Dân tộc Lạc Việt đã phát minh sự vĩ đại đó từ hàng vạn năm trước đã được khoa học Lịch sử - Khảo cổ học xác nhận bằng hiện vật ở khắp các di chỉ khảo cổ từ vùng Quảng Tây, Trung quốc, đến nhiều vùng ở miêng Bắc Việt Nam ngày nay. Phát minh chữ Việt cổ đã làm các học giả Trung Quốc và quốc tế nhận định “Phải viết lại Văn minh Trung Hoa, chữ Hán xuất phát từ chữ Việt cổ”. Mặt khác phải thấy rằng, nền văn minh Trung Hoa phát triển lớn là còn có sự thật đóng góp đáng kể của văn minh Lạc Việt suốt mấy nghìn năm. Đã có rất nhiều thợ giỏi, thầy giỏi đủ mọi ngành nghề đã phải cống nạp cho các vương triều Trung Hoa đã được sử sách ghi rõ.
Nguyên nhân người Việt phải dùng chữ Hán là từ biến động lớn của lịch sử. Sử sách Trung Quốc ghi rõ lãnh thổ của người Việt (Bách Việt) trong đó Lạc Việt có tên nước là Việt Thường là lớn và hùng mạnh hơn cả. Lãnh thổ của Việt rất rộng lớn, từ Đông (Phúc Kiến, Quảng Đông – Trung Quốc ngày nay) sang phía Tây là vùng Quảng Tây, Vân Nam – Trung Quốc ngày nay, goi chung là toàn bộ vùng nam sông Dương Tử (Trường Giang) xuống đến Bắc và Trung Việt Nam ngày nay. Năm 218 Tr.CN, Tần Thủy Hoàng sai Hiệu úy Đồ thư thống lĩnh 50 vạn (nửa triệu) quân Tần vượt sông Dương tử (Trường Giang) đánh chiếm Bách Việt. Năm 217 Tr.CN, đại quân Tần đã chiếm được gần hết vùng đất của các tộc Ngô Việt, Điền Việt, Dạ Lang (Việt) Quỳ Việt, Mân Việt, Đông Việt, Ư Việt, … Quân Tần tiến vào Tây Âu (Việt, thuộc vùng đông bắc Quảng Tây) giết được Quận trưởng Tây Âu Việt là Dịch Hu Tống, giáp với đất của người Lạc Việt.
Sau khi chiếm đất của người Việt, “Tần Thủy Hoàng chia thiên hạ làm 36 quận, thống nhất pháp luật, cân, đo, trục xe, chữ viết cùng một lối như nhau, … Cấm không được thờ,… Nhà Tần đưa những người bị tội vào ở lẫn lộn với người Bách Việt 13 năm” (Tần Thủy Hoàng bản kỷ, Sử ký Tư Mã Thiên). Sử ký Tư Mã Thiên, Tần Thủy Hoàng bản kỷ ghi: “Chính thay lập làm Tần Vương (năm 247 Tr.CN ),… Năm thứ ba mươi ba (năm 214 Tr.CN), Thủy Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể, những người đi buôn đánh đất Lục Lương (nay là Quảng Đông, Quảng Tây và các tỉnh phía nam sông Trường Giang), lập thành Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải, cho những người đi đày đến canh giữ”. Đây là lần đầu tiên thực hiện chính sách đồng hóa chủng tộc của người Hoa Hạ, sau này gọi là Hán (Nam Việt Vương Úy Đà liệt truyện - Sử ký Tư Mã Thiên, Sách Hoài Nam tử của Hoài Nam Vương Lưu An viết năm 190 trước Công nguyên – Sách đã dẫn).
Nhà Tần đã bước đầu thực hiện chính sách nô dịch, đồng hóa cả về văn hóa, tôn giáo, chủng tộc,… lên vùng người Việt bị chiếm đóng. Chữ Việt cổ và tôn giáo Đạo Thánh Mẫu Việt bị cấm. Như vậy, từ năm 217 Tr.CN, Nhà Tần thực hiện chính sách đồng hóa tàn khốc lên người Việt trong đó bắt học và dùng chữ tượng hình Giáp cốt, Kim văn là tiền thân sau này của chữ Hán (Danh từ chỉ chữ viết được gọi từ thời Tây Hán), đồng thời chữ Hán còn được truyền bá vào xã hội Việt bởi các Nho sinh trốn nạn đốt sách, giết học trò của Lý Tư -Thừa Tướng thời Tần Thủy Hoàng đế.
Những tài liệu Khảo cổ học đã phát hiện chữ Việt cổ trên vùng đất Trung Quốc bây giờ gồm có chữ khắc trên bình gốm 12,000. năm tuổi tại Bán Pha 2 tỉnh Sơn Tây. Các chữ khắc trên yếm rùa ở di chỉ Giả Hồ tỉnh Hà Nam 9,000. năm tuổi. Một số chữ Việt cổ phát hiện rải rác ở vùng Sơn Đông. Chữ viết của dân tộc thiểu số Thủy là một nhánh của Việt tộc còn sót lại 25,0000 người hiện đang sống tại Quý Châu. Bộ sưu tập chữ Giáp cốt và chữ Kim văn là biến thái chữ Việt cổ được phát hiện ở kinh đô cũ của nhà Thương tại phía nam tỉnh Hà Nam xưa là vùng đất cổ của Bách Việt nay thuộc Trung Quốc. Hiện nay, một số các nhà Ngôn ngữ và Khảo cổ Mỹ, Châu Âu và một số Nhà nghiên cứu Việt Nam đã đọc được một phần chữ Việt cổ. Giới khoa học cổ sử Trung quốc và một số nước khác trên thế giới qua nghiên cứu về Ngôn ngữ học cho rằng chữ Giáp cốt, đồ đồng Nhà Thương và chính ngay cả Vua Nhà Thương là Thành Thang theo sự miêu tả của cổ sử Trung Quốc cũng có gốc là một người Việt cổ.