Chiến dịch Điện Biên Phủ
Những anh hùng Điện Biên: Phùng Văn Khầu – huyền thoại pháo binh nơi đồi E1
Anh hùng Điện Biên Phùng Văn Khầu (1929-2021) sinh ra và lớn lên tại xã Đức Hồng, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Mồ côi cả cha mẹ từ nhỏ, ông phải đi ở đợ cho nhà giàu để kiếm sống qua ngày. Tuổi thơ cơ cực khiến Phùng Văn Khầu sớm giác ngộ, có niềm tin và khao khát được đi theo cách mạng.
Nghệ thuật tác chiến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Cách đây 70 năm, dân tộc ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã tiến hành thắng lợi chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, đặt một dấu son trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
Ngày 3/5/1954: Trung đoàn 36, Ðại đoàn 308 tiến công làm chủ cứ điểm 311B ở phía Tây Mường Thanh
Thực hiện mệnh lệnh của Bộ Chỉ huy mặt trận Ðiện Biên Phủ, ngày 3/5/1954, Trung đoàn 36, Ðại đoàn 308 tiến công làm chủ cứ điểm 311B ở phía Tây Mường Thanh.
Những chủ trương, chính sách động viên của Đảng với bộ đội (Phần 2)
Trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954, để đảm bảo thắng lợi trên mặt trận Điện Biên Phủ, Đảng đã chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động đồng bộ các chiến trường toàn quốc để hỗ trợ quân sự cho Điện Biên Phủ.
Ngày 26/4/1954: 50 máy bay địch trúng đạn và ba chiếc bị quân ta bắn hạ tại chỗ
Ngày 26/4/1954, 50 chiếc máy bay của địch trúng đạn và ba chiếc bị quân ta bắn hạ tại chỗ trên chiến trường Điện Biên Phủ.
Những chủ trương, chính sách động viên của Đảng với bộ đội (Phần 1)
Cách đây tròn 70 năm, trên cánh đồng Mường Thanh giữa núi rừng Tây Bắc, quân và dân Việt Nam đã làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tạo nên “cột mốc bằng vàng” trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc.
Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 24-4-1954, ta đập tan đợt phản công của địch
Xác lính lê dương trúng đạn nằm ngổn ngang trong những đoạn hào sũng nước. Cuộc phản kích bị đẩy lùi. Đại đoàn 308, Đại đoàn 312 đã thực hiện được việc đào hào cắt đôi đường băng. Sân bay trung tâm Mường Thanh bị ta đánh chiếm hoàn toàn.
Ngày 17/4/1954: Ba mũi chiến hào của Trung đoàn 36 vây bọc kín cứ điểm 206
Cứ điểm 206 (Huguette 1) nằm ở phía Bắc sân bay Mường Thanh, là một trong những cứ điểm quan trọng của địch; cùng với các cứ điểm 203, 204, 208, 311A, 311B hợp thành tuyến phòng ngự ngoại vi bảo vệ khu trung tâm và sân bay Mường Thanh, ngăn chặn quân ta từ phía Bắc và Tây bắc.
Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 14/4/1954, ta từng bước bóp chết “con nhím Điện Biên Phủ"
Nhìn chung, sau đợt tiến công vào các điểm cao phía Đông, chiến trường nhiều lúc gần như yên tĩnh. Cái yên tĩnh này không đáng sợ so với những tiếng cuốc đào đất bất kể đêm ngày rậm rịch xung quanh, mỗi lúc càng rõ. Tiếng cuốc chính là tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ báo tử "con nhím Điện Biên Phủ".
Ngày 13/4/1954: Bộ Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ra chỉ thị về chiến thuật đánh lấn của các đơn vị nhỏ
Ngày 13/4/1954, Bộ chỉ huy Chiến dịch ra Chi thị cho các đại đoàn về chiến thuật đánh lấn của các đơn vị nhỏ.
Dư luận quốc tế khâm phục Chiến thắng Điện Biên Phủ
Ngày 7/5/1954 đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam và thế giới với chiến thắng "lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu”.
Chiến dịch Điện Biên Phủ - bước phát triển nhảy vọt về chiến thuật của Quân đội ta
Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, mặc dù địch xây dựng hệ thống phòng ngự liên kết nhiều cứ điểm và cụm cứ điểm trên một không gian tương đối rộng, tập trung binh lực và hỏa lực mạnh, được tổ chức chỉ huy chặt chẽ, có công sự vững chắc và vật cản phức tạp, song thực hiện phương châm "đánh chắc, tiến chắc", ta có điều kiện tập trung binh hỏa lực trong từng trận đánh, chủ động lựa chọn mục tiêu, thời gian, phát huy cao độ mặt mạnh, khoét sâu điểm yếu của địch, giành thắng lợi trong từng trận, đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về chiến thuật của Quân đội ta.
Vị tướng tài ba chỉ huy trận sân bay Cát Bi thời Pháp có 1 không 2
Trận tập kích sân bay Cát Bi chỉ trước chiến dịch Điện Biên Phủ ít ngày là chiến công chói lọi của quân đội ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Chiến thắng Điện Biên Phủ - biểu tượng vĩ đại của lòng yêu nước
Chiến dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Sức mạnh đại đoàn kết trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
69 năm trước đây, từ ngày 13/3 - 7/5/1954, quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã tiến hành trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Ký ức Điện Biên
Mảnh đất Điện Biên lịch sử những ngày đầu tháng Năm này đang đón hàng nghìn lượt du khách từ khắp mọi miền Tổ quốc và du khách quốc tế ghé thăm.
Thiếu tướng Nguyễn Quang Bích và những ngày đầu xây dựng lực lượng pháo cao xạ
Thiếu tướng Nguyễn Quang Bích (1922-2010), nguyên Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân, một trong số những cán bộ đầu tiên được cử đi học về pháo cao xạ tại Trường Sĩ quan Cao xạ Thẩm Dương (Trung Quốc). Sau khi về nước, ông đã trở thành lớp cán bộ đầu tiên góp công xây dựng lực lượng Pháo cao xạ (PCX) của Quân đội nhân dân Việt Nam.