Tìm thấy trữ lượng nước ngầm hơn 22.000 tỷ m3 dưới sa mạc, chuyên gia: Không dám khai thác

Huyền Văn
Theo các chuyên gia, trữ lượng nước dưới sa mạc Taklimakan tương đương 8 con sông Trường Giang nhưng họ lại không dám khai thác. Vì sao?
nlntv-a47366b5f2891f5ba09956fdef9f1333-1655088686.jpg

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng bên dưới sa mạc Taklimakan có hẳn một "đại dương ngầm" với lượng lưu trữ nước ngọt tương đương 8 con sông Trường Giang. Thế nhưng, sa mạc Taklimakan có nguồn nước ngọt dồi dào nhưng họ lại không dám khai thác, vì sao?

"Đại dương ngầm" dưới sa mạc

Taklimakan là một sa mạc nằm ở Trung Á, thuộc khu vực tự trị của dân tộc Duy Ngô Nhĩ, Tân Cương, Trung Quốc. Taklimakan còn được gọi là sa mạc Taklamakan hay Takla Makan và nó là sa mạc dịch chuyển lớn thứ 2 thế giới. 85% sa mạc Taklimakan là các cồn cát di động.

Taklimakan là một trong những sa mạc lớn nhất thế giới với diện tích bao phủ lên tới hàng trăm nghìn km2 của lòng chảo Tarim. Sa mạc Taklimakan còn có những cồn cát cao tới 300m.

Taklimakan có sự chênh lệch nhiệt độ vô cùng lớn, ban ngày nhiệt độ trên sa mạc có thể lên tới 50 độ còn ban đêm xuống tới âm độ.

Sa mạc Taklimakan còn được mệnh danh là "vùng đất của người chết". Sở dĩ nó có tên gọi như vậy là bởi trong tiếng của người Ngô Duy Nhĩ, "Taklamakan" có nghĩa là "nếu đặt chân đến thì không thể sống sót quay về". Vì vậy, việc phát hiện ra biển nước ngọt khổng lồ ẩn trong sa mạc này đã khiến nhiều người băn khoăn liệu có thực sự tồn tại "một thế giới ngầm" ở bên dưới hay không.

Tuy nhiên Taklimakan là một trong vùng khô hạn nhất trên thế giới, hơn nữa do sự nâng lên nhanh chóng của cao nguyên Thanh Tạng khiến cho hơi nước từ Ấn Độ Dương bị cản trở không vào được sa mạc. Nhiều yếu tố khác khiến cho sa mạc Taklimakan khô hạn quanh năm và luôn trong tình trạng thiếu mưa.

2 nhà khoa học Wang Yue và Dong Guangrun thuộc Viện nghiên cứu sa mạc Lan Châu đã cho biết lượng mưa trung bình hàng năm của sa mạc Taklimakan là dưới 40mm. Theo Terrestrial Ecoregions, lượng mưa ở trung tâm sa mạc chỉ khoảng 10mm và ở các ngọn núi xung quanh Taklimakan là 100mm. Khí hậu của Taklimakan khắc nghiệt như vậy thì lượng nước ngầm lớn như vậy được lấy từ đâu?

Lượng nước ngầm phong phú

Hiện tại, hơn 85% diện tích của sa mạc Taklimakan được bao phủ bởi các cồn cát di động. Gió thổi quanh năm và các cồn cát được hình thành theo hướng của gió. Do đó, ở sa mạc Taklimakan hầu như không có nước và dù có nước cũng sẽ bốc hơi ngay lập tức. Nhưng trên thực tế, nghiên cứu của Viện Khoa học Trung Quốc thì họ đã phát hiện thấy một lượng lớn khí carbon dioxide (CO2) biến mất xung quanh thung lũng Tarim của sa mạc. Mỗi năm Taklamakan hấp thụ tới hơn 220 tỷ kg khí CO2 (tương đương 0,0005% lượng CO2 của toàn Trái Đất). Điều này chứng tỏ, có một đại dương ngầm khổng lồ dưới Taklamakan, trữ lượng nước dự báo rất lớn.

nlntv-1655088970.jpg
Nguồn nước ngầm của sa mạc Taklimakan có thể là từ băng và tuyết tan trên các dãy núi (Ảnh Baidu)

Địa hình nơi đây không có sự phân bố đồng đều, núi non, sông ngòi, lưu vực và núi đan xen nhau. Ngoài ra, lưu vực Tarim thực chất là một thung lũng, chứa nước từ các nơi khác đổ về, chủ yếu là từ dãy Thiên Sơn và Côn Lôn. Sau khi băng và tuyết trên các ngọn núi tan ra, tất cả đều tụ lại ở các vùng trũng thấp, một phần nguồn nước này đã thấm xuống lòng đất, tạo thành các hồ nước ngầm.

Nhờ các thiết bị phân tích, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng Taklimakan rất giàu nước ngầm, dưới sa mạc có diện tích 270.000km² này có dung tích nước ngầm lên tới 22.8000 tỷ m3 nước ngọt. Đây quả là một tin tốt cho các nhà khoa học. Với nguồn nước dồi dào như vậy, môi trường sa mạc sẽ được cải thiện, cây cối sẽ được trồng trên sa mạc, thậm chí trong tương lai, nơi này sẽ biến thành ốc đảo. Nhưng các nhà khoa học cho biết ý tưởng này dù hay vẫn rất khó để thực hiện.

Không thể khai thác

Có 3 nguyên nhân khiến cho các nhà khoa học không thể khai thác nước ngầm bên dưới sa mạc Taklimakan:

Thứ nhất, vấn đề chính của việc khai thác nước ngầm ở sa mạc Taklimakan là tình trạng bốc hơi quá nghiêm trọng. Do khí hậu quá khô hạn, vùng hoang mạc nhận được rất ít lượng mưa. Dù có mưa thì sa mạc Taklimakan cũng không thể giữ nước vì lượng bốc hơi nhanh gấp 34 so với lượng mưa trung bìh. Nhiệt độ mùa hè ở Taklimakan luôn ở mức 40-50 độ nên thảm thực vật khó phát triển. Nhiệt độ luôn cao như vậy sẽ khiến cho nước bốc hơi nhanh và trở nên khó giữ được.

nlntv-02c1593a4eb8946c954d589f835b7200-1655088803.jpg
Sa mạc Taklimakan nổi tiếng là một nơi dễ đi khó về (Ảnh Baidu)

Thứ hai, sa mạc Taklimakan là một sa mạc di động với cấu trúc bề mặt rất lỏng lẻo. Việc cố chấp khai thác nước ngầm có thể khiến cho bề mặt sa mạc bị sụp đổ. Việc này gây ra tổn hại cho hệ sinh thái của sa mạc Taklimakan.

Thứ ba, công nghệ hiện tại của chúng ta chưa thể khai thác được nguồn nước ngầm trên sa mạc. Sự phân bố nước trong sa mạc không đồng đều, nó cũng giống như các ốc đảo trong sa mạc là phân bố khắp nơi và có kích thước khác nhau. Do đó, để khai thác được chúng ta cần một công nghệ vô cùng phát triển mới có thể đáp ứng được những khó khăn gặp phải ở sa mạc Taklimakan. Hơn nữa, trải qua bao nhiêu năm, lượng vi khuẩn trong nước ngầm bên dưới sa mạc Taklimakan chắc chắn rất lớn, để đưa vào sử dụng thì các nhà khoa học sẽ phải tiến hành nhiều khâu phân tích và chắt lọc nữa.

* Bài viết được tổng hợp từ trang tin Sohu