Tư tưởng đổi mới
Ngô Tất Tố: Nhà văn hóa tiên phong của văn học hiện đại Việt Nam (Phần 2 và hết)
Sinh năm 1893 - chỉ kém tuổi Tản Đà thế mà Ngô Tất Tố đã làm được một cuộc bứt phá ngoạn mục, để đuổi kịp, và vượt lên đứng hàng đầu trào lưu hiện thực với Tắt đèn (đăng báo-1936; in sách -1939); Việc làng (đăng báo-1940; in sách 1941); Lều chõng (đăng báo-1939, in sách-1941), đúng vào lúc trào lưu hiện thực có sứ mệnh thay thế trào lưu lãng mạn, và đạt đỉnh cao của thành tựu cùng với Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng vào những năm 1936-1939; và tiếp tục giữ vững vị trí đó, cùng với Nam Cao, Tô Hoài, Mạnh Phú Tư, Nguyễn Đình Lạp vào nửa đầu những năm 40. Vậy là ông đứng cùng vị trí với thế hệ Nguyễn Công Hoan, người thua ông 10 tuổi; với Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng… ngót 20 tuổi, và Nam Cao, Tô Hoài... ngót 30 tuổi.
Ngô Tất Tố: Nhà văn hóa tiên phong của văn học hiện đại Việt Nam (Phần 1)
Ngô Tất Tố không chỉ là một nhà văn hiện thực nổi tiếng với "Tắt đèn" mà còn là một nhà văn hóa, học giả nghiên cứu sâu sắc về văn hóa dân tộc và phương Đông. Với những công trình nghiên cứu về Lão Tử, Mặc Tử và Nho giáo, ông đã góp phần quan trọng vào quá trình hiện đại hóa văn học và báo chí Việt Nam, đồng thời phản ánh sâu sắc cuộc sống và số phận người nông dân trong xã hội phong kiến.
Ngô Tất Tố với "Tắt đèn": Khúc ca đau thương của người nông dân (Phần 2 và hết)
Số phận người nông dân Việt Nam, tình cảnh cái làng quê Việt Nam, con đường đất nước và dân tộc Việt Nam đi tìm sự ấm no và thoát cảnh đói nghèo như thế nào trong một nền canh tác thô sơ, trong sự bó chặt và dồn nén nhiều tầng quan hệ gia tộc và làng xã, trong sự kìm hãm của bao nền nếp tâm lý, phong tục cổ hủ... đó là các vấn đề lưu niên của nhiều thế kỷ và vẫn còn là vấn đề của thế kỷ mới này.
Ngô Tất Tố với "Tắt đèn": Khúc ca đau thương của người nông dân (Phần 1)
Hơn 80 năm kể từ khi ra đời, Tắt đèn của Ngô Tất Tố vẫn là ánh nến soi sáng số phận người nông dân Việt Nam trong đêm dài lịch sử. Tác phẩm không chỉ phản ánh hiện thực xã hội mà còn khẳng định tài năng và tâm huyết của nhà văn với nông thôn và dân tộc.
Ngô Tất Tố – Nhà văn hóa với tầm nhìn vượt thời đại
Ngô Tất Tố (1893–1954) là một tượng đài lớn của văn chương Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Với khối lượng tác phẩm đồ sộ, ông không chỉ phản ánh sâu sắc các vấn đề xã hội đương thời mà còn góp phần định hình con đường hiện đại hóa văn học, đưa tư tưởng cách mạng và đổi mới hòa quyện vào mỗi trang viết.