Người tiên phong xây dựng thương hiệu y học của người Việt (Kỳ 1)

Từ nỗi trăn trở về một nền y học của người Việt và vì người Việt, Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Quốc Khánh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Phát triển nguồn lực Y dược đã sáng tạo ra Việt Y - một phương pháp chữa bệnh hữu hiệu mang đặc trưng riêng, phù hợp với dân tộc Việt Nam.

Việt Y là một phương pháp khám chữa bệnh Tứ chuẩn, rất hữu hiệu trong điều trị các bệnh mãn tính, các bệnh nan chứng, các bệnh điều trị theo hướng duy trì sinh tồn, các bệnh mà ngành Tây-Y chưa điều trị “hết bệnh”, các bệnh hậu COVID-19, các bệnh phát sinh trong thời gian “điều trị không hết bệnh”, các bệnh phát sinh từ dư lượng “thuốc bảo vệ thực vật”. . .v.v Phương pháp này kế thừa những tinh hoa của nền y học cổ truyền Việt Nam phối hợp kiến thức thực nghiệm sắc bén của y học hiện đại, đang tiến hành số hóa - tự động hóa, đang phối hợp AI chuẩn hóa từng bước nâng cao hiệu lực điều trị và phổ quát tri thức “phòng bệnh” đến cho mọi người không chỉ là người Việt.

Phương pháp này bước đầu đáp ứng đúng những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng nền y học Việt Nam theo nguyên tắc khoa học, dân tộc, đại chúng. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến con người, đến nhân dân, đến việc xây dựng một nước Việt Nam độc lập, hoà bình, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh, luôn mong muốn và phấn đấu làm sao cho đồng bào ai cũng có cơm ǎn, áo mặc, ai cũng được học hành, ốm đau có thuốc chữa bệnh; Người cho rằng nếu dân đói, rét, ốm đau, không được học hành là Đảng và Chính phủ có lỗi.

Từ tâm sinh y đạo

Là người có nhiều năm học tập, nghiên cứu Tây y tại châu Âu và Singapore, Lương y - ThS.BS Vũ Quốc Khánh chưa từng nghĩ đến việc tạo ra phương pháp Việt Y nếu như không có chuyến đi tình cờ đến TP.HCM nhiều năm về trước. 

anh-5-1728957975.jpg
Chân dung Lương y - Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Quốc Khánh

Lần ấy, khi đưa các đồng môn nghiên cứu sinh y khoa từ Singapore thăm Việt Nam, BS Khánh đã giới thiệu cho đoàn khách nhiều món ăn độc đáo có nguyên liệu từ thực vật tại các quán ăn thuộc Quận 5, TP.HCM. Sau khi thưởng thức các món ăn lạ, khách BS Khánh vừa tỏ ra bất ngờ, thích thú nhưng cũng nghi ngờ tác dụng của phương pháp thực dưỡng do người Việt sáng tạo. Họ yêu cầu Bác sĩ Khánh phải chứng minh công dụng của các cây thuốc bản địa ấy trong chế độ ăn uống của người Việt Nam.

Không lâu sau, dịp lễ Haloween, khi thấy trái bí đỏ - biểu tượng của lễ hội và cũng là món ăn thân thuộc của người Việt, BS Khánh lập tức nhớ tới các phương pháp chữa bệnh thực tiễn của người Việt từ loại quả này. Không mất nhiều thời gian tranh luận, BS Khánh đã hoàn toàn thuyết phục được các bạn đồng môn về công dụng chữa bệnh của hạt bí đỏ (còn gọi là Nam qua tử) và trái bí đỏ khi kết hợp với các vị thuốc khác thông qua hệ thống dữ liệu nghiên cứu của mình.

Ngay tại thời điểm đó, BS Khánh mới bắt đầu phân vân giữa hai con đường: Tiếp tục làm việc tại nước ngoài hay trở về Việt Nam để nghiên cứu sâu về dược thảo dược liệu Việt, kế thừa phương pháp khám chữa bệnh YHCT Việt, kết hợp với tri thức Y Học Hiện đại sẵn có để tìm ra ra phương pháp khám chữa bệnh của riêng người Việt. Ông đã không mất nhiều thời gian để đi đến quyết định dứt khoát – trở về Việt Nam.  

