Lý luận về Nhân Tài – Người Nổi tiếng- Danh Nhân (Phần 1)

Huyền Văn
Chúng ta đều biết nhiều, luận nhiều về sự quan yếu, cốt tử của Nhân Tài và trọng dụng Nhân Tài. Ngay từ khi xã hội loài Người có Lịch sử thành văn cũng đã bàn nhiều, trải hàng chục nghìn năm ở những nền Văn minh tối cổ như Lưỡng hà - Ân độ, sông NIN – Ai Cập, sông Hoàng Hà – Trường Giang Trung Hoa, nền Văn minh Hy – La,... Trong đó Văn minh Lạc Việt là một trong những Nền Văn minh sớm, rực rỡ đã được Lịch sử Khảo cổ học chứng minh. Văn minh Nhân Loại đã nghiên cứu, bình luận nhiều về Người Tài, về Kẻ Sĩ, về Anh Hùng, Hào Kiệt,...  Tuy nhiên cho tới nay chưa lập thành một hệ thống nghiên cứu hoàn chỉnh, một công trình khoa học lý luận có hệ thống lozic về Nhân Tài.

Vừa qua, Viện nghiên cứu Danh Nhân do Viện trưởng Giáo sư Tiến sỹ Hoàng Chí Bảo thuộc Trung ương Hội Khoa học phát triển nguồn Nhân Lực – Nhân Tài Việt Nam tổ chức Hội thảo lần thứ nhất về Nghiên cứu Nhân Tài tiến tới xây dựng hệ thống Lý luận Nhân Tài là một vấn đề lớn, hệ trọng của Quốc gia – Dân tộc. Chúng ta đã liều mình khai phá rừng rậm để mở một lối mòn đầu tiên cho xây dựng Học thuyết Nhân Tài cho nhiều năm sau kết nối - Điều chưa từng có ấy đòi hỏi sự dũng cảm trí thức, sự tập trung cao độ trí tuệ của tập thể các Nhà Khoa học trong nước và Quốc tế. Đây là một học thuyết rất cần sự kiên trì, nhẫn nại lao động khổ mình, nhọc sức của nhiều thế hệ, trong đó chúng ta có vinh hạnh là người mở đầu.

Quả thực là một vấn để rất quan trọng nên mấy nghìn năm thường bàn đến, nhưng lập thành Lý luận Khoa học thì chưa, nếu như thời nay chúng ta không thành công cũng là lẽ thường. Điều đó chỉ chứng minh là chúng ta không đủ tầm trình độ khi làm một việc quan trọng. Nhưng chúng ta cũng đã là người tập hợp và mở đầu cho sự hình thành Khoa học Lý luận về Nhân Tài. Danh nhân – Người nổi tiếng là một cách gọi Nhân Tài, như vậy có cả Thiện và Ác ở nhiều cấp độ khác nhau. Tuy nhiên danh từ Danh Nhân cần xét để sử dụng ở mức thích hợp với nhận thức tâm lý chung của Xã hội, đó là Nhân Tài Thiện ở mức Người nổi tiếng ở khu vực địa lý từ cấp một quốc gia trở lên.

Khi nói về Nhân Tài ở Việt Nam, chúng ta thường nhắc lại câu: “ Hiền Tài là Nguyên khí của Quốc gia” khắc bia Tiến sỹ năm Hồng Đức thứ 15 (1484) đặt tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám củaTiến sĩ Thân Nhân Trung, chữ Hán: 申仁忠, 1419 - 1499, tự Hậu Phủ - chữ Hán: 厚甫, ( Sách Đăng Khoa lục còn ghi ông có tên là Thân Trọng Đức sinh năm 1418 mất năm 1499), ông từng giữ các chức Đông các Đại học sĩ kiêm Tế tửu Quốc tử giám, kiêm Thượng thư bộ Lễ, Phó đô Nguyên súy Tao đàn Nhị thập bát Tú, Trưởng Hàn lâm Viện sự, Thượng thư Bộ Lại, Nhập nội Phụ chính dưới triều Vua Lê Thánh Tông ( 1460 – 1497) và Vua Lê Hiến Tông (1497 – 1504).

Xã hội loài người từ thời cổ đại đã nhận thức để trọng dụng Nhân Tài. Trong các thư tịch cổ của Việt Nam cũng đã có viết về Nhân Tài, tư liệu còn đọc được là phiên bản sách Đại Việt sử ký của Lê văn Hưu (chữ Hán: 黎文休;1230-1322). Năm Đinh Mùi (1247), ông đỗ Bảng nhãn khi mới 17 tuổi. được giữ chức Kiểm pháp quan, rồi Binh Bộ Thượng thư, Hàn Lâm Viện Học sĩ kiêm Quốc sử Viện Giám tu. Ông cũng là thầy dậy học của Thượng tướng Trần Quang Khải. Lê văn Hưu dự khoa thi đầu tiên ở nước ta có đặt ngôi Tam khôi. Nguyễn Hiền 12 tuổi đỗ Trạng nguyên, Đặng Ma La 14 tuổi đỗ Thám Hoa. Ông viết Đại Việt sử ký gồm 30 quyển dưới triều vua Trần Thánh Tông (1258 – 1278), đây là bộ Quốc sử đầu tiên của Việt Nam. Bộ sách này đến nay không còn nhưng nhờ nó mà Ngô Sĩ Liên đã dựa vào để soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư. Sự kiện những thiếu niên thi đỗ rồi được bổ ngay làm quan Đại thần dưới Triều Nhà Trần đã cho thấy sự trọng dụng Nhân Tài của Nhà Trần đến như thế nào.

Nếu như Nhân Lực là sức của Toàn Dân, thì Nhân Tài là người có năng lực nổi trội để lãnh đạo, quản lý, đứng đầu một nhà nước, một tổ chức, một nhóm cộng đồng dân cư. Một Quốc gia – Dân tộc chỉ tồn tại được khi có Nhân Lực. Hiện nay chúng ta đặt nhiệm vụ Phát triển Nhân Lực kỹ thuật, Nhân Lực kỹ thuật cao là để có một Cộng đồng Dân tộc có sức mạnh Tri thức. Tuy nhiên nếu không phát hiện, trọng dụng Nhân Tài ở nhiều cấp độ thì không thể tập hợp Tri thức Kỹ thuật thành Một sức mạnh Đoàn kết – Phát triển. Chúng ta đều biết Nhân Tài là một trong những trụ cột phát triển của Nhân loại. Không có Nhân Tài - Sức Người, Sức Của sẽ không thể trở thành Hàng hóa chất lượng cao để thành công sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa Quốc gia – Dân tộc trở thành Cường quốc.

Xin đưa ra một ý kiến để chúng ta cùng phân tích, phê bình, xây dựng:

- Nhân Tài khi có giới hạn về lịch sử, về vị trí địa lý Vùng, Miền là Người Tài trong một Cộng đồng.

- Nhân Tài đã vượt qua được giới hạn về địa lý Vùng – Miền thường là các Danh Nhân.

- Danh Nhân mà vượt được giới hạn lịch sử, thay đổi được một thời kỳ lịch sử của một Quốc gia – Dân tộc là Thiên Tài.

- Vĩ Nhân là người khởi đầu cách mạng của một Dân tộc nhưng lại tác động hệ thống tư tưởng triết học, chính trị của nhiều Quốc gia

– Dân tộc trong lịch sử Nhân loại.

Không riêng ở Việt nam, trên thế giới cho đến nay việc trọng dụng Nhân Tài chỉ dừng ở chính sách, không có Luật, vậy nên khi thời cuộc thay đổi thì chính sách trọng dụng Nhân Tài cũng thay đổi. Các quan niệm về Nhân Tài gần như một cảm tính, do đó Nước lúc thịnh, lúc suy. Cổ nhân có câu: “Minh quân, Lương tướng tao phùng dị / Tài tử, Giai Nhân tế ngộ nan”, nghĩa là:” Vua sáng, Tôi hiền (Tài) không mấy đời có / Người con trai Tài, Người con gái Đẹp khó gặp nhau” cổ ngữ này nói lên quy luật khắc nghiệt của sự trọng dụng Nhân Tài hướng Thiện.

Ngay từ khi thành lập Nhà nước Cách mạng năm 1946, Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã có chính sách trọng dụng Nhân Tài. Người đã tập trung được rất nhiều Nhân Tài dưới Cờ đỏ Sao Vàng vừa kiến quốc, vừa chống ngoại xâm giành Độc lập, Tự do cho Dân tộc – Tiêu biểu là Hội nghị Văn hóa Toàn quốc ngày 24/11/1946 trước khi cả Dân tộc Việt Nam tiến vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống Thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Trải qua rất nhiều biến cố, thăng trầm của hơn 92 năm, dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam nền Kinh tế - Xã hội nước ta từ năm 1986 đến nay đã bước vào Công cuộc Đổi Mới đạt được nhiều thành tựu làm thế giới ngạc nhiên, khâm phục.

