Vì sao ‘cha đẻ’ của bom nguyên tử phản đối chính vũ khí mình tạo ra?

Dù tạo ra vũ khí ‘cần thiết’ kết thúc chiến tranh, phá hủy hoàn toàn hai thành phố, mở ra kỷ nguyên mới, Oppenheimer đã phản đối phổ biến hạt nhân trong suốt phần đời còn lại.

Nhà khoa học Julius Robert Oppenheimer (1904 - 1967) là người đứng đầu dự án Manhattan - dự án nghiên cứu và chế tạo bom nguyên tử của Mỹ năm 1942.

Chào đời ở thành phố New York năm 1904, Oppenheimer là con trai của một người nhập cư Đức gốc Do Thái trở nên giàu có nhờ buôn vải vóc nhập khẩu. Ông tốt nghiệp loại xuất sắc Đại học Harvard chỉ sau 3 năm, sau đó nghiên cứu vật lý lý thuyết ở cả Đại học Cambridge, Anh và Đại học Göttingen, Đức, nơi ông lấy bằng tiến sĩ ở tuổi 23.

Sau khi Mỹ gia nhập quân Đồng minh năm 1941, Oppenheimer được mời tham gia dự án tuyệt mật Manhattan nhằm phát triển vũ khí hạt nhân. Năm 1942, quân đội Mỹ bổ nhiệm Oppenheimer làm người đứng đầu phòng thí nghiệm bí mật thử nghiệm bom.

Ngày 16/7/1945, Oppenheimer và cộng sự tập trung tại bãi thử nghiệm Trinity ở phía nam Los Alamos cho vụ nổ hạt nhân đầu tiên trên thế giới. Thử nghiệm tiến hành bí mật đã thành công.

Ngày 6/8 và 9/8/1945, Mỹ lần lượt thả hai quả bom mà Oppenheimer tham gia phát triển xuống Hiroshima và Nagasaki. Ít nhất 110.000 người bị thiệt mạng trong các vụ nổ xóa sổ cả hai thành phố này.

Vài tuần sau vụ thả bom, Oppenheimer viết một lá thư cho Bộ trưởng Bộ Chiến tranh để cảnh báo về bom nguyên tử. Ông cho rằng bản thân đã trở thành "kẻ hủy diệt" thế giới với sáng chế vũ khí nguy hiểm.

Oppenheimer dành phần lớn cuộc đời để kêu gọi ngăn chặn vũ khí hạt nhân. Ông không bao giờ quay lại làm việc cho chính phủ, thay vào đó ông thành lập Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Thế giới, tham gia giảng dạy khoa học cho tới khi qua đời năm 1967.

@nhanlucnhantai Vì sao 'cha đẻ' của bom nguyên tử phản đối chính vũ khí mình tạo ra #nlntv #bomnguyentu #boomnguyentu #vukhi #vukhiquansu #vukhihatnhan #vukhinguyentu ♬ nhạc nền - Nhân Lực Nhân tài Việt
Nhóm PV/NLNTV