Một là Tần Hán - vai Hà Mộ Thiên trong “Kỷ độ tịch dương hồng” là biểu tượng của sự chung tình. Nhờ sự cuốn hút từ phong thái nhã nhặn và học thức đã khiến anh trở thành nam thần u sầu biểu tượng của thời bấy giờ.
Hai là Tần Tường Lâm – Lục Hữu Văn trong “Tình yêu bên hồ”. Anh đã chứng minh rằng, thành công trong diễn xuất không chỉ dựa vào nhan sắc mà còn phải điều khiển được cảm xúc của khán giả.
Ba là Kiều Ân Tuấn – Nam thần cổ trang huyền thoại. Kiều Ân Tuấn trong vai cổ trang đã khẳng định vị trí của mình trong phim Quỳnh Dao, đặc biệt qua vai diễn trong “Giọt lệ trời”. Anh là minh chứng cho việc một nam thần cổ trang không chỉ cần ngoại hình đẹp, mà còn phải đem lại tính cách độc đáo.
Bốn là Cổ Cự Cơ – vai Hà Thư Hoàn - "Tra nam" đời đầu trong làng phim Quỳnh Dao, đặc biệt qua tác phẩm “Tân dòng sông ly biệt”.
Năm là Tô Hữu Bằng - vai Ngũ A Ca trong “Hoàn Châu cách cách” - biểu tượng của thanh xuân, của mối tình đầu trong sáng trong phim Quỳnh Dao.
Sáu là Chung Trấn Đào. Trong “Áo mộng”, Chung Trấn Đào mang lại phong thái phóng khoáng và lãng tử, đem lại màu sắc thoải mái và lãng mạn cho bộ phim.
Bảy là Lâm Thụy Dương - vai Phí Vân Phàm trong “Giấc mộng phù hoa”. Vai diễn này mang đến một hình mẫu người yêu lý tưởng: trưởng thành, ổn định và lãng mạn.
Tám là Mã Cảnh Đào - “thánh gào thét” trong “Đóa hồng gai”. Mã Cảnh Đào đã mang đến những cung bậc cảm xúc mãnh liệt, khiến khán giả có thể dễ dàng đồng cảm với những giằng xé và đau đớn của nhân vật, là một nam thần không thể không kể đến trong phim Quỳnh Dao.
Chín là Tạ Tổ Vũ - Châu Thiếu Phổ trong “Cô dâu câm”. Diễn xuất của anh thể hiện sự dằn vặt và sâu sắc qua từng ánh mắt, cử chỉ. Nhờ đó, khán giả cảm nhận được những nỗi niềm và sự cam chịu của nhân vật, khiến vai diễn này để lại dấu ấn mạnh mẽ.
Cuối cùng không thể không kể đến Lý Chí Hy, Anh tạo ra một hình tượng nam chính không chỉ đẹp ngoại hình mà còn toát lên vẻ thuần khiết trong nội tâm, gây ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả.