Đối với doanh nghiệp kinh doanh, phát triển bền vững có nghĩa là áp dụng các chiến lược và hoạt động kinh doanh đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và các bên liên quan hiện tại như khách hàng, người lao động... đồng thời bảo vệ, duy trì và tăng cường nguồn nhân lực cùng tài nguyên thiên nhiên sẽ cần trong tương lai.
Ngoài những tiêu chí đánh giá tính bền vững của Doanh nghiệp hiện tại chúng ta cần xác định và hiểu rõ thêm tiêu chí Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) cũng là một tiêu chí vô cùng quan trọng hiện nay liên quan đến tính bền vững của doanh nghiệp trong thời đại 4.0
ESG là gì và tại sao nó lại quan trọng đối với doanh nghiệp?
Chữ “ESG” là viết tắt của “Môi trường, Xã hội và Quản trị” và trong mỗi danh mục chi tiết bao gồm một bộ tiêu chuẩn và mục tiêu mà một tổ chức phải đáp ứng và tuân thủ.
ESG gần đây đã trở thành một chủ đề hàng đầu mà các nhà quản trị thế giới đang đề cập đến để xây dựng thành các tiêu chí phát triển bền vững của doanh nghiệp. Các báo cáo tiết lộ rằng 87% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp mong đợi sự gia tăng đầu tư vào tính bền vững cho các tổ chức của họ trong những năm tới. Các nhóm liên quan chính tạo ra sự thay đổi này là khách hàng, tuy nhiên các nhà đầu tư cũng không kém phần xa với nhu cầu và văn hóa mua sắm của khách hàng trong tương lai. Theo báo cáo mới nhất 1 thì hơn 500 tỷ USD đã được chuyển vào các quỹ tích hợp ESG vào năm 2021, góp phần làm tăng 55% tài sản được quản lý trong các sản phẩm tích hợp ESG. Tăng trưởng đầu tư ESG dự kiến sẽ tiếp tục kéo dài đến năm 2022 và hơn thế nữa.
Do đó, vai trò của ESG là then chốt trong tương lai của các doanh nghiệp của chúng ta. Đó chính xác là những gì nền kinh tế của chúng ta cần để giúp giảm thiểu các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu và bảo vệ các quyền cơ bản của con người.
Sơ đồ minh họa ESG giúp doanh nghiệp hiểu các tiêu chí liên quan như thế nào đến tính bền vững của công ty ESG đưa ra một bộ nguyên tắc hướng dẫn giúp các doanh nghiệp đưa ra các quyết định có ý thức về môi trường và xã hội. Ba hạng mục ESG – cụ thể là môi trường, xã hội và quản trị – tương ứng với ba trụ cột của mô hình kinh doanh bền vững – đó là trụ cột môi trường, trụ cột xã hội và trụ cột kinh tế. Tuy nhiên, ESG bổ sung vào mô hình kinh doanh bền vững bằng cách chỉ định các tiêu chuẩn cần đáp ứng theo từng danh mục. Nói cách khác, hãy nghĩ về ESG như một mô hình định hướng hành động cho sự bền vững của công ty.
Yếu tố môi trường
Các yếu tố mơi trường đề cập đến các tác động của môi trường và thực tiễn quản lý rủi ro của một tổ chức, các yếu tố này bao gồm khí thải nhà kính trực tiếp và gián tiếp, quản lý đối với tài nguyên thiên nhiên và khả năng phục hồi tổng thể của các doanh nghiệp trước các rủi ro khí hậu tự nhiên (biến đổi khí hậu, lũ lụt, hỏa hoạn)
Các tiêu chí môi trường đề cập đến tác động của doanh nghiệp đối với thế giới tự nhiên của chúng ta. Điều này bao gồm các biện pháp nhằm giảm lượng khí thải carbon của một thực thể, quản lý hiệu quả chất thải, ngăn ngừa ô nhiễm và bảo tồn tài nguyên.