Hội nghị Văn hoá toàn quốc ngày 24/11/ 1946 tập hợp nhân tài trí thức

Ảnh chụp tại số nhà 12 phố Lê Thái Tổ, Hà Nội vào năm 1946 gọi là Nhà Khai Trí Tiến Đức (Sau năm 1955 có tên là Câu lạc bộ Thống Nhất, năm 1982 đổi là Trung tâm Câu lạc bộ trực thuộc Bộ Văn hóa). Tại thời điểm Hội nghị Văn hóa Toàn quốc có triển lãm phục vụ Hội nghị Văn Hóa Toàn quốc do Chủ Tịch Hồ Chí Minh chủ trì.

Chú thích ảnh: Hàng đầu tiên chính giữa là Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Người đánh dấu số 1 là Nhà văn Nguyễn Đình Thi, Người số 2 là Phạm văn Đồng, Người số 3 là Nhà văn Vũ Ngọc Phan lúc đó là Chủ Tịch Ủy Ban vận động Văn hóa Toàn quốc, Người số 4 là Bác sỹ Trần Duy Hưng, Người số 5 là Cố vấn Chính Phủ Vĩnh Thụy (Bảo Đại). Ảnh hiện lưu trữ Gia đình Nhà văn Vũ Ngọc Phan.

Có một chi tiết vào năm 1965, khi Nhà văn Vũ Ngọc Phan có nói tên từng người trong ảnh thì Người đứng sát phía sau bên trái Chủ Tịch Hồ Chí Minh (Nhìn từ trong ra) là Bác sỹ Không còn nhớ tên (hình như là Trương Đình Chi ?)Một trí thức ủng hộ Việt Minh rất nhiệt thành, sau bị Việt Nam Quốc Dân Đảng của Vũ Hồng Khanh bắt cóc thủ tiêu bằng cách cho vào bao tải thả trôi sông Hồng.

nlntv-tuong-thi-hao-nguyen-du-1670038035.jpg
 

Chấp hành chỉ đạo của Đảng – Nhà nước về việc xây dựng cơ chế, chính sách phát hiện và trọng dụng Nhân Tài. Trung ương Hội Khoa học phát triển nguồn Nhân Lực – Nhân Tài Việt Nam đã dự thảo văn bản Dự Luật (Nghị định) về phát hiện và trọng dụng Nhân Tài xin ý kiến của các Nhà khoa học sau đó trình lên Lãnh đạo Đảng – Nhà nước. Đây là một dự Luật (Nghị định) mới lần đầu tiên được thực hiện trong Lịch sử nước ta với sự gửi gắm hy vọng của xã hội là Dự án Luật phát hiện và trọng dụng Nhân Tài sớm được các Bộ, các Ngành chỉnh sửa, bổ sung trình Quốc Hội thông qua hoặc sử dụng một số điểm đề xuất phù hợp để ban hành chính sách hoặc Luật, văn bản dưới Luật (Nghị định Chính Phủ) bước đầu mở đường phát hiện, trọng dụng Nhân Tài cho Đất nước.

Phát hiện, trọng dụng Nhân Tài ở mọi cấp độ, mọi lĩnh vực đều rất phức tạp, hệ trọng. Ở Việt Nam chúng ta phải dựa vào Nhân Dân có truyền thống yêu nước rất sâu sắc, ý chí tự cường, bất khuất. Lịch sử Việt Nam đã minh chứng Thời đại Hồ Chí Minh là Thời đại Huy hoàng – Hiển hách nhất vì lần đầu tiên có Chính quyền Cách Mạng từ Nhân Dân mà ra, vì Nhân Dân mà chiến đấu. Sau Khởi nghĩa Tháng Tám 1945 Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “NƯỚC TA LÀ NƯỚC DÂN CHỦ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương đều do dân cử ra.” – Hồ Chí Minh Toàn tập.

Trong bài viết “Yêu Bác lòng con trong sáng hơn - phỏng vấn nhà thơ Tố Hữu” của Bế Kiến Quốc, in trong tập sách “Tố Hữu, về tác giả và tác phẩm” - NXB Giáo dục, tháng 4-1999, tr.145-146 có ghi lại Nhà thơ – Nhà Cách mạng Tố Hữu nói: “Nhân đó mình mới hỏi Bác: “Bọn cháu ở bí mật ra, không hiểu chính quyền, xin Bác cho kinh nghiệm để về làm”. Bác nói: “Bác cũng mới làm. Bác có làm chủ tịch bao giờ!”. “Dạ, nhưng xin Bác chỉ vẽ cho. Bác cho ý kiến như ở Huế thì nên làm thế nào?”. “Ờ, cứ hỏi dân, dân ưng cái gì, không ưng cái gì. Người ta ưng cái gì thì làm, không ưng cái gì thì đừng có làm. Làm thế nào cũng hỏi dân. Cử ai làm, cũng phải hỏi dân”. Tóm lại, chính quyền theo Bác chỉ có ba câu. Sau này ta nói: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra - theo tôi có lẽ không rõ bằng ba câu của Bác. Bác là vậy”.

