Là hành tinh Đỏ nhưng bầu trời đêm lại có màu xanh lá cây?

Các nhà khoa học đã lần đầu tiên quan sát được bầu trời sao Hỏa phát ra ánh sáng xanh lá cây nhờ ExoMars Trace Gas Orbiter (TGO) - tàu quỹ đạo đang nghiên cứu sao Hỏa của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA).

Theo nghiên cứu, hiệu ứng này được gọi là khí huy (hay phát quang đêm hoặc phát quang ngày), là sự phát xạ mờ nhạt của ánh sáng bởi khí quyển của hành tinh và nó cũng xảy ra trên Trái đất.

Trong khi có một số đặc điểm tương tự Bắc cực quang trên Trái Đất thì hiện tượng trên do các nguyên nhân khác gây nên. Đặc biệt, phát quang đêm xảy ra khi 2 nguyên tử oxy kết hợp để hình thành một phân tử oxy. Điều này xảy ra ở độ cao khoảng 50km trên sao Hỏa.

Các nhà khoa học dự đoán về việc sao Hỏa có khí huy trong 40 năm qua nhưng mới quan sát được lần đầu tiên cách đây 1 thập kỷ bởi tàu quỹ đạo Mars Express của ESA.

Năm 2020, các nhà khoa học quan sát được hiện tượng này trong ánh sáng có thể nhìn thấy khi sử dụng TGO nhưng là trong ánh sáng ban ngày trên sao Hỏa. Hiện chúng ta đã quan sát hiện tượng này vào ban đêm nhờ TGO.

@nhanlucnhantai Là hành tinh đỏ nhưng bầu trời đem lại có màu xanh lá cây #nlntv #hanhtinhdo #khamphahanhtinh #khamphabian ♬ nhạc nền - Nhân Lực Nhân tài Việt
Nhóm PV/NLNTV