Phát hiện sự sống ngoài hành tinh ẩn mình dưới đáy biển sâu?

Mới đây, cuộc nghiên cứu phối hợp giữa nhiều cơ sở học thuật tại Mỹ, với sự hỗ trợ của Chương trình Sinh vật học của NASA, đã xác định một loại protein mới đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định cấu trúc của trầm tích.

Theo nhóm nghiên cứu, Protein đó thuộc về các vi khuẩn biển sâu có khả năng mã hóa các gien khác với bất kỳ gien nào từng được biết đến ở sinh vật trên bề mặt địa cầu.

Trên Trái đất, các trầm tích rắn gọi là methane clathrate hình thành khi các sinh vật trong nước biển chuyển đổi các vật liệu hữu cơ - như tàn tích của sinh vật hữu cơ - thành khí methane dưới dạng bị ‘nhốt trong lồng’.

Kho chứa này dần đầy khí methane. Các loại vi sinh vật bắt đầu ăn khí methane đó và tác động để kho chứa màu trắng ấy tồn tại bất chấp áp suất cực đoan của đáy biển.

Nghiên cứu mới cho thấy một loại protein gọi là ‘protein liên kết với clathrate của vi khuẩn’ (CbpAS) ảnh hưởng đến sự phát triển của methane clathrate bằng cách tương tác với cấu trúc của nó.

@nhanlucnhantai Phát hiện sự sống ngoài hành tinh ẩn mình dưới biển sâu #nlntv #khampha #khamphadaiduong #khamphadaiduongsau #biensau #khamphakhoahoc #khoahoc #susongngoaihanhtinh #ngoaihanhtinh ♬ nhạc nền - Nhân Lực Nhân tài Việt
Nhóm PV/NLNTV