Trung tướng Vũ Xuân Vinh với “sách đỏ” đánh máy bay B-52

Lương Đàm
Trung tướng Vũ Xuân Vinh, nguyên Phó tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không - Không quân, là người phụ trách, cùng Tổ nghiên cứu cách đánh máy bay B-52, đã hoàn thành tập tài liệu "Cách đánh máy bay B-52", góp phần làm nên Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" tháng 12-1972 lịch sử.

Trung tướng Vũ Xuân Vinh (1923-2012), quê quán: Xã Trực Chính, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Ông tốt nghiệp Trường Bưởi (nay là Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội) năm 1944. Tháng 5-1945, ông tham gia hoạt động phong trào sinh viên và thanh niên cứu quốc, bị phát xít Nhật bắt giam từ tháng 5 đến tháng 8-1945. Sau khi thoát khỏi nhà tù phát xít, ông trở về địa phương tham gia giành chính quyền, là Chủ tịch Ủy ban Hành chính (nay là UBND) xã Trực Chính, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Tháng 3-1946, ông được cử đi học tại Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn (nay là Trường Sĩ quan Lục quân 1). Trong quân đội, ông trải qua nhiều cương vị chỉ huy các cấp, nguyên Phó tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không - Không quân, nguyên Cục trưởng Cục Liên lạc đối ngoại (nay là Cục Đối ngoại), Bộ Quốc phòng. Ông là một trong những người tham gia nghiên cứu và xây dựng nên tập tài liệu “Cách đánh máy bay B-52”, mà cán bộ, chiến sĩ Binh chủng Tên lửa bấy giờ gọi là “cuốn sách đỏ”, hay “cẩm nang bìa đỏ”.

vinh-1638671283.jpg
Trung tướng Vũ Xuân Vinh

Tháng 4-1972, khi Không quân Mỹ đưa máy bay B-52 ra đánh phá Quảng Bình, Vinh, Thanh Hóa, Hải Phòng... nhiều đơn vị tên lửa của ta vào miền Trung nghiên cứu, phục kích, nhưng chưa bắn rơi chiếc máy bay B-52 nào. Thậm chí ở Hải Phòng, tên lửa ta bắn hàng chục quả tên lửa mà không hạ được B-52, khiến nhiều người lo lắng. Phó chính ủy Nguyễn Xuân Mậu nói với Phó tham mưu trưởng Vũ Xuân Vinh: “Ông xem tên lửa, "tên tre" của ông giăng khắp bầu trời mà không bắn rơi chiếc B-52 nào cả”. Nghe Phó chính ủy nói xong, Phó tham mưu trưởng Vũ Xuân Vinh bình tĩnh bảo: Báo cáo anh, địch có thủ đoạn mới, chúng ta phải cùng nhau nghiên cứu khắc phục, nhất định sẽ bắn rơi máy bay B-52 của Mỹ.Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu, nguyên Phó chính ủy Quân chủng Phòng không-Không quân, người có nhiều năm công tác cùng Trung tướng Vũ Xuân Vinh, cùng trực chỉ huy trong những ngày máy bay B-52 của Mỹ ném bom hủy diệt Hà Nội, Hải Phòng Tháng 12-1972, nhớ lại: Tôi còn nhớ rõ ngày anh Vũ Xuân Vinh về nhận công tác ở Quân chủng Phòng không-Không quân. Lúc ấy tôi là Phó chính ủy Quân chủng, tôi nhận giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng của anh Vinh và giới thiệu anh về sinh hoạt ở chi bộ Đảng phòng tác chiến thuộc Đảng bộ Bộ Tham mưu Quân chủng. Tôi biết anh Vinh khi còn là Phó tham mưu trưởng Binh chủng Tên lửa. Anh là người chịu khó nghiên cứu, tìm tòi về tính năng kỹ thuật, chiến thuật của tên lửa; nghiên cứu cách đánh, phương thức tác chiến của tên lửa để đạt kết quả và hiệu suất chiến đấu cao. Vốn là cán bộ được đào tạo ở Liên Xô về chuyên môn tên lửa pháo binh, khi chuyển sang công tác nghiên cứu, quản lý và chỉ đạo ngành thuộc lĩnh vực tên lửa phòng không, anh Vinh là người chịu khó học hỏi, cầu tiến bộ, nên nhanh chóng nắm bắt thuần thục lĩnh vực chuyên môn mới. Khi về công tác ở quân chủng với chức vụ Phó tham mưu trưởng phụ trách tác chiến tên lửa, anh Vinh là người có trình độ chuyên môn, tính tình điềm tĩnh, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao.