Tôi xin nêu lên một số ý kiến để chúng ta cùng thảo luận:

- Một là người Tài phải là người có công đáng kể cho lợi ích Cộng đồng, cho Dân tộc và phải được Cộng đồng, được đa số người trong Xã hội công nhận. Người Tài nói chung có Thiện và Ác, có Chính có Tà.Trong nghiên cứu và xây dựng lý luận,tôi cho rằng cần nghiên cứu cả hai khuynh hướng Thiện và Ác của Người Tài, đây là sự lozic phát triển, mâu thuẫn của hai mặt đối lập Âm – Dương, Sáng – Tối, Nước – Lửa cùng song hành trong Lịch sử loài Người. Ác là Bản năng dễ theo, dễ học. Thiện là Lý trí Nhân cách phải được truyền dậy từ khi trẻ mới lọt lòng – Sự dậy Thiện chính là cách dậy của Ông, Bà, Cha Mẹ sau mới đến Nhà trường. Cộng đồng. Giáo dục Nhân cách Thiện lấy Gương Mẫu là Chính yếu.

Ngạn ngữ Việt có câu: “ Dậy con tự thủa còn thơ,.../ Bé không vin cả gẫy cành, ..../ Người không học như ngọc không mài, Học khôn đến chết, học nết đến già,../ Ân sâu nghĩa nặng chớ quên,../Làm con phải giữ lấy nền phong gia,…/ Học ăn, học nói, học gói, học mở / Khi măng không uốn thì tre trổ vòng / Làm người mà được khôn ngoan. Cũng nhờ học tập mọi đường mọi hay / Rừng như biển thánh khôn dò. Nhỏ mà không học, lớn mò sao ra /Con có cha như nhà có nóc. Con có mẹ như bẹ ấp măng. / Con cái khôn ngoan vẻ vang cha mẹ. / Làm con cho đáng nên con. Trong tròn hiếu đạo, ngoài tròn giá danh./ Học là học để làm người. Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi. / Mẹ dạy thì con khéo, cha dạy thì con khôn, …”. Dân tộc Việt có hàng vạn, hàng triệu câu ca dao, tục ngữ về nuôi dậy con – Tất cả đều chú trọng giáo dục Nhân cách.

nlntv-daituong-1670037236.jpg
Đại tướng Tổng tư liệu Võ Nguyên Giáp (Ảnh: tư liệu)

Nhân cách bao gồm Lễ và Nghĩa, đó là quy luật Hưng Thịnh muôn đời. Bá Di liệt truyện viết trong Sử Ký Tư Mã thiên nói: “ Đạo Trời Đất không thân với ai, thường thân với Người Thiện”.

Tôn chỉ của Đảng Cộng sản Việt Nam “ Dân giầu, Nước mạnh, Dân chủ, Công bằng, Văn minh” là Chân lý khát vọng của Nhân loại rất gian nan để thành hiện thực. Nhưng trong gian khó thì sự gian khó nhất chính là Công bằng – mà Công bằng chính là Nhân cách. Không có đa số người có Nhân cách trong Xã hội thì không thể Công bằng. Từ cổ xưa, không có Nhân cách là một tai họa vô cùng, Kinh Dịch viết: “ Sai một hào, một ly, lầm đến nghìn dặm, cho nên nói: Tôi giết Vua, con giết Cha, không phải duyên cớ một sớm, một chiều mà ra, cái đó đã ngấm ngầm từ lâu rồi,…Vì không biết nghĩa lý, nên bị tai tiếng không sao tránh khỏi. Chỉ vì không hiểu cái thâm thúy của Lễ và Nghĩa mà đến nỗi Vua không ra Vua, Cha không ra Cha, Con không ra Con. Vua không ra Vua thì phạm tội với Lễ Nghĩa. Tôi không ra Tôi thì phải giết. Cha không ra Cha thì vô đạo. Con không ra Con thì bất hiếu.”