Đáp ứng các yêu cầu của tiêu chí ESG có nghĩa là tiết lộ tác động của doanh nghiệp đối với môi trường. Việc tiết lộ này có thể ở dạng báo cáo bền vững và từ chứng nhận doanh nghiệp xanh. Cả hai đều yêu cầu đo lường, theo dõi và ghi lại dấu vết môi trường của một thực thể, đồng thời chứng minh cho các bên liên quan chính rằng doanh nghiệp đang thực hiện trách nhiệm với môi trường một cách nghiêm túc.
Theo báo cáo Chỉ số kinh doanh bền vững năm 2022 3 cho thấy 66% người tiêu dùng Hoa Kỳ và 80% thanh niên Hoa Kỳ được khảo sát - những người từ 18-34 tuổi - sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm thân thiện với môi trường so với các lựa chọn kém bền vững hơn của đối thủ cạnh tranh.
Tuy nhiên, điều thú vị nhất về nghiên cứu này là trong số những người được khảo sát, 78% cho biết họ không biết cách xác định các công ty có sản phẩm thân thiện với môi trường. Như một biện pháp phản tác dụng, 68% sử dụng chứng nhận của bên thứ ba để xác nhận thông tin xác thực về tính bền vững của công ty hoặc sản phẩm. Do đó, một doanh nghiệp chỉ đơn giản làm theo hướng dẫn của ESG là chưa đủ nếu thương hiệu đó muốn gặt hái toàn bộ lợi ích từ sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Một tổ chức cũng cần có cách thể hiện minh bạch hoạt động môi trường của mình với thế giới. Đạt được chứng nhận doanh nghiệp xanh của bên thứ ba là phương pháp hiệu quả nhất để thực hiện việc này.
Ngoài ra, theo Báo cáo Rủi ro Toàn cầu năm 2022 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, những rủi ro hàng đầu mà nền kinh tế của chúng ta phải đối mặt là thất bại trong các hành động về khí hậu, thời tiết khắc nghiệt và mất đa dạng sinh học. Với suy nghĩ này, các nhà đầu tư muốn bỏ tiền của họ vào các tổ chức kinh doanh có chiến lược mạnh mẽ để loại bỏ những rủi ro này. Các bên liên quan chính – nhà đầu tư, người cho vay và cơ quan chính phủ – sẽ xem xét hiệu suất, điểm số và xếp hạng ESG của công ty để đánh giá mức độ rủi ro của công ty, điều này sẽ tiết kiệm tiền cho tổ chức trong thời gian dài và hoạt động kinh doanh sẽ ít bị ảnh hưởng bởi các sự kiện thời tiết khắc nghiệt.
Yếu tố xã hội
Trụ cột của yếu tố xã hội là đề cập đến mối quan hệ của một tổ chức với các bên liên quan và dấu hiệu nổi bật của ESG là cách các kỳ vọng về tác động xã hội đã mở rộng ra bên ngoài các bức tường của công ty và đến các đối tác trong chuỗi cung ứng, đặc biệt là những đối tác ở các nền kinh tế đang phát triển nơi các tiêu chuẩn về môi trường và lao động có thể kém hiệu quả hơn.
Các tiêu chí xã hội xem xét cách một doanh nghiệp tham gia với các cộng đồng nơi tổ chức hoạt động và cách tổ chức đối xử với lực lượng lao động của mình. Các tiêu chí bao gồm tránh lao động giá rẻ ở nước ngoài và lao động trẻ em, thực thi các biện pháp an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc, hỗ trợ quyền LGBTQ+, ngăn chặn hành vi sai trái tình dục, chăm sóc sức khỏe của nhân viên và điều hành chuỗi cung ứng có đạo đức.
