhiều tự ái hoặc chạnh lòng. Có thể nói, Phạm Thiều - như chính bút danh Miễn Trai của ông, là một cán bộ, một đảng viên, một nhà giáo, một người nghiên cứu cực kỳ gương mẫu. Cũng chính từ sự gương mẫu đó mà có giai thoại về chuyện cố Tư tu dưỡng bản thân theo lối vận dụng hai lọ đỗ đen trắng của một môn sinh họ Khổng thời Trung Hoa cổ đại.

Người thầy dạy Hán Nôm cổ ấy lại cũng là người gắn bó rất tha thiết với thời sự chính trị và văn chương. Dường như mọi kỷ niệm trong những tháng năm hoạt động ở Nam Bộ vẫn in đậm và sống Đào Tiềm, về Nguyễn Trãi và Nguyễn Đình Chiểu vẫn viết, và viết lý do để nhà nghiên cứu Miễn Trai - chuyên gia về Âu Dương Tu và hay những tiểu luận và phê bình nhằm cổ vũ cho cuộc chiến đấu ở miền Nam, cho văn học giải phóng miền Nam, như bài viết về hồi ký Bất khuất của Nguyễn Đức Thuận, về Mỹ thì Mỹ, cóc cần! khẳng định sức sống của cuộc chiến tranh nhân dân ở miền Nam.

Chức trách Trưởng ban Ban Hán Nôm, Viện Khoa học xã hội giao cho ông quả không ai xứng đáng hơn. Nhiều dự định lớn ông đang ấp ủ: đào tạo một thế hệ trẻ tinh thông Hán Nôm, làm sách thư mục Hán Nôm và thơ bang giao đi sứ... Thế nhưng ông đã vui vẻ nhận lãnh nhiệm vụ mới để vào thành phố Hồ Chí Minh ở tuổi ngoài 70. Những gì ông đã làm cho việc tiếp quản và xây dựng cơ sở học thuật mới này cần được ghi nhận trong lịch sử hơn 20 năm của Viện Khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh. Những năm này chúng tôi quá bận bịu trong nhiều công việc mới; mặt khác, đời sống thời bao cấp ở đáy dốc lại quá lắm khó khăn, nên sau cuộc chia tay với ông bà ở căn gác nhỏ phố Hàn Thuyên, Quận Hai Bà Trưng, tôi ít có dịp được gặp ông. Mấy cuộc đi công tác phía Nam vào đầu năm 1980, không hiểu sao tôi lại không ghé thăm ông bà - đó là điều mà cho mãi đến hôm nay tôi vẫn không sao nguôi khuây ân hận. Cho đến khi đột ngột nghe tin ông mất - cuối năm 1986 - một cuộc ra đi không bình thường, mà lý do không mấy ai muốn dò hỏi cho kỹ lưỡng, tôi cùng mấy bạn bè thân thiết bỗng quá sững sờ. Và cố nhiên là buồn, buồn hơn bất cứ mọi cuộc ra đi nào khác.

Người trí thức, nhà học giả có trên nửa thế kỷ hoạt động cho sự nghiệp văn hoá, khoa học, giáo dục cách mạng là Phạm Thiều rất đáng được chúng ta nhớ đến, sau ngày ông qua đời. Suy nghĩ và mong mỏi đó ở tôi bỗng có thêm sự hỗ trợ khi được đọc trên Thế giới mới số 278, ngày 23/3/1998 bài Vài kỷ niệm khó quên với thầy yêu kính của tôi: cố Giáo sư Phạm Thiều của Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Khê. Bài viết kể lại một kỷ niệm nhỏ mà in dấu rất sâu trong cuộc đời nghề nghiệp của tác giả, sau hơn 40 năm gặp lại thầy Thiều ở Hội thảo khoa học về Nguyễn Trãi năm 1980. Ấy là một cuộc gặp gỡ cảm động giữa trò với thầy, cả hai đều thấm nhuần đạo lý “nhất tự vi sư - bán tự vi sư”. Với Phạm Thiều, ông đồ Nho và đồ Tây xứ Nghệ, chuyên gia hàng đầu về Hán Nôm, người cán bộ cách mạng gương mẫu - dường như lúc nào ông cũng giản dị và nhũn nhặn thế, đúng như trong ký ức của Giáo sư Trần Văn Khê.

GS. Phong Lê