‘Hành tinh cổ tích’ bề ngoài lung linh, hóa ra cực kỳ khắc nghiệt

Hành tinh WASP-17b nằm cách Trái Đất 1.300 năm ánh sáng, được phát hiện lần đầu vào năm 2009. Nhưng nhờ kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới, đến nay bí mật về bầu khí quyển của hành tinh này mới được tiết lộ.

Là một hành tinh khổng lồ trong chòm sao Thiên Yết, WASP-17b là một trong những ngoại hành tinh lớn nhất và phồng to nhất từng được phát hiện. WASP-17b có thể tích hơn gấp 7 lần nhưng khối lượng chỉ một nửa Sao Mộc.

Mới đây, phát hiện của nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi TS David Grant từ Đại học Bristol, Anh cho biết trên ‘biển mây’ của WASP-17b có một thứ bí ẩn, là những dạng nhỏ li ti như hạt sương mù lang thang trong mây.

Nhờ thiết bị MIRI của James Webb, các nhà khoa học nhận ra đó là tinh thể thạch anh, khiến các đám mây của hành tinh lấp lánh như trong chuyện cổ tích.

Thạch anh ở WASP-17b cũng không bị cuốn lên từ đá, mà sinh ra và tồn tại trong bầu khí quyển, cho thấy hành tinh này thật ra cực kỳ khắc nghiệt.

Nhiệt độ lên tới 1.500 độ C của bầu khí quyển đã khiến thạch anh có thể hình thành chỉ với áp suất khoảng 1% áp suất trên bề mặt địa cầu.

@nhanlucnhantai ‘Hành tinh cổ tích’ bề ngoài lung linh, hóa ra cực kỳ khắc nghiệt #nlntv #hanhtinhcotich #hanhtinhkhacnghiet #khamphavutru #vutru ♬ nhạc nền - Nhân Lực Nhân tài Việt
Nhóm PV/NLNTV