Doanh nghiệp cần có các chính sách hòa nhập và đa dạng tại nơi làm việc công bằng và xây dựng thương hiệu trong cách đối xử với nhà cung cấp, khách hàng và cộng đồng xung quanh
Các doanh nghiệp hiện đại hoạt động trong một thế giới có các quy định xã hội chặt chẽ và một thế giới tạo ra lực lượng lao động đa dạng và bình đẳng đồng thời củng cố quyền con người cũng như sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc. Các quy định này thắt chặt như một phương pháp quản lý rủi ro để ngăn ngừa các thảm họa phá sản doanh nghiệp. Bỏ qua trách nhiệm xã hội với thái độ trắng trợn khiến doanh nghiệp dễ bị tổn thương trước một cuộc khủng hoảng quan hệ công chúng thảm khốc đe dọa cuộc sống và phúc lợi của con người. Như vậy, đầu tư có trách nhiệm xã hội đã thu hút sự quan tâm của các nhóm liên quan này và xu hướng này tiếp tục phát triển. Chẳng hạn, vào đầu năm 2020, tài sản do Hoa Kỳ quản lý tham gia vào các chiến lược đầu tư ESG đã tăng 42% so với đầu năm 2018, đạt 17,1 nghìn tỷ USD.2
Ngoài ra, theo chỉ số chi tiêu có ý thức của người tiêu dùng năm 2018, 59% người dân đã mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ các công ty mà họ cho là có trách nhiệm với xã hội. Ủng hộ những việc thực hiện này, 76% người tiêu dùng cho biết họ sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để đảm bảo sản phẩm có nguồn gốc hoặc được sản xuất hợp pháp. Do đó, người tiêu dùng đang đặt câu hỏi về đạo đức kinh doanh hơn bao giờ hết về các doanh nghiệp rằng họ có làm công việc tình nguyện không? Có quyên góp bất kỳ khoản lợi nhuận nào của mình để giúp đỡ cộng đồng, người yếu thế trong xã hội không? Nhân viên có cảm thấy an toàn về thể chất và tinh thần tại nơi làm việc không? Mọi người muốn biết rằng doanh nghiệp không lợi dụng mọi người để phục vụ cho lợi ích kinh doanh của mìn?.
Yếu tố quản trị
Các tiêu chí quản trị bao gồm các chính sách, quy trình và thực tiễn tạo ra các quy tắc ra quyết định chỉ đạo và kiểm soát một doanh nghiệp. Các tiêu chí ESG của quản trị liên quan đến lãnh đạo, kiểm toán, trả lương cho giám đốc điều hành, quyền của cổ đông và kiểm soát nội bộ.
Hạng mục quản trị cũng xem xét liệu một doanh nghiệp có sắp xếp lại các cuộc họp bầu cử hội đồng quản trị hay không, có một ban giám đốc đa dạng hay không, có minh bạch về các quyết định kế toán và chịu trách nhiệm trước các cổ đông hay không. Doanh nghiệp có theo đuổi sự toàn vẹn và đa dạng không? Quản trị doanh nghiệp tốt đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, đồng thời có thể ngăn chặn các vụ bê bối, gian lận và các vấn đề liên quan đến trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp. Một công ty được điều hành hiệu quả phải dựa trên cấu trúc và văn hóa doanh nghiệp, dựa trên các nguyên tắc quản trị tốt sẽ ngăn ngừa các thảm họa lớn có thể xảy ra cho doanh nghiệp
Quản trị doanh nghiệp tốt cũng đã được chứng minh là có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức của các bên liên quan về trách nhiệm xã hội và môi trường của doanh nghiệp và do đó thương hiệu luôn được chào đón, hoan nghênh từ đối tác, khách hàng và nhà cung cấp. Điều này tạo ra một loạt các lợi thế cạnh tranh, đáp ứng sự hài lòng của khách hàng cũng tăng lên dẫn đến các đánh giá tác động của quản trị doanh nghiệp đối với các khuyến nghị của khách hàng sẽ tạo ra mối quan hệ rất chặt chẽ giữa quản trị doanh nghiệp và chất lượng quan hệ khách hàng luôn được do lường bằng niềm tin và sự cam kết giữa doanh nghiệp và khách hàng của mình./.
(1) https://greenbusinessbureau.com/esg
(2) https://corporatefinanceinstitute.com/resources
(3) https://www.sustainability.com/thinking/2022-sustainability-trends-report