Những cách cầm tiêu chảy nhanh nhất cho người lớn

Tiêu chảy cấp là tình trạng đi ngoài liên tục, có nguy cơ dẫn đến mất nước, mất điện giải. Tham khảo những cách cầm tiêu chảy nhanh nhất tại nhà dưới đây.

Tình trạng tiêu chảy được chia thành tiêu chảy cấp và mãn tính. Trong đó tiêu chảy cấp đơn thuần là tình trạng đi ngoài nhiều lần nhưng tiêu chảy mãn tính có thể kèm theo hàng loạt triệu chứng như đau bụng âm ỉ, nóng ruột, co thắt dạ dày liên tục. Những cách cầm tiêu chảy nhanh nhất sau đây chỉ được áp dụng cho các trường hợp tiêu chảy cấp.

Những cách trị tiêu chảy tại nhà cho người lớn

Tình trạng tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, những triệu chứng chủ yếu là đau bụng, đi ngoài thường xuyên và tiêu phân lỏng. Những trường hợp tiêu chảy cấp không do virus, vi khuẩn gây ra thì có thể áp dụng những cách cầm tiêu chảy nhanh nhất tại nhà được áp dụng phổ biến, bao gồm:

1. Cách cầm tiêu chảy nhanh nhất: Uống trà hoa cúc

nlntv-tra-hoa-cuc-1688785239.jpg
Trà hoa cúc (Ảnh: Intenet)

Việc uống trà hoa cúc là một trong các cách cầm tiêu chảy nhanh nhất, an toàn và hiệu quả, đặc biệt với những tình trạng tiêu chảy do viêm đường ruột. Trà hoa cúc cũng có tác dụng chống co thắt và từ đó hỗ trợ cải thiện hội chứng ruột kích thích.

Để dùng trà hoa cúc trị tiêu chảy, bạn có thể pha theo hướng dẫn trên bao bì và nhâm nhi mỗi ngày hoặc hãm 1 muỗng cà phê hoa cúc cùng với bạc hà trong nước sôi khoảng 15 phút. Mỗi ngày uống 3 tách trà hoa cúc có thể giúp cải thiện đáng kể tình trạng tiêu chảy.

Lưu ý không dùng trà hoa cúc để trị tiêu chảy do virus hay ngộ độc thực phẩm, bởi những trường hợp này bệnh nhân cần đi ngoài để đào thải chất độc trong khi trà hoa cúc thì có tác dụng cầm tiêu chảy.

2. Uống nhiều nước

Một trong những lưu ý quan trọng khi bị tiêu chảy cấp là cần uống nhiều nước để bù lại lượng nước, điện giải cũng như khoáng chất bị mất đi.

Để đảm bảo không bị mất nước, người bệnh cần uống ít nhất 8 cốc nước (khoảng 2 lít) mỗi ngày, có thể kết hợp với các loại nước ép hoa quả, trà đường… Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng oresol để bổ sung nước và điện giải.

Lưu ý: Không dùng nước ngọt hay nước có gas để thay thế nước lọc.

3. Uống trà vỏ cam

Sử dụng trà vỏ cam là cách cầm tiêu chảy nhanh nhất được nhiều người áp dụng, có công dụng làm giảm các triệu chứng của tiêu chảy và hỗ trợ hoạt động tiêu hóa.

Cách thực hiện dùng trà vỏ cam chữa tiêu chảy như sau:

nlntv-1-dnews-files-2015-10-orange-peel-suck-up-mercury-ocean-670-jpg-1445896818771-1688785454.jpg
Trà vỏ cảm giúp cải thiện tiêu hoá và tăng hệ miễn dịch (Ảnh: Báo Sức khoẻ& Đời sống)

Cam đem rửa thật kỹ và ngâm nước muối loãng.

Sau đó gọt lấy vỏ qua, cho vào nấu với 120ml nước sôi, hãm trong vài phút.

Đến khi nước nguội thì cho thêm một ít mật ong hoặc đường.

Sử dụng nước nấu từ vỏ cam từ 2-3 lần mỗi ngày để thấy được hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý: Nên chọn các loại cam hữu cơ, cam nhà trồng để đảm bảo an toàn sức khỏe.