Hành trình tìm kiếm phương pháp Việt Y hóa ra lại không thuận lợi như ý tưởng ban đầu của BS Khánh. Từ khi về quê hương, ông đã liên tiếp phải đón nhận nhiều biến cố cá nhân mà đau đớn nhất có lẽ là trực tiếp chứng kiến người cháu mình ra đi vì căn bệnh hiểm nghèo trong sự bất lực. Nỗi buồn phiền chuyển thành sức mạnh vô tận khiến BS Khánh nhiều đêm thao thức tự vấn: Vì sao nhiều cây thuốc, nhiều phương thức chữa bệnh truyền thống của nước mình lại chưa được khai phá, phát triển? 

Ông không khỏi day dứt với câu nói người ta truyền tai nhau rằng “người Việt đang chết trên đống thuốc” cũng như sự phụ thuộc nguồn nguyên liệu ngoại nhập. Trong quá trình khám chữa bệnh hằng ngày, ông cứ trăn trở mãi về cảnh đời, số phận của biết bao người bệnh. Vì đa số họ đều có gia cảnh rất nghèo, khó có thể lo được chi phí đi lại và dịch vụ khám chữa bệnh. 

Những khó khăn liên tiếp ập đến không làm BS Khánh chùn bước mà ngược lại còn tiếp thêm sức mạnh để ông quyết tâm hoàn thành hoài bão của mình. Sau nhiều năm dày công nghiên cứu, BS Khánh cùng những người đồng hành thành lập nên Phòng Chẩn trị Y học Cổ truyền Việt Y nhằm giải bài toán về nỗi trăn trở của mình. Đồng thời, BS Khánh cũng thành lập Công ty CP Đầu tư Việt Y và giữ vị trí Tổng Giám đốc với phương châm “nhanh, tiện, hiệu quả, tiết kiệm cho người bệnh”.

anh-1-bs-1728958042.jpg
Lương y – Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Quốc Khánh (phải) đã sáng tạo ra phương pháp Việt Y để chữa bệnh cho người Việt

Để có hơn 13 năm kiên trì với Việt Y, BS Khánh và đội ngũ lương y đồng hành cùng ông phải có niềm tin, sự kiên trì đặc biệt vào phương pháp chữa bệnh của mình. Niềm tin bền bỉ ấy khó lòng có thể duy trì được nếu như không xuất phát từ tình yêu thương, đồng cảm sâu sắc với đồng bào - dân tộc Việt Nam.

Hơn 13 năm qua, nhiều bệnh nhân đã thoát khỏi các căn bệnh nan y nhờ phương pháp khám chữa bệnh Tứ chuẩn Việt Y, sản phẩm dược thảo Việt Y và sự tận tâm của đội ngũ y bác sĩ tại tại Phòng Chẩn trị Y học Cổ truyền Việt Y. Không ít bệnh nhân đã thăm, gặp, chuyển lời cảm ơn đến BS Khánh và đồng nghiệp. BS Khánh đã lưu giữ trọn vẹn nhiều dòng thư, tin nhắn và xem đó là động lực cho các dự án phát triển “Y Dược Việt” trong tương lai của mình.

anh-33-1728957976.jpg
Các sản phẩm của Công ty Dược Việt Y được đón nhận rộng rãi trên thị trường

Trong đó, có thể kể đến lời cảm ơn của bệnh nhân cũ Phạm Trung Hiếu: “Hôm nay kỷ niệm một năm không dùng thuốc Tây. Trước đó tôi đã uống thuốc do Việt Y bào chế từ cây, cỏ Việt Nam, thuốc đã cứu tôi vượt qua căn bệnh Viêm gan B (điều trị bằng thuốc Tây hơn 16 năm), chứng suy thận đến cấp độ 3B, huyết áp và nhịp tim “trên trời”. Sau quá trình điều trị tại Việt Y, qua 3 lần xét nghiệm “chính quy”, Bác sĩ cho biết viêm gan B dưới ngưỡng, Creatinine trong khung cho phép, EGFR>60… huyết áp, nhịp tim trở lại khung theo lứa tuổi. Cảm ơn Việt Y, BS Khánh, các bác sĩ, lương y và anh chị em Việt Y nhiều lắm. Không uống thuốc Tây, ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, thể dục đúng cách…là OK”.