Người Tài trên cả hai phương diện Thiện và Ác đều có cấp độ, tạm gọi là đẳng cấp. Xin nêu một ý kiến để Hội nghị thảo luận, tôi sơ bộ tạm thời phân định có 04 thứ hạng Nhân Tài:

- Một là Vĩ Nhân: là Người có sự nghiệp làm thay đổi và khai sinh ra một thời đại, thậm chí là cả một kỷ nguyên mới về ý thức hệ kinh tế, xã hội, triết học, văn hoá,...Có nhiều dẫn chứng về những Vĩ nhân. Người gần với chúng ta nhất là Hồ Chí Minh – Người đã khai sinh ra một chế độ xã hội với triết học hoàn toàn mới ở Việt Nam.Thế giới coi Hồ Chí Minh là một trong những Vĩ Nhân cuối cùng của Thế kỷ XX có nhiều Công đức Thiện không chỉ với Việt Nam vì đã khởi đầu cho sự phá bỏ hệ thống Thực dân đã kéo dài hơn 300 năm trên toàn thế giới. Do sự nghiệp của Vĩ Nhân tác động làm thay đổi cả một Thời đại nên sự nghiệp và danh tiếng của Vĩ Nhân chỉ được một phần Thế giới kính phục, một phần khác của Thế giới lại căm ghét. Đó là quy luật cuộc đấu tranh Thiện – Ác, khi Thiện mạnh Ác yếu thì thế giới ôn hòa. Khi Ác mạnh Thiện yếu thì thế giới bạo loạn, chiến tranh. Cuộc chiến Thiện - Ác không thể chấm dứt trên Thế gian này.

- Hai là Danh Nhân: là Người mở đầu hay khai sáng – nâng cao và phát triển hơn nữa một lĩnh vực lớn trong Xã hội như Triết học,Văn học Nghệ thuật, Khoa học kỹ thuật, Kinh tế, Chính trị,...Danh Nhân trong lịch sử loài người từ Thượng cổ đến nay kể có hàng triệu người. Đặc điểm của Danh Nhân là có sự nghiệp hướng Thiện là chính, vì vậy khi Danh Nhân Thiện đã qua đời nhiều thế hệ sau vẫn sử dụng thành quả của họ,học tập họ ở nhiều mặt từ phong cách tư duy đến học thuật. Lịch sử Nhân loại thường biểu hiện sự kính trọng đối với Danh Nhân Thiện ở mọi Thời đại.

- Người có Danh Vị: là Người thường có vị trí nổi trội so với đồng nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Họ là các Nhà lãnh đạo Chính Trị, Quản lý Kinh doanh,Văn hoá Nghệ thuật, Khoa học kỹ thuật, Dịch vụ,...Tác dụng của họ có tính chất đi đầu cộng đồng. Đánh giá về công lao của Người có Danh vị làm được Thiện căn thường rất khó vì có đặc trưng hoà lẫn trong hành động Tập thể mà vì thế Người có Danh Vị dù Thiện hay Ác sau khi rời khỏi vị trí, thường ít được nhắc đến. Sự nổi tiếng có giới hạn về thời gian, thường là do thông tin đại chúng có tính Thời sự nên dễ nhớ, mau quên. Vì vậy chỉ Những Nhà lãnh đạo Chính trị có Công Đức lớn hoặc gây ra Tai họa lớn trong cả một thời kỳ phát triển của một Quốc gia – Dân tộc mới được lịch sử nhắc đến.

- Người Tài Năng: Là những người nổi trội so với những đồng nghiệp trong một giới hạn nhất định, có thể là rất ngắn rồi sau đó gần như bị lãng quên. Có thể dẫn chứng những vận động viên được huy chương vàng, học sinh, sinh viên đạt thứ hạng cao trong học tập, các ca sỹ, ... Kể cả những Tội phạm làm việc xấu, ác. Thường sự cảm nhận và đánh giá tác động hay cống hiến của những Người Tài Năng chỉ giới hạn trong một cộng đồng.

Tôi nhận rằng thực tiễn hai thứ hạng Nhân Tài đầu tiên là Vĩ Nhân và Danh Nhân được nêu trên đều không liên quan đến Học vị, bằng cấp, . . . Mà phải xét bằng Giá trị Thực tiễn họ đã cống hiến cho Dân tộc và cao hơn là cho Nhân loại.

(còn tiếp)

VŨ NGỌC PHƯƠNG - Chủ tịch Trung ương Hội Khoa học phát triển nguồn Nhân Lực – Nhân Tài Việt Nam