Về Cà Mau khử phèn U Minh Thượng

Một ngày cuối tháng 5 đỏ lửa, chúng tôi có mặt tại ấp Kinh 5, xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang. Lúc này đã là cuối mùa khô rồi, những đám mây đen vần vụ báo hiệu một mùa mưa sắp về. Đón chúng tôi tại cầu Công Sự ngoài huyện lỵ là đồng chí Danh Út Truyền, Bí thư Đoàn xã An Minh Bắc. Anh mang theo cả một chiếc xe lôi, tự tay kéo bồn nước đồng thời dẫn đường cho chúng tôi vào ấp.
u-minh-7-1655352334.jpg
Kênh 5, một trong những con kênh ô nhiễm mà người dân không thể sử dụng nước mặt cho nhu cầu sinh hoạt.

Ấp Kinh 5 có 410 hộ dân (khoảng trên 1.000 khẩu). Ấp nằm trên địa bàn xã An Minh Bắc nằm ở bìa rừng U Minh Thượng, là chiến khu cách mạng thời chống Mỹ. Toàn huyện U Minh Thượng có 6 đơn vị hành chính cấp xã thì mới chỉ có 2 xã có hệ thống xử lý nước sạch. Còn lại 4 xã, người dân sử dụng nguồn nước tự nhiên cho mọi nhu cầu cuộc sống. Nguồn nước này từ nhiều năm trở lại đây đã bị ô nhiễm phèn trầm trọng.

u-minh-8-1655352333.jpg
Bí thư xã đoàn Danh Út Truyền hỗ trợ chuyển bồn nước vào địa điểm lắp đặt.

Khoảng 19h30, chúng tôi tới trụ sở Ấp Kinh 5, địa điểm lắp máy lọc phèn. Sau khi xuống hết đồ thì đã quá 20h, toàn bộ ấp người dân đã đi ngủ. Cán bộ ấp nhờ được một hộ dân nấu giúp chúng tôi mỳ tôm. Mỗi người một bát mỳ tôm úp hai gói kèm hai quả trứng. Ăn vội bát mỳ, chúng tôi hối hả lắp máy. Muỗi rừng nhiều vô số kể, đốt xuyên qua cả quần. Không gian tiếng rừng nghe inh inh, thỉnh thoảng lại có con tắc kè cất tiếng kêu tắc kè, tắc kè. Đến 22h30 cả đoàn mới tạm nghỉ, công việc vẫn còn dở dang chờ sáng mai tiếp tục lắp đặt.

u-minh3-1655352333.jpg
Lắp đặt hệ thống lọc phèn SYL

6h30, buổi sáng trong rừng U Minh Thượng rất bình yên. Từng đàn chim thức giấc bay đi kiếm ăn. Chim, cò các loại bay rợp trời. Sau bữa sáng, chúng tôi di chuyển tới trụ sở ấp tiếp tục lắp máy. Người dân thông báo hôm nay thứ 7, cắt điện lưới. Đồng chí Danh Út Truyền lại phải cất công đi lo máy phát điện tận ngoài huyện. Mất hơn ba giờ mới có máy phát điện vận hành hệ thống lọc.

u-minh-1-1655352332.jpg
Học sinh tiểu học xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng sống trong điều kiện không có nước sạch tự nhiên.

10h30, máy phát điện vận hành bơm nước từ giếng khoan vào bồn chứa. Lúc đầu nước rất trong, tuy nhiên chỉ sau 15 phút sục khí, toàn bộ nước giếng khoan ngả vàng, nổi váng, đúng theo đặc điểm nước nhiễm phèn. 11h30, vận hành hệ thống máy lọc, chuyển nước sạch sang bồn chứa nước cho người dân chiều đến lấy. Đến 14h tiến hành lễ bàn giao, các em học sinh trường tiểu học An Minh Bắc tới dự lễ và tắm thử, ra chiều rất thích thú. Người dân vùng lân cận cũng tới lấy nước về sinh hoạt.

u-minh-2-1655352332.jpg
Các cháu thiếu nhi trên địa bàn ấp Kinh 5 vui vẻ bên dòng nước sạch.

Xử lý nước nhiễm phèn bằng công nghệ tiên tiến SYL

Phương pháp sục khí: Nước giếng khoan trong bồn chứa sẽ được hệ thống bơm sục khí. Oxy trong khí quyển sẽ dễ dàng oxy hóa sắt có trong nước phèn, mangan thì không dễ bị oxy hóa. Nhưng sử dụng hệ thống sục khí có thể cung cấp đủ oxy hòa tan vào nước để biền đổi các kim loại có trong nước phèn thành các chất rắn. Nước sau đó sẽ được chảy qua hệ thống lọc để loại bỏ các chất rắn này. Sử dụng không khí để oxy hóa các kim loại trong nước phèn là biện pháp tiết kiệm chi phí, vì không cần mua thêm hóa chất.

u-minh-4-1655352334.jpg
Lễ bàn giao hệ thống lọc phèn SYL công suất 1m3/giờ cho chính quyền địa phương.

Sử dụng vật liệu gốm lọc nước phèn: Vật liệu lọc gốm có tác dụng loại bỏ mangan, sắt, hydro sunfua khỏi nước. Đây là các thành phần chính trong nước nhiễm phèn. Vật liệu gốm là loại vật liệu mới được sử dụng trong hệ thống lọc phèn của SYL. Định kỳ hệ thống có thể tiến hành súc rủa ngược để làm sạch màng lọc.

Hệ thống lọc phèn SYL có công suất 1m3/giờ, mỗi ngày có thể cung cấp trung bình 15m3 nước sạch đạt tiêu chuẩn cho cụm dân cư, trường học, trạm y tế.

Nước sạch nâng cao chất lượng cuộc sống

Trước đây, người dân xã An Minh Bắc gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và sử dụng nguồn nước sạch. Nước ăn uống phải mua nước đóng bình 20 lít. Giá mua trung bình 18.000 – 20.000 đồng/bình. Mỗi ngày, một gia đình dùng hết một bình. Do giá cả xãng dầu tăng cao liên tục nên giá đổi nước cũng lên cao.

u-minh-5-1655352333.jpg
Trụ sở ấp Kinh 5, xã An Minh Bắc trở thành điểm cung cấp nước sạch cho người dân.

Để lấy nước sinh hoạt, mỗi hộ dân tự khoan giếng và sống chung với nguồn nước nhiễm phèn. Về mùa mưa thì có thể hứng nước mưa để sử dụng.

Khi có hệ thống lọc SYL, người dân sẽ có nguồn nước sạch chủ động, đảm bảo vệ sinh an toàn, ổn định sức khỏe, nâng cao chất lượng sống.

Hiện nay, 100% diện tích ven biển 9 tỉnh đồng bằng Tây Nam Bộ nguồn nước tự nhiên đều bị nhiễm phèn. Nguyên nhân chính nguồn nước bị nhiễm phèn là do thổ nhưỡng. Trong điều kiện biến đổi khí hậu đang diễn ra rất gay gắt, nước biển dâng cao đẩy xâm nhập mặn ăn sâu vào đất liền. Cùng với đó, mực nước ngọt từ sông Mê Kông bị suy kiệt, dẫn tới mặn nội đồng không được rửa trôi. Bên cạnh đó, tình trạng công nghiệp hóa diện rộng diễn ra như hiện nay, đất, nước bị ô nhiễm hóa chất ngày một cao. Hàm lượng các chất như amoni, asen, nitrit, chì… trong nước gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người.

u-minh-6-1655352334.jpg
Trường tiểu học An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng, đơn vị hành chính mới được thành lập năm 2007.

Công nghệ lọc phèn của SYL là công nghệ tiên tiến, chi phí vận hành rất thấp, đáp ứng đủ nhu cầu nước sạch sinh hoạt cho các vùng dân cư chưa có nước máy, các điểm trường học, trạm y tế xã. Tuy nhiên, để có thể ứng dụng rộng rãi cần có chủ trương chính sách của các cấp chính quyền, hoặc sự tham gia đồng hành của các tổ chức xã hội, các mạnh thương quân.

Trần Thành