Thế rồi Phó tham mưu trưởng Vũ Xuân Vinh được Bộ tư lệnh Quân chủng giao nhiệm vụ thành lập và phụ trách Tổ nghiên cứu cách đánh máy bay B-52 và huấn luyện tên lửa phòng không. Nhiệm vụ rất khẩn trương. Tổ nghiên cứu gồm các đồng chí: Vũ Xuân Vinh, Lê Tư (cán bộ Phòng Quân báo); Lê Thanh Cảnh, Trần Xuân Khuyến (cán bộ Phòng Tác chiến), Chu Thái và Vũ Lai Trường (cán bộ Phòng Nghiên cứu khoa học quân sự), Nguyễn Sinh Huy cùng một số đồng chí ở cơ quan Bộ Tham mưu quân chủng, nhà trường, các đơn vị trực thuộc quân chủng và Viện Kỹ thuật quân sự Bộ Quốc phòng... bắt tay vào công việc. Tổ công tác còn tranh thủ ý kiến của các chuyên gia Liên Xô và các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng. Tổ công tác đi xuống các trung đoàn tên lửa ở Quân khu 4 để nghiên cứu như ở Trung đoàn tên lửa 238, 263... Tổ nghiên cứu còn tiếp cận các tài liệu của Bộ, của chuyên gia Liên Xô, tài liệu thu được của địch và lời khai của các phi công Mỹ mà ta bắt được. Tập hợp những dữ liệu ấy, Tổ nghiên cứu biên soạn thành tập tài liệu “Cách đánh B-52”, dày 30 trang, in rô-nê-ô. Cuốn tài liệu đóng bìa đỏ, nên gọi là “cuốn sách đỏ”, “cẩm nang bìa đỏ”.

bia-sach-do-1638671283.jpg
Bìa tài liệu "Cách đánh B-52"

Khi cuốn tài liệu viết xong, Phó tham mưu trưởng Vũ Xuân Vinh đưa cho Phó chính ủy Nguyễn Xuân Mậu xem để đóng góp ý kiến. Phó chính ủy Nguyễn Xuân Mậu có tham gia về vấn đề bồi dưỡng kỹ thuật, chiến thuật cho cán bộ tiểu đoàn, các kíp chiến đấu; giáo dục, rèn luyện bản lĩnh, ý chí chiến đấu, dám đánh, quyết đánh và đánh thắng. Phó chính ủy Mậu nói với Phó tham mưu trưởng Vinh dựa theo ý của Lê-nin: Thắng lợi phụ thuộc vào trạng thái tinh thần của người lính trực tiếp cầm súng chiến đấu, nên tài liệu huấn luyện cần phải có phần công tác chính trị tư tưởng, làm cho bộ đội dám nhìn thẳng vào nhiễu, không lo sợ, tìm cách vạch nhiễu tìm thù, đương đầu với B-52 của địch. Ý kiến của Phó chính ủy được Phó tham mưu trưởng Vinh và Tổ nghiên cứu tiếp thu hoàn chỉnh. Tập tài liệu khi đưa ra Thường vụ Đảng ủy Quân chủng và Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân xem xét và thông qua. Đến hội nghị quân chính của Quân chủng thông qua phương án tác chiến đánh B-52, tập tài liệu tiếp tục được bổ sung, thông qua chính thức, được in ấn nhân bản gửi xuống tận các tiểu đoàn tên lửa để nghiên cứu, học tập và vận dụng. Ngày 22-11-1972, hai Tiểu đoàn 43 và 44 của Trung đoàn 262 đã bắn rơi tại chỗ máy bay B-52, rơi ở biên giới Lào-Thái Lan. Kết quả áp dụng thực tế thành công, Bộ tư lệnh Quân chủng giao đồng chí Vũ Xuân Vinh phụ trách đoàn cán bộ đến huấn luyện bổ sung cho các đơn vị tên lửa bảo vệ Hà Nội. Như thế, cuốn tài liệu “Cách đánh B-52” có giá trị khoa học, thực tiễn, thể hiện tính dân chủ, sáng tạo, trí tuệ tập thể, song có sự góp phần không nhỏ của Trung tướng Vũ Xuân Vinh cho tập tài liệu này.

Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu kể tiếp: Ngày 18-12-1972, tôi cùng trực ở Sở chỉ huy Quân chủng với anh Nguyễn Quang Bích, Phó tư lệnh Quân chủng và anh Vũ Xuân Vinh. Đêm mở đầu chiến dịch tập kích bằng không quân chiến lược, Mỹ cho B-52 vào đánh phá các sân bay Hòa Lạc, Nội Bài và nhiều vị trí khác. Lúc đầu, 6 tiểu đoàn tên lửa của ta đều phóng đạn, tiêu thụ 20 quả tên lửa nhưng không bắn rơi tại chỗ máy bay B-52. Các đồng chí trong Bộ tư lệnh điện động viên bộ đội bình tĩnh. Đồng chí Vũ Xuân Vinh đề nghị Tư lệnh và Chính ủy Quân chủng cho bộ đội tiếp tục mở máy, bắt sóng, bình tĩnh, dũng cảm, vận dụng những kỹ năng đã được huấn luyện chắc chắn bắn rơi tại chỗ máy bay B-52. Đúng như vậy, lúc 20 giờ 13 phút ngày 18-12-1972 và rạng sáng 19-12-1972, Bộ đội Tên lửa đã bắn rơi tại chỗ 2 chiếc trong tổng số 3 chiếc máy bay B-52 bị bắn rơi.Khi cuốn tài liệu viết xong, Phó tham mưu trưởng Vũ Xuân Vinh đưa cho Phó chính ủy Nguyễn Xuân Mậu xem để đóng góp ý kiến. Phó chính ủy Nguyễn Xuân Mậu có tham gia về vấn đề bồi dưỡng kỹ thuật, chiến thuật cho cán bộ tiểu đoàn, các kíp chiến đấu; giáo dục, rèn luyện bản lĩnh, ý chí chiến đấu, dám đánh, quyết đánh và đánh thắng.

Phó chính ủy Mậu nói với Phó tham mưu trưởng Vinh dựa theo ý của Lê-nin: Thắng lợi phụ thuộc vào trạng thái tinh thần của người lính trực tiếp cầm súng chiến đấu, nên tài liệu huấn luyện cần phải có phần công tác chính trị tư tưởng, làm cho bộ đội dám nhìn thẳng vào nhiễu, không lo sợ, tìm cách vạch nhiễu tìm thù, đương đầu với B-52 của địch. Ý kiến của Phó chính ủy được Phó tham mưu trưởng Vinh và Tổ nghiên cứu tiếp thu hoàn chỉnh. Tập tài liệu khi đưa ra Thường vụ Đảng ủy Quân chủng và Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân xem xét và thông qua. Đến hội nghị quân chính của Quân chủng thông qua phương án tác chiến đánh B-52, tập tài liệu tiếp tục được bổ sung, thông qua chính thức, được in ấn nhân bản gửi xuống tận các tiểu đoàn tên lửa để nghiên cứu, học tập và vận dụng. Ngày 22-11-1972, hai Tiểu đoàn 43 và 44 của Trung đoàn 262 đã bắn rơi tại chỗ máy bay B-52, rơi ở biên giới Lào-Thái Lan. Kết quả áp dụng thực tế thành công, Bộ tư lệnh Quân chủng giao đồng chí Vũ Xuân Vinh phụ trách đoàn cán bộ đến huấn luyện bổ sung cho các đơn vị tên lửa bảo vệ Hà Nội. Như thế, cuốn tài liệu “Cách đánh B-52” có giá trị khoa học, thực tiễn, thể hiện tính dân chủ, sáng tạo, trí tuệ tập thể, song có sự góp phần không nhỏ của Trung tướng Vũ Xuân Vinh cho tập tài liệu này.

Trung tướng Vũ Xuân Vinh là người dễ gần, sống chân thành, trách nhiệm với công việc. Ông là người có chính kiến, đưa ra nhiều ý kiến xác đáng giúp Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân chỉ đạo và xử lý tình huống chiến đấu kịp thời. Ông là con người làm việc có tính khoa học, chu đáo, tỉ mỉ, điều đó thể hiện trong việc nghiên cứu biên soạn tài liệu “Cách đánh B-52”. Nhờ có “cuốn sách đỏ”, Bộ đội Tên lửa đã học tập, đúc rút kinh nghiệm, nâng cao trình độ, kỹ năng chiến đấu, góp phần làm nên chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên phủ trên không” tháng 12-1972, buộc Mỹ phải ngồi lại bàn đàm phán và ký vào bản Hiệp định Paris vào ngày 27-1-1973.