anh-41-1728957975.jpg
Các sản phẩm của Công ty Dược Việt Y được đón nhận rộng rãi trên thị trường

BS Khánh chia sẻ, những dòng tin nhắn như của bệnh nhân Hiếu luôn mang đến năng lượng tích cực mà bất kể bác sĩ nào cũng muốn nghe từ người bệnh. Ông cho biết thêm: “Hơn 14 năm tại Việt Y, tôi đã gặp rất nhiều trường hợp tương tự như bệnh nhân Hiếu. Bản thân chúng tôi đều mong muốn ngày càng ít người bệnh đến các nơi để điều trị bệnh, vì như thế chứng tỏ dân mình khoẻ, ít bệnh là dấu hiệu đáng mừng. Tin nhắn mà các bệnh nhân gửi cho chúng tôi về những chuyển biến tích cực của bệnh tật chính là những lời động viên, những nguồn năng lượng tích cực để chúng tôi vững tin vào con đường đúng đắn mà mình đang làm”.

Lấy Tứ chuẩn làm phương pháp

Kế thừa tinh hoa y học cổ truyền phương Đông đã được cụ Hải Thượng Lãn Ông [01 “Nhà Khoa Học Y Việt Nam” đầu tiên đã được UNESCO tôn vinh] chắt lọc và tổng hợp, đồng thời ứng dụng những thành tựu trong y học hiện đại Tây phương, phương pháp khám chữa bệnh Việt Y bổ sung thêm những lý luận nghiệm chứng để xây dựng hệ thống chẩn bệnh Tứ chuẩn. Đồng thời, cùng với những phương thuốc, dược liệu kết hợp giữa thực nghiệm qua hơn 4.000 năm của y học cổ truyền và nghiên cứu hơn 400 năm của khoa học hiện đại nhằm giải quyết những nan đề của y học cổ truyền, những khoảng trống của y học hiện đại mà thường được gọi tên là nan chứng, bệnh mãn tính. 

Hệ thống khám chữa bệnh với cơ sở trước mắt là Phòng Chẩn trị Y học Cổ truyền Việt Y được xây dựng từ giữa thập niên thứ 2 của thế kỷ 21 nhằm làm nơi áp dụng chính thức phương pháp khám chữa bệnh Việt Y.

Tứ chuẩn của Việt Y bao gồm: Chuẩn I “Đo huyết áp, nhịp tim theo Bảng tiêu chuẩn huyết áp ở từng lứa tuổi do Tổ chức y tế Thế giới WHO ban hành”; Chuẩn II “Kiểm soát tiêu chuẩn kháng tế bào ung thư – kháng virus PH”; Chuẩn III “Theo dõi tiêu chuẩn nhiệt lưu ở các vị trí: Thượng tiêu (từ đầu ngực trở lên), Trung tiêu (từ núm ngực xuống rốn), Hạ tiêu (từ rốn xuống bàn chân); Chuẩn IV “Kiểm tra lưu lượng máu thẩm thấu nuôi tế bào (PI), đo ở các vị trí: Bàn tay nhằm vào Phổi (ngón cái), Tâm bào (ngón giữa), Đại tràng (ngón trỏ), Cơ tim (ngón út); Ở bàn chân như Gan (ngón cái), Dạ dày (kế ngón cái), Thận (ngón giữa), Mật (ngón áp út). Từ kết quả số hóa cụ thể có được theo phương pháp chẩn bệnh Tứ chuẩn, Bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị xứng hợp.

(Còn tiếp)

Diệp Bảo Lâm