Tái hiện lễ tế đàn Xã Tắc triều Nguyễn

Rạng sáng 10/3, chính quyền TP Huế tổ chức lễ tế đàn Xã Tắc - một trong những nghi lễ quan trọng của triều Nguyễn xưa nhằm cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.
img-20250310-104900-1741659008.jpg
 

5h30, lễ tế được tổ chức ở phường Thuận Hòa, quận Phú Xuân. Theo sử sách, đàn Xã Tắc nằm trong kinh thành Huế, được xây vào tháng 4/1806 dưới thời vua Gia Long để tế cúng thần đất (xã) và thần ngũ cốc (tắc). Lúc xây đàn, triều đình huy động dinh trấn cả nước cống nạp đất sạch. Năm 2008, lễ tế đàn Xã Tắc được Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế phục hồi.

img-20250310-104903-1741659031.jpg
 

Bàn thờ đặt giữa sân đàn Xã Tắc với ba bàn thượng, trung, hạ đầy đủ hoa quả, hương trầm. Người tham gia lễ tế đều mặc áo dài, khăn đóng.

img-20250310-104925-1741659049.jpg
 

Lãnh đạo TP Huế chủ trì lễ tế với các nghi thức như quán tẩy (rửa tay tẩy trần), lễ thượng hương (dâng hương), lễ nghinh trần (rước thần đến dự), lễ hiến tước (dâng rượu).tế Xã Tắc là nghi lễ cung đình triều Nguyễn, được tổ chức để nhằm cầu thiên hạ thái bình, quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và nhân dân ấm no. Đồng thời, lễ tế Xã Tắc còn thể hiện khát vọng hòa hợp và chung sống với thiên nhiên. Lễ tế đề cao những giá trị nhân văn, phù hợp với đạo lý của dân tộc Việt Nam. Lễ tế Xã Tắc không chỉ làm sống lại nét văn hóa truyền thống, mà còn làm giàu kho tàng di sản văn hóa Huế.

img-20250310-104925-1741659049.jpg
 

Theo nghi thức của triều Nguyễn, đội nhã nhạc cung đình Huế tham gia tấu các bản nhạc đại lễ.

img-20250310-104853-1741659085.jpg
 

Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế chuẩn bị lễ vật tế đàn gồm trâu, dê và heo. Hương án trong lễ tế đàn Xã Tắc được bày trí theo nghi thức của triều Nguyễn xưa với hương trầm, đèn, lộng.

img-20250311-091146-1741659161.jpg
 

Từ sau khi triều Nguyễn cáo chung vào năm 1945 cho đến năm 2007, lễ tế này đã không còn xuất hiện, nhưng với sự chung tay của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cùng một số cơ quan ban ngành quản lý về văn hóa và của cộng đồng, lễ tế Xã Tắc đã được phục hồi vào năm 2008 và từ đó duy trì qua các năm. Từ khi được phục hồi cho đến nay, lễ tế Xã Tắc luôn được quan tâm, chú trọng và tổ chức đều đặn, chính nhờ vậy đã bảo tồn và phát huy được những giá trị của lễ tế Xã Tắc.

img-20250311-091148-1741659141.jpg
 

 Lễ tế Xã Tắc hiện nay được thực hiện trang nghiêm với đầy đủ các nghi thức truyền thống, bao gồm: quán tẩy (rửa tay rửa trần); lễ thượng hương (dâng hương); lễ nghinh thần (rước thần đến dự); lễ hiến tước (dâng rượu) lễ truyền chúc (đọc chúc văn); lễ tống thần (đưa tiễn thần) và lễ tư chúc bạch soạn (đốt chúc văn, ngọc lụa, bài vị). Sau lễ tế, nhân dân và du khách có thể thắp hương cầu nguyện.

Đối với Huế, ngoài việc xây dựng hình ảnh thành phố lễ hội - thành phố Festival, lễ tế Xã Tắc được tổ chức thường niên ở Huế là dịp để giới thiệu và quảng bá các lễ nghi, các biểu hiện văn hóa cung đình Nguyễn đến đông đảo người dân và du khách. Sâu xa hơn, lễ tế này còn thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, ngưỡng vọng công đức của tiền nhân, tiên tổ.

 

H.P