4. Trị tiêu chảy bằng gừng

nlntv-tong-hop-cac-cach-bao-quan-gung-tuoi-lau-cuc-don-gian-avt-1200x676-1688785894.jpg
Gừng có tác dụng cầm tiêu chảy tại nhà (Ảnh: VOV)

Theo y học cổ truyền, gừng là một trong các vị thuốc thường được dùng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa. Trong Đông y thường dùng trà gừng để làm dịu các triệu chứng nôn ói do ngộ độc hay dị ứng với thực phẩm. Ngoài ra, gừng cũng là thảo dược có công dụng cải thiện các triệu chứng tiêu chảy cấp.

Cách dùng gừng cầm tiêu chảy tại nhà như sau:

Gừng tươi bạn đem rửa sạch, nướng lên rồi cạo bỏ vỏ. Sau đó rửa lại một lần nữa cho sạch mảng cháy.

Lấy gừng tươi rửa sạch rồi cắt thành từng lát nhỏ, bỏ vào nước sôi hãm uống như trà.

Lưu ý: Người bệnh gan, sỏi mật hoặc phụ nữ đang mang thai trong tam cá nguyệt thứ ba, người có thân nhiệt cao thì không nên sử dụng cách trị tiêu chảy tại nhà này.

5. Cách cầm tiêu chảy nhanh nhất với ngải cứu

cay-ngai-cuu-bai-thuoc-nam-dieu-tri-u-xo-tu-cung-1688786196.jpg
Ngải cứu là một vị thuốc có vị đắng, tính ấm thường được chữa đau bụng do lạnh bụng (Ảnh: Thuốc hay)

Ngải cứu là một vị thuốc có vị đắng, tính ấm thường được chữa đau bụng do lạnh bụng. Việc sử dụng ngải cứu cũng là một trong những cách cầm tiêu chảy nhanh nhất được nhiều người áp dụng.

Bài thuốc cầm tiêu chảy với ngải cứu được thực hiện như sau:

Chuẩn bị khoảng 6g lá ngải cứu tươi và hoa ngải cứu khô, tán nhuyễn cùng 30g nhục đậu khấu, 15g gừng già, 10g trường bì.

Cho toàn bộ nguyên liệu vào ấm, sắc cùng với khoảng 750ml nước đến khi còn 250ml thì ngưng, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Nên sử dụng bài thuốc này trong 2-3 ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.

Lưu ý: Không nên dùng quá nhiều ngải cứu hay uống nước sắc ngải cứu thay trà. Đặc biệt là phụ nữ có thai 3 tháng đầu và người bị rối loạn đường ruột cấp tính không nên dùng ngải cứu.

6. Cách cầm tiêu chảy nhanh nhất với lá ổi

nlntv-images-1688786559.jpeg
Lá ổi có tác dụng làm se niêm mạc các tế bào ruột, giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của tiêu chảy. (Ảnh: Internet)

Trong nước lá ổi có hàm lượng berbagia rất cao. Đây là một trong các hoạt chất trị tiêu chảy cấp. Ngoài ra, trong lá ổi và búp ổi cũng chứa nhiều hợp chất tanin, có tác dụng làm se niêm mạc các tế bào ruột, giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của tiêu chảy.

Có rất nhiều cách cầm tiêu chảy với lá ổi, búp ổi. Bạn có thể nhai trực tiếp hoặc nấu nước lá ổi để uống. Dưới đây là một bài thuốc trị tiêu chảy với nước lá ổi bạn có thể tham khảo:

Chuẩn bị 20g búp ổi, 10g gừng nướng chín, 10g vỏ quýt khô.

Đem tất cả cắt nhỏ nấu với 400ml nước, đến khi còn 100ml nước thì chia làm 2 lần uống trong ngày.

Lưu ý: Không dùng lá ổi trị tiêu chảy trong các trường hợp bị tiêu chảy do dị ứng, ngộ độc thực phẩm. Không dùng nước lá ổi cho trẻ em.

7. Sữa chua

Người bị tiêu chảy cấp được khuyến cáo không nên uống sữa và dùng các chế phẩm khác từ sữa. Thế nhưng với sữa chua thì ngược lại. Sữa chua hay kefir (một loại thức uống lên men từ sữa) có chứa thành phần men vi sinh giúp phục hồi hệ vi sinh đường ruột sau tiêu chảy. Ngoài ra, men vi sinh trong sữa chua cũng giúp bổ sung lợi khuẩn, tiêu diệt các loại vi khuẩn xấu gây tiêu chảy.

Mỗi ngày bạn có thể ăn 2 bát sữa chua, kết hợp với các loại trái cây giàu chất xơ hòa tan, giúp giảm bớt lượng chất lỏng trong phân và bù điện giải đã mất.

8. Lá cây nhót dùng trị tiêu chảy

nlntv-qua-nhot-1688974077.jpg
Lá nhót tươi hay nhót khô đều có thể dùng để trị tiêu chảy tại nhà. (Ảnh: Internet)

Bạn có thể dùng lá nhót cầm tiêu chảy bằng một trong những cách sau đây:

Chuẩn bị khoảng 6 – 12g lá nhót khô, đem sắc với 400ml đến khi còn 100ml nước thì chia làm 2 lần, uống hết trong ngày.

Chuẩn bị khoảng 20 – 30g lá nhót tươi thái nhỏ, sao vàng, sắc uống với nước như trên. Để tăng hiệu quả, có thể sử dụng bột lá nhót kết hợp với đỗ trọng nam với lượng bằng nhau để uống.

9. Uống nước gạo rang

Uống nước gạo rang là một trong những cách cầm tiêu chảy cấp nhanh nhất được nhiều người áp dụng. Cách thực hiện như sau:

Chuẩn bị 10g gạo rang, 15g ngải cứu khô và 15g đường đỏ.

Cho toàn bộ nguyên liệu vào ấm, đun sôi với nước trong khoảng 5-10 phút rồi để nguội.

Chia thành 2 lần uống trong ngày để thấy hiệu quả rõ rệt hơn.

10. Lá mơ lông

nlntv-cay-mo-long-cay-mo-long-8-1688974416.jpg
Lá mơ lông công dụng kháng khuẩn, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng ở đường ruột rất tốt, đặc biệt là tiêu chảy. (Ảnh: Internet)

Theo Đông y, lá mơ lông có vị đắng, tính mát và công dụng kháng khuẩn, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng ở đường ruột rất tốt, đặc biệt là tiêu chảy. Bạn có thể áp dụng cách trị tiêu chảy tại nhà với lá mơ lông theo một trong hai cách dưới đây:

Lấy một nắm lá mơ lông, đem rửa sạch rồi thái nhỏ. Sau đó trộn cùng với một quả trứng gà, đánh đều rồi thêm một ít muối vừa ăn. Đem hỗn hợp trứng lá mơ này chưng hoặc nướng lên để ăn.

Chuẩn bị 20g lá mơ, 10g nụ sim, đem rửa sạch rồi thái nhuyễn, đun sôi với 500ml nước, đến khi còn khoảng 150 – 200ml thì tắt bếp, uống khi còn ấm.

Những lưu ý cần biết khi điều trị tiêu chảy tại nhà

Khi áp dụng những cách trị tiêu chảy tại nhà, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

Tình trạng có thể biến mất sau khi dùng những cách cầm tiêu chảy nhanh nhất kể trên. Tuy nhiên nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài, kèm theo phân đen, sốt cao hơn 24 giờ, nước tiểu sậm màu thì nên nhanh chóng đi khám.

Không nên ăn các loại thực phẩm khiến tình trạng tiêu chảy của bạn trầm trọng hơn, tiêu biểu như sữa, phô mai, cà phê, đồ uống có gas, rượu bia, đồ chiên, đồ cay, các món ngọt có nhiều đường hoặc trái cây họ cam, quýt.

Nên uống nhiều nước và bổ sung điện giải để bù nước, bù khoáng cho cơ thể khi bị tiêu chảy.

Ưu tiên các loại thức ăn thanh đạm như cháo trắng cháo bột yến mạch, ngũ cốc nấu chín, bột sắn dây. Lưu ý, cần hạn chế thêm đường hoặc muối vào món ăn.

Có rất nhiều cách cầm tiêu chảy nhanh nhất mà lại an toàn lành tính với thành phần tự nhiên. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng nên tự điều trị tiêu chảy tại nhà. Trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp trị tiêu chảy tại nhà nào, hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc dược sĩ bạn nhé!

Huyền Anh